TÌNH TRẠNG CHỐNG ÐỐI GIỮA NHÂN DÂN VÀ CHÍNH PHỦ HOA-KỲ

Ðạo luật được phép mang vũ khó lộ liễu (open carry law) đã chính thức được áp dụng vào ngày 1 tháng Giêng vừa qua tại tiểu bang Texas và không gây bất cứ sự rối loạn nào trên đường phố như nhiều người dự đoán. Những người từng chống đối đạo luật nầy đã lập luận rằng việc cho phép người dân mang súng ống không cần che dấu trong sinh hoạt bình thường sẽ làm cho quần chúng hoảng sợ và tạo nên rối loạn nơi thị tứ. Nhưng từ ngày đạo luật trên chính thức được áp dụng thì trong cả tiểu bang Texas chưa có rắc rối nào xãy ra và người dân cũng đối diện với vấn đề ấy một cách thản nhiên, không có chút e dè nào. Tháng Giêng vừa qua mức độ người mua sắm vũ khí đã đạt kỷ lục mới trong nội địa Hoa-kỳ. Với nguy cơ khủng bố Hồi giáo sẽ hoạt động mạnh trong thời gian tới khi Obama dự định nhập cư thêm vài trăm ngàn di dân Trung đông, người dân Hoa-kỳ quyết định tự vũ trang để bảo vệ họ và hiện nay xu hướng chống đối chính quyền ngày càng lộ rõ trong vòng các công dân da trắng.

Sau gần tám năm cầm quyền với hết sự dối trá nầy đến sự lừa đảo khác, nhất là âm mưu muốn Hồi giáo hóa Hoa-kỳ, Obama đã tạo nên sự giận dữ trong phần nhiều người dân Mỹ, nhất là cộng đồng người da trắng. Hiện nay các báo chí bán chính thức trong nước đã đăng rất nhiều bài viết kêu gọi sự nổi dậy của toàn dân để chống chính quyền vốn càng ngày càng tham nhũng và xa rời với quần chúng. Trước đây theo truyền thống nổi dậy trong lịch sữ thế giới thì người ta chuộng bạo lực và vũ trang để lật đổ chính quyền. Nhưng sau nầy đã có thêm một xu hướng nữa là nổi dậy theo phương diện kinh tế. Nhiều người nhận định rằng nếu dân chúng trong nước nổi dậy chống chính phủ bằng bạo lực và vũ trang thì sẽ bất lợi cho chính họ. Mặc dầu Hoa-kỳ đang trên đà suy thoái và thất bại liên tiếp trong các cuộc chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới như Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003 (Hoa-kỳ thắng thế trong quân sự nhưng hoàn toàn bất năng trong việc ổn định tình hình chính trị tại hai nơi ấy) thì quốc gia nầy vẫn có lực lượng quân sự đứng hàng thứ nhất trên thế giới. Nếu người dân nổi dậy bằng vũ trang thì chắc chắn chẳng bao giờ có thể thủ thắng được mà chỉ là cơ hội cho chính quyền và đám tài phiệt dùng quân đội và lực lượng cảnh sát để tàn sát một cách có hệ thống. Vì vậy mà một số chuyên gia kinh tế góp ý là dân chúng nên dùng phương pháp khác ôn hòa hơn, lại được luật pháp chấp nhận để có thể thủ thắng mà không gây nên những cuộc đụng độ đẫm máu giữa nhân dân và phe thân chính phủ. Phương pháp nầy được gọi nôm na là triệt hạ nguồn tài chánh của những kẻ cầm quyền (strategy of eliminating financial reserve). Guồng máy chính phủ của tất cả các quốc gia từ xưa đến nay sống hoàn toàn là nhờ vào nguồn thuế thu được từ người dân. Chưa có một chính phủ nào tự họ làm ra tài sản và tiền bạc (họ có thể in ra giấy bạc, nhưng nếu không có sự sản xuất của người dân thì những tờ giấy bạc đó hoàn toàn không có giá trị gì). Ngày hôm nay khi chính quyền Obama gây nợ thêm hơn 8 ngàn tỷ dollars thì đó là chiều hướng gây nên sự sa bại của quốc gia nầy. Mặc dầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Bank) có thể in ra hàng chục tỷ dollar mỗi tháng như điều họ đã làm từ năm 2009 đến năm 2014 để cứu vãn nền kinh tế trong nước, nhưng nếu mức độ sản xuất và tiêu thụ của người dân giảm bớt thì vẫn không tránh khỏi tình trạng khủng hoảng và suy thoái, như điều đang xãy ra ngày hôm nay. Ðã vậy nếu người dân quyết định tiết kiệm, có nghĩa là giữ lại phần tài chánh mà họ đã làm ra bằng công sức lao động, chỉ chi tiêu cho những nhu cầu thật là cần thiết mà thôi, thì chính phủ sẽ gặp khó khăn ngay vì thiếu nguồn thuế để hoạt động.

Không phải các kẻ cầm quyền không biết xu hướng nầy. Chính vì vậy mà những thập niên gần đây chính phủ của các nước Tây phương (nhất là Hoa-kỳ) đã hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng để chận đứng kế hoạch trên. Washington đã ban hành nhiều đạo luật mà trong đó hết sức ưu đãi cho các ngân hàng lớn để thu mua dần các ngân hàng nhỏ hơn hầu có thể dễ dàng tạo được những tập đoàn tài chánh khổng lồ đủ khả năng khuynh loát cả quốc gia. Thế cho nên sau chưa đầy mười năm nền tài chánh Hoa-kỳ đã nằm gọn trong tay 4 tập đoàn ngân hàng lớn, đó Bank of America, Citi group, JP Morgan và Well Fargo. Ngoài ra chính phủ còn đóng góp phần hùng vào hai tập đoàn tài chánh khổng lồ khác (nữa tư nhân nữa chính phủ) là Goldman Sach và Sallie Mae & Freddie Mac. Khi cuộc khủng hoảng tài chánh xãy ra vào năm 2008 thì Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã in ra hàng trăm tỷ dollar để cứu (bailout) các tập đoàn nầy.

Ðể đối phó lại với sự hiệp tác giữa chính phủ và giới tài phiệt, những người có chủ trương dùng kế hoạch kinh tế để chống đối sự độc tài của chính phủ Tây phương ngày hôm nay đã khuyến khích dân chúng nên cất giấu tiền mặt, hoặc gởi ra ngoại quốc nơi an toàn, chớ đừng mở ngân khoản tiết kiệm tại các ngân hàng trong nước. Hoặc tốt hơn nữa là mua các loại quý kim để dự trữ (chính vì lẽ đó mà ngày hôm nay giá vàng đã vượt qua mức 1,200 dollars). Khi thiếu tiền mặt thì chính phủ sẽ gặp khó khăn ngay. Nhưng nếu họ in thêm tiền mặt thì chỉ làm cho giá trị đồng bạc quốc gia xuống giá hơn nữa và sự suy sụp kinh tế trong nước càng xãy ra nhanh hơn mà thôi.

Sự ngấm ngầm chống đối giữa nhân dân và chính phủ các quốc gia Tây Âu (nhất là Hoa-kỳ) càng ngày càng trở nên mạnh mẽ, bởi lẽ đó các kẻ lãnh đạo, từ Obama cho đến Cameron (thủ tướng nước Anh) cho đến Merkel (thủ tướng nước Ðức) đã dùng sự nhập cư di dân Trung Ðông cũng như các hoạt động của bọn khủng bố Hồi giáo làm một cái cớ để ban hành các đạo luật khám xét, do thám người dân và bó buột xã hội một cách chặt chẽ dưới sự cai trị của họ. Ðồng thời với kế hoạch ấy hiện nay các quốc gia tại châu Âu đã bắt đầu ban hành các đạo luật cấm sử dụng tiền mặt, với danh nghĩa là để dễ theo dõi các hoạt động kinh tài của bọn khủng bố và buôn lậu ma túy, nhưng thực chất là để ngăn ngừa sự chống đối của người dân trong phương diện kinh tế tài chánh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *