VIỆT NAM: KHUYNH HƯỚNG VÔ TRÁCH NHIỆM VÀ ĐỔ THỪA NGƯỜI KHÁC
Theo các mạng thông tin của Internet thì khi chuyến bay của hãng hàng không VietJet Air chở các cầu thủ U-23 của Việt Nam về nước sau trận túc cầu chung kết tại Trung quốc thì đã có sự việc các nữ người mẫu mặc bikini chúc mừng các tuyển thủ trẻ ngay tại trên máy bay. Sau đó đã có rất nhiều lời phản ảnh và trách móc từ phía người dân trong nước về hành động lố lăng khả ố đó.
Nhưng khi các phương tiện truyền thông trong nước công bố lời xin lỗi của Ban giám đốc công ty VietJet Air thì có một điều đáng chú ý là dường như họ đổ thừa phần lỗi cho các người mẫu và nói đến trách nhiệm một cách chung chung, không hề có danh tánh bất cứ một người nào. Cách xin lỗi như vậy còn tệ hơn là lời phỉ báng toàn thể công chúng, vì nghĩ rằng nhân dân trong nước có lẽ mù quáng hết nên không còn biết phân biệt đâu là lời xin lỗi chân thành về hành động thiếu thuần phong mỹ tục trên phi cơ và lời xin lỗi bâng lơ, làm cho có lệ.
Theo luật hàng không quốc tế thì trách nhiệm trực tiếp và tổng quát sau khi phi cơ cất cánh là thuộc về người phi công trưởng. Vì sinh mạnh của tất cả các hành khách đều lệ thuộc vào khả năng điều khiển máy bay của người phi công nên anh đương nhiên là chịu trách nhiệm toàn bộ mọi việc xãy ra bên trong chuyến bay ấy. Nhưng sau hành động thiếu thuần phong mỹ tục xãy ra thì không hề có một lời xin lỗi nào từ phía người phi công trưởng của chuyến bay đó. Ngay cả Ban giám đốc công ty VietJet Air cũng không hề nhắc đến tên người phi công ấy. Chẳng lẽ họ thành lập một công ty vận chuyển hàng không mà không hề biết một chút gì về luật hàng không quốc tế? Hoặc giả vì khuynh hướng thiếu trách nhiệm mà họ chi xin lỗi quâng quơ cho xong chuyện rồi thôi?
Trách nhiệm kế đến là của người trưởng đoàn túc cầu U-23. Anh ta phải biết rằng đội bóng toàn là cầu thủ trẻ thì những hành động thiếu thuần phong mỹ tục như vậy không nên để xãy ra. Tiếp sau người phi công trưởng thì anh chính là người chịu trách nhiệm trực tiếp. Tại sao trên chuyến máy bay không hề có sự phản đối nào của anh để sự việc như vậy đừng xãy ra? Khi đã xãy ra rồi thì sự chịu trách nhiệm và lời xin lỗi đối với các gia đình của các cầu thủ trẻ ở đâu mà không thấy đề cập đến?
Tệ hại nhất là việc Ban giám dốc VietJet Air dường như muốn đổ thừa phần lỗi cho các người mẫu, khi họ dùng chữ SỰ VIỆC XÃY RA NGOÀI Ý MUỐN để trốn tránh trách nhiệm. Nếu không có sự đồng ý của công ty thì làm sau các người mẫu ấy lên được máy bay? Làm sao có sự trùng hợp ngẫu nhiên đến nỗi có đến hàng chục người mẫu cùng đi chung một chuyến máy bay với các cầu thủ đội tuyển? Phải có sự sắp xếp trước thì điều đó mới xãy ra. Mà nếu đã có sắp xếp trước thì tại sao Ban giám đốc không biết? Đó là chuyến bay của các tuyển thủ mà cả nước đang đón đợi, chẳng lẽ Ban giám đốc chẳng biết gì hết? Nếu đã biết có sự sắp xếp trước mà đến khi sự việc bị quần chúng trách móc, lại đổ thừa cho các người mẫu thì hành động đó quả là hèn nhát và đáng khinh bỉ. Họ lại chỉ xin lỗi chung chung một cách bâng quơ mà không hề có một ai đứng ra nhận trách nhiệm trực tiếp thì thái độ đó thật đáng hổ thẹn. Nếu tất cả những người lãnh đạo tại Việt Nam có cách hành xử như vậy, tức là có khuynh hướng vô trách nhiệm và đổ thừa kẻ khác, thì hy vọng gì Việt Nam có ngày thật sự được xem là đáng tôn trọng trên bình diện thế giới?
Mặc dầu sau đó có tin là VietJet Air sẽ bị xử phạt nặng về vụ việc đã xãy ra, nhưng vẫn không hề có một thông báo rõ ràng cho quần chúng rằng xử nặng là thế nào? Ở mức độ nào và ai là người trực tiếp chịu trách nhiệm? Ngay cả khi đề cập đến luật pháp và hình phạt thì khuynh hướng vô trách nhiệm tại Việt Nam vẫn lộ ra một cách rõ ràng.