VIỆT NAM: TIẾNG QUỐC NGỮ NGÀY NAY

Tiếng Việt của chúng ta ngày nay là một trong những ngôn ngữ trẻ nhất trên thế giới, chỉ có khoảng hơn 200 năm mà thôi, và được kết hợp bởi âm của tiếng Quảng Đông và mẫu tự của tiếng Pháp, vì vậy mà tiếng Việt của chúng ta có dấu, chớ không giống như những ngôn ngữ của các quốc gia lân cận.

Lúc dân nước Việt di cư từ vùng Nam Trung hoa xuống đến đồng bằng Bắc bộ thì người Việt thời đó đã có tiếng nói riêng. Mặc dầu chúng ta ngày nay có thể gọi tiếng Việt ngày đó là tiếng Hán, nhưng Trung hoa có nhiều dân tộc và mỗi dân tộc có một loại ngôn ngữ riêng. Khi một triều đại mới được thành lập thì các vị vua thường dùng tiếng địa phương của họ làm ngôn ngữ chính trong cả nước. Chỉ khi triều đại nhà Hán bắt đầu thì tiếng Hán mới trở thành ngôn ngữ chính thức (official language) của Trung Hoa cho đến ngày nay (mặc dầu đã có thay đổi nhiều theo các triều đại, với việc thu nhập thêm một số từ ngữ từ các địa phương).

Khi người dân nước Việt (cùng một quê hương với Việt vương Câu Tiễn) đến tại vùng đồng bằng Bắc bộ thì lúc bấy giờ thổ dân địa phương cũng có tiếng nói riêng của họ. Sau nhiều ngàn năm sống lẫn lộn với nhau thì cả hai thứ tiếng được kết hợp vì nhu cầu buôn bán, giao tiếp nên trở thành ngôn ngữ đặc trưng của vùng đất Giao Chỉ.

Dưới sự đô hộ hơn một ngàn năm của người Trung hoa thì dân Giao Chỉ sử dụng tiếng Hán trong giấy tờ và giáo dục, nhưng trong việc tiếp xúc hằng ngày giữa dân địa phương với nhau thì vẫn giữ tiếng nói riêng của họ. Khi xứ Giao Chỉ thoát khỏi ách thống trị của Trung hoa thì các vị vua Việt Nam đầu tiên đổi tên nước là Đại Việt (ý muốn nói đến việc kết hợp giữa di dân nước Việt của Trung hoa và dân địa phương tại vùng đồng bằng Bắc bộ thời xa xưa – chữ Đại ngoài nghĩa là rộng lớn, còn có nghĩa là bao gồm) nhưng trong văn từ của nhà nước thì vẫn giữ tiếng Hán. Mãi cho đến thời kỳ của Hồ Quí Ly và kế đó là vua Tây Sơn Nguyễn Huệ thì mới có ý định bỏ hẳn tiếng Hán mà dùng tiếng Việt để làm ngôn ngữ chính thức và giới học giả thời đó gọi là tiếng Nôm.

Đến triều đại nhà Nguyễn thì mặc dầu tiếng Việt đã có nhưng vẫn mượn mẫu tự Tàu để viết văn bản. Hình thức nầy không làm cho dân chúng thỏa mãn vì họ có ý muốn được độc lập hoàn toàn khỏi nền văn hóa Trung hoa. Đến khi người Pháp đến Việt Nam thì các tu sĩ Công giáo và các học giả Việt Nam đã ngồi lại để hoàn chỉnh tiếng Việt bằng cách mượn âm của tiếng Quảng Đông, là vùng đất sát biên giới Việt Nam và có sự giao thông thương mại thường xuyên suốt mấy ngàn năm, với mẫu tự của tiếng Pháp để dễ cho dân chúng học tập. Từ đó tiếng Việt ngày nay được hình thành. (Chúng ta biết là dân Việt Nam ngày xưa thường không biết đọc, biết viết, chỉ có giới quý tộc, con cái các gia đình giàu có và tu sĩ Phật giáo biết mà thôi, nên trong các vương triều của Việt Nam vẫn thường sử dụng các nhà sư để làm thư ký).

Không riêng lịch sữ Việt Nam mà lịch sử của tất cả các quốc gia trên thế giới đều cho thấy rằng ngôn ngữ được hình thành vì nhu cầu giao tiếp của dân địa phương, và các học giả ngôn ngữ chỉ làm công việc là tổng hợp, sắp xếp lại các từ ngữ trong dân chúng cho có thứ tự để dễ truyền đạt cho thế hệ sau. Đó là công tác chính thức và chủ yếu của các học giả về ngôn ngữ, chớ không phải là phát minh hoặc cải tiến một ngôn ngữ cũ thành mới như việc làm của Bùi Hiền tại Việt Nam.

Có lẽ vì không có sự hiểu biết đầy đủ về lịch sử của ngôn ngữ nên những người như Bùi Hiền mới nghĩ đến việc cải tiến hoặc phát minh ngôn ngữ mới. Tiếng nói là nhu cầu của con người (vì vậy điều đó mới đứng đầu trong bảng Nhân quyền) và ngôn ngữ là sự thống nhất trong tiếng nói của một cộng đồng cư dân, chớ không phải là sự phát minh hoặc cải tiến của một vài người.

Để minh chứng cho điều mà chúng tôi đang trình bày tại đây thì có vài thí dụ điển hình như sau:

Âm của tiếng Quảng Đông /Tiếng Việt (dùng mẫu tự của Pháp có sửa đổi)

Si phụ /Sư phụ (nghĩa là thầy)
Kiu /Kêu (nghĩa là gọi)
Lầu /Lầu (cùng một âm, một nghĩa)
A má /Má (cùng một âm, một nghĩa)
Thẩy /Thấy (nghĩa là nhìn, xem, thấy)

Vì vậy ngôn ngữ không phải là sự phát minh, tự cải tiến bởi cá nhân giống như trong trường hợp của Bùi Hiền đưa ra, mà là sự kết hợp thống nhất tiếng nói địa phương theo thời gian và thói quen của mọi người.

Người nghiên cứu ngôn ngữ cần phải biết hai mục tiêu chính yếu của tiếng nói: Thứ nhất, là để giao tiếp, truyền đạt, và thứ hai là để cho người khác hiểu điều mình muốn nói.

Khi mục tiêu thứ nhất là giao tiếp thì ngôn ngữ là tiếng nói chung của nhiều người, nhưng Bùi Hiền, mặc dầu được gọi là giáo sư ngôn ngữ, dường như lại không nhớ điều nầy, nên mới tự suy nghĩ, tìm tòi một mình (gọi là tự nghiệm) để đưa ra một kiểu ngôn ngữ mới mà từ trước đến nay không có ai sử dụng.

Khi mục tiêu thứ hai là để giúp cho người khác hiểu điều mình đang nói, thì Bùi Hiền lại đưa ra lý do rằng ngôn ngữ mới sẽ giúp giảm giấy mực, thời gian. Hai điều đó chẳng liên quan gì đến ngôn ngữ cả. Nếu cần để người khác hiểu mình thì đôi khi chúng ta phải dùng nhiều thời gian để trình bày, giải thích, nhiều giấy mực để ý tứ được đầy đủ. Còn nếu vì cớ để giảm giấy mực, thời gian mà người tiếp xúc chẳng hiểu gì hết thì loại ngôn ngữ như vậy chẳng mang lại lợi ích gì, chỉ phản tác dụng mà thôi.

Vả lại, chúng ta có thể thấy rằng văn nói và văn viết khác nhau. Khi nói thì chúng ta nói theo thói quen, thành ra đôi khi nói tắt (gom chữ hoặc dùng tiếng lóng), nhưng khi viết thì không thể dùng một cách như vậy. Chúng tôi xin đưa ra một thí dụ đơn giản như thế nầy:

Trong văn nói thì nhiều khi chúng ta hay dùng câu nói sau đây: Nói đại đi.

Nhưng khi viết, nhất là trong sách vở, văn chương thì chúng ta phải viết rằng: Anh (tức là có đại danh từ) cứ nói thẳng ra đi. Ấy là vì trong văn viết chúng ta phải dùng nhiều từ hơn để đúng với văn phạm, ngữ pháp và thanh lịch hơn.

Như vậy, khi Bùi Hiền nói rằng cải tiến ngôn ngữ Việt Nam để tiết kiệm giấy mực và thời gian thì quan điểm ấy vô lý biết chừng nào. Trách nhiệm của các nhà ngôn ngữ học là cố gắng làm phong phú, dồi dào hơn cho tiếng nói của dân tộc, chớ có đâu lại tìm cách làm cho ngôn ngữ quốc gia rút ngắn lại, tối nghĩa và vô dụng như thế?

(còn tiếp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *