TÌNH HÌNH BẤT ỔN VỀ AN NINH TẠI CHÂU ÂU
Tại Pháp chính phủ Paris đã khuyên người Do-thái sống tại quốc gia nầy nên tránh việc đội nón tôn giáo kippah (loại nón nhỏ chỉ vừa đỉnh đầu) khi đi lại trên đường phố để tránh việc gây chú ý cho các phần tử quá khích Hồi giáo. Lời khuyên nầy đã được công bố sau vụ một thanh niên Hồi giáo xách mã tấu đến chém người Do-thái tại một nhà hội (synagogue) vùng Marseille. Ðiều nầy cho thấy chính phủ Pháp dường như bất lực trong việc kiểm soát đám dân chúng cuồng tín của đạo Hồi. Xã hội Tây phương ngày nay không có một phương pháp nào hữu hiệu để đối phó với chúng, phần lớn cũng vì chủ nghĩa chính trị sửa sai mà các chính khách ngày nay xử dụng để lãnh đạo quốc gia. Với đường lối chính sách đó thì phản ứng của chính phủ Tây phương là đổ thừa trách nhiệm cho các nạn nhân, rằng họ bị bọn Hồi giáo tấn công vì không chịu có thái độ làm vừa lòng chúng hoặc không chịu trốn tránh đi nơi khác khi thấy đám tín đồ cuồng tín đó trên đường phố. Có người nhận xét rằng tại các nước châu Âu người ta phải là con chuột nhút nhát trước Hồi giáo để cốt giữ sinh mạng của mình.
Cũng tại châu Âu, sau khi chính phủ Ba-lan so sánh những người lãnh đạo khối Cộng đồng chung châu Âu là những kẻ quốc xã thì Brussels đã lập tức tiến hành việc điều tra hệ thống báo chí của Ba-lan để trả đủa. Bộ phận lãnh đạo Euro đã phê bình các đạo luật vừa được chính phủ của tổng thống Andrzej Duda ban hành về truyền thông và công lý là không hợp thời, nhưng ngược lại chính phủ Ba-lan cho rằng Brussels đã ngang nhiên xâm phạm quyền tự quyết của quốc gia họ. Ðể minh chứng cho lời nói của mình, bộ trưởng thông tin Ba-lan, ông Zbigniew Ziobro đã chỉ ra sự thiếu thành thật và đầy thiên vị của báo chí các nước Ðức, Ðan mạch, Hòa-lan khi cố tình ém nhẹm các trường hợp phụ nữ của họ bị hãm hiếp bởi người Hồi giáo với mục tiêu muốn làm vừa lòng đám di dân đạo Hồi. Ðây chỉ là một trong rất nhiều bằng chứng về sự rạn nứt bang giao giữa các nước châu Âu vì các chính sách khác biệt liên quan đến những người di dân Hồi giáo.