TIN NGẮN 20160726
Sau khi một tay trộm điện tử người Hungary mở khóa hộp thư điện tử của đảng Dân chủ để lấy cắp hơn 16,000 điện thư và sau đó công bố trước quần chúng thì Chủ tịch đảng Dân chủ là bà Wasserman Schultz phải từ chức vì bị phát hiện có âm mưu khuynh đảo kết quả của cuộc tuyển chọn người đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm nay, tức là giữa Hillary Clinton và Bernie Sanders.
Một quyển sách vừa được xuất bản mô tả cách thế nào mà vợ chồng cựu tổng thống Clinton gây dựng nên một tài sản trị giá hơn 150 triệu đô-la sau khi rời khỏi White House. Tác giả của quyển sách, Peter Schweizer, cho biết là vợ chồng Bill Clinton đã dùng thế lực chính trị của họ để giúp cho các tay tài phiệt trên thế giới móc nối làm ăn và để đền ơn, những người đó đã đóng góp hàng trăm triệu đô-la vào trong tổ chức từ thiện trá hình của vợ chồng Clinton. Đến nay quỹ vận động tranh cử của Hillary đã vượt quá con số 2 tỷ đô-la. Những vụ giúp đỡ móc nối làm ăn của vợ chồng Bill Clinton được kể ra rõ ràng, chẳng hạn như giúp cho tỷ phú Frank Giustra của Canada và chính phủ Nga-sô mua mỏ uranium của Kazakhtan và của Hoa-kỳ. Để cám ơn, công ty Uranium One của Frand Giustra đóng góp vào tổ chức từ thiện Clinton 145 triệu đô-la và Nga-sô đóng góp 500,000 đô-la vào tiền diễn giả cho Hillary như để cám ơn cho việc chính phủ Moskva có 20% phần hùng trong sản lượng uranium của Mỹ. Nội dung của quyển sách nầy được dựng thành phim tài liệu Clinton Cash và có đăng trên Youtube để mọi người có thể xem biết. Ngoài ra vợ chồng Clinton còn dùng tiền thuế của dân (gồm nhiều tỷ đô-la) để mua chuộc chính phủ Haiti với danh nghĩa là viện trợ nạn động đất để qua đó giúp cho công ty đào mỏ của em trai Bill Clinton ký được quyền khai thác mỏ vàng tại đảo quốc nầy.
Tại California, dưới quyền lãnh đạo của các chính khách đảng Dân chủ, người ta lại một lần nữa nhìn thấy sự lạm dụng quyền lực và quan điểm lệch lạc một cách quá khích của họ. Để thỏa mãn đòi hỏi của các phần tử cực đoan thuộc tổ chức bảo vệ môi trường, chính quyền tiểu bang, dưới sự lãnh đạo của Jerry Brown, đã dự định chi 65 tỷ đô-la để xây dựng lại hệ thống kênh đào từ sông Sacramento nhằm mục đích bảo vệ cho giống cá vảy bạc (có tên gọi là smelt) hiện đang có nguy cơ tiệt chủng. Thật ra không có một người nào muốn các loài động vật trên trái đất bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng việc gì cũng phải có sự quân bình. Trong khi nền kinh tế của đất nước đang gặp khó khăn, trong khi có hơn 100 triệu người dân Hoa-kỳ không có việc làm, hơn 45 triệu người phải lãnh phiếu thực phẩm (food stamp) để khỏi bị đói và hằng trăm ngàn người vô gia cư, thì các chính trị gia lại chi ra một số tiền khổng lồ như vậy cho một loại cá không có vai trò quan trọng bao nhiêu trong hệ sinh thái toàn cầu. Theo nhận xét của nhiều người thì việc thực thi các công trình như vậy chỉ là cách để các chính trị gia có dịp chuyển tiền thuế của người dân vào túi riêng của họ hoặc của những người cùng vây cánh mà thôi.
Trong tuần vừa qua, chính quyền Hoa-kỳ đã mời các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng của 45 nước trên thế giới đến tại thủ đô Washington để bàn thảo phương pháp đối phó với bọn khủng bố Isis. Bề mặt thì dường như chính quyền của Obama rất quan tâm đến việc tiêu diệt đám khủng bố Hồi giáo, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng thì người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng để đối phó với một nhóm khủng bố vài chục ngàn người mà phải cần đến sự hợp tác của 45 quốc gia. Thế mới biết nghi vấn từ trước đến nay về việc Hoa-kỳ ngấm ngầm trợ giúp bọn khủng bố Hồi giáo là không phải không có lý do chính đáng. Vì nếu không có sự trợ giúp của các cường quốc trên thế giới thì làm sao một nhóm khủng bố như thế có thể tồn tại được, đến nổi phải cần đến sự hợp tác gần như của cả thế giới mà vẫn chưa tiêu diệt được chúng.
Một tên sát nhân 20 tuổi đã dùng dao chém chết 19 người và làm bị thương khoảng 24 người khác tại một vùng ngoại ô của Tokyo vào ngày hôm qua. Vài ngày trước cũng đã có trường hợp một tên sát nhân Hồi giáo dùng búa chém chết người tại một nhà ga trong nước Đức. Cả Nhận bản và Đức quốc đều là những nước có luật cấm súng rất gắt gao nhưng hung thủ vẫn có cách giết người hàng loạt. Vậy mà tại Hoa-kỳ chính phủ Mỹ vẫn tìm đủ mọi cách để tước đoạt quyền sử dụng súng của người dân, làm như là hễ xã hội không còn súng ống thì các vụ giết người sẽ chấm dứt. Thật ra thì ý muốn giết người nằm trong tư tưởng của kẻ sát nhân, chớ không tùy thuộc vào việc sử dụng loại vũ khí nào. Chính phủ Hoa-kỳ chỉ là đang cố tình tước đoạt khả năng tự vệ của người dân để đám chính trị gia dễ áp đặt chế độ độc tài chuyên quyền như tại các nước khác trên thế giới. Từ khi lập quốc đến nay Hoa-kỳ vẫn là nước có sự tự do nhiều hơn cả thế giới nhờ vào việc người dân có khả năng để phản kháng một cách hữu hiệu nếu chính quyền muốn áp đặt chính sách độc tài, chớ thật ra bản chất chung của giới chính trị gia vẫn là muốn có quyền hạn tuyệt đối với người dân trong nước.