THƯ GỞI CHO BẢY HỘI THÁNH XỨ A-SI (bổ sung)
Cơ-đốc-nhân chúng ta đều biết là Kinh thánh được Đức Thánh Linh soi dẫn và bất cứ một điều nào được ghi lại trong lời của Chúa đều hữu ích cho con dân của Ngài. Vì vậy lời phán của Đức Chúa Jêsus gởi cho bảy Hội thánh trong xứ A-si cũng mang mục tiêu đó, và những tệ trạng xãy ra trong các Hội thánh thời kỳ ấy là những tấm gương thức tỉnh Cơ-đốc-nhân của mọi thời đại sau, nhắc nhở tôi con của Chúa phải hết sức tránh, đừng để những điều tương tự như vậy xãy ra trong Hội thánh địa phương của mình. Ngoài ra thư gởi cho bảy Hội thánh xứ A-si cũng cần được nghiên cứu để chúng ta có thể tìm hiểu về các lời tiên tri có liên quan đến Ba-by-lôn lớn.
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng câu Kinh thánh có chép về bảy Hội thánh xứ A-si.
(Khải huyền 1: 4) Giăng gởi cho bảy Hội thánh ở xứ A-si: nguyền xin ân điển và sự bình an ban cho anh em từ nơi ĐẤNG HIỆN CÓ, ĐÃ CÓ, VÀ CÒN ĐẾN, cùng từ nơi bảy vì thần ở trước ngôi Ngài.
Lời Kinh thánh trong câu gốc trên cho biết là mỗi một Hội thánh của Chúa trên đất nầy đều có một thiên sứ của Ngài quan phòng và gìn giữ.
(Khải huyền 1: 19-20) Vậy hãy chép lấy những sự ngươi đã thấy, những việc nay hiện có và những việc sau sẽ đến, tức là sự mầu nhiệm của bảy ngôi sao mà ngươi thấy trong tay hữu ta, và của bảy chân đèn vàng. Bảy ngôi sao là các thiên sứ của bảy Hội thánh, còn bảy chân đèn là bảy Hội thánh vậy.
(Khải huyền 2: 1) Hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Ê-phê-sô rằng: Nầy là lời phán của Đấng cầm bảy ngôi sao trong tay hữu và đi chính giữa bảy chân đèn vàng.
ĐI CHÍNH GIỮA
Đây là lời Kinh thánh mô tả sự sỡ hữu của Chúa trên Hội thánh của Ngài, giống như hình ảnh một người chủ vườn bước giữa những gốc nho trong vườn của mình.
Ngài cũng là Chủ của các thiên sứ đang ở cùng Hội thánh của Chúa trên đất.
Vì vậy tôi con của Chúa trong các Hội thánh phải ghi nhớ điều nầy để thực hiện mọi công tác trong nhà của Chúa với mục tiêu duy nhất là dâng sự vinh hiển cho Ngài.
(Khải huyền 2: 2) Ta biết công việc ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không thể dung được những kẻ ác, lại biết ngươi đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, ngươi đã rõ rằng chúng nó giả dối.
Chúa biết hết mọi điều xãy ra trong Hội thánh và tấm lòng của mỗi người đối với Ngài.
Nếu nói về sự khó nhọc vì công việc Chúa thì có nhiều người rất nổi bật trong vấn đề nầy. Họ hết sức tận tụy cho Chúa. Dầu vậy cũng có những người chịu khó nhọc làm công việc Chúa để họ được nổi danh vì cớ tánh kiêu ngạo riêng. Những kẻ thuộc về giáo hội Ba-by-lôn lớn cũng chịu khó nhọc, nhưng vì tham vọng của họ dưới danh nghĩa là hầu việc Chúa, chớ không phải thực tâm.
Nếu nói về sự nhịn nhục thì tôi con Chúa cũng có rất nhiều người nhịn nhục, nhưng nhiều khi không phải vì danh Chúa mà vì chưa có cơ hội để đánh trả. Những người thuộc về giáo hội Ba-by-lôn lớn cũng tỏ cho thiên hạ thấy sự nhịn nhục bề ngoài của họ, nhưng bên trong lòng có sự hung dữ đến nỗi thế giới phải khiếp đảm vì cớ tội lỗi mà hàng giáo phẩm, các tu sĩ đã phạm.
Ban đầu thì các Hội thánh đâu tiên có tinh thần không dung chịu kẻ ác trong vòng họ, nhưng vì không hiểu cặn kẻ nguyên tắc yêu thương trong lẽ thật là thế nào nên lần hồi họ dung túng kẻ ác (là những kẻ giả vờ ăn năn nhưng không thật tâm).
Các Hội thánh đầu tiên còn biết thử để nhận xét ai là sứ đồ thật, ai là sứ đồ giả mạo. Nhưng sau thời các sứ đồ, khi danh xưng nầy không còn dùng theo cách thông thường nữa thì họ không còn dùng Kinh thánh để nhận biết kẻ giả mạo và ai cũng có thể tự xưng là người hầu việc Chúa hoặc là người phục vụ Hội thánh.
(1Giăng 4: 1) Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ.
Ngày hôm nay Hội thánh còn sai lầm nặng nề hơn nữa khi không dùng Kinh thánh để nhận biết người tôi tớ Chúa thật, nhưng dùng quan điểm riêng, nhận xét riêng để xét xem ai là người hầu việc Chúa, đến nỗi Hội thánh chung có đầy dẫy những người lạm dụng địa vị và chức vụ để là ảnh hưởng đến danh tiếng của tập thể những người theo Chúa.
(Khải huyền 2: 3) Ngươi hay nhịn nhục và chịu khó vì danh ta, không mệt nhọc chút nào.
Chúa khen ngợi sự nhịn nhục của Hội thánh Ê-phê-sô. Ấy là lúc Hội thánh còn trong thời kỳ mới thành lập, với đa số tín hữu là người bần cùng trong xã hội và là nô lệ, nên sự nhịn nhục của họ là lớn. Đến khi Constantine giúp Hội thánh trở thành quốc giáo của đế quốc La-mã thì tánh nhịn nhục của tôi con Chúa không còn nữa.
(2Tê-sa-lô-ni-ca 1: 4) Chúng tôi cũng vì anh em mà khoe mình cùng các Hội thánh của Đức Chúa Trời, vì lòng nhịn nhục và đức tin anh em trong mọi sự bắt bớ khốn khó đang chịu.
Sự nhịn nhục của các Cơ-đốc-nhân trong thời kỳ Hội thánh đầu tiên là nét đặc trưng nổi bật của họ, và các sứ đồ, nhất là Phao-lô, rất vui mừng và hãnh diện vì sự nhịn nhục của các tín đồ tại Hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca, nên lấy sự nhịn nhục ấy mà khoe mình cùng các Hội thánh khác.
Nhưng nhịn nhục trong lúc túng cùng, khó khăn là điều dễ. Nhịn nhục lúc thành công, thới thạnh mới là điều khó. Chính Đức Chúa Jêsus đã xác nhận rằng sự nhịn nhục của con dân Chúa là một trong những yếu tố giúp họ giữ được linh hồn, có nghĩa là nhờ đó mà nhận được sự cứu rỗi trong ngày sau rốt.
(Lu-ca 21: 19) Nhờ sự nhịn nhục của các ngươi mà giữ được linh hồn mình.
Một trong những lý do mà sự nhịn nhục giữ được linh hồn là vì đức tánh ấy giúp cho Cơ-đốc-nhân tránh được việc phạm tội. Đối với người thế gian thì nhịn tức là nhục, thậm chí họ cũng cho rằng nhịn tức là ngu. Vì vậy mà chủ trương của con người là ăn miếng trả miếng, chẳng những vậy thôi mà đôi khi họ báo thù thì còn dữ tợn hơn là mức độ mà họ bị nhục. Nhưng đối với Cơ-đốc-nhân thì vấn đề lại khác. Con dân của Chúa cần phải nhịn, mặc dầu có thể vì cớ ấy phải chịu nhục, nhưng đổi lại thì Cơ-đốc-nhân tránh được việc phạm tội bằng hành động trả thù. Vì lời Kinh thánh có phán dạy rằng chính Đức Chúa Trời là Đấng Báo Thù cho con dân Ngài và Cơ-đốc-nhân cần phải để cho ý muốn và chương trình của Chúa trên hẳn mong muốn được báo trả kẻ hãm hại mình.
Vì vậy, theo như lời Kinh thánh và trong ý muốn của Đức Chúa Trời thì khi Ngài cho hoạn nạn bắt bớ xãy ra đối với Cơ-đốc-nhân thì đó là vì Chúa muốn con dân của Ngài tự gây dựng cho chính mình lòng trông đợi nơi Đức Chúa Trời, và nhờ đó mà phát triển đức tin:
(Rô-ma 5: 3-4) Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy.
Ngoài ra Kinh thánh còn cho biết khi Cơ-đốc-nhân có tình yêu thương thật thì dễ dàng nhịn nhục. Không phải chỉ nhịn nhục lúc thất thế sa cơ, mà nhịn nhục luôn cả khi đang khi ở trong thế mạnh.
(1Cô-rinh-tô 13: 4) Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo.
Theo như lịch sữ có ghi lại thì chúng ta có thể thấy rằng khi các Hội thánh của thời kỳ đầu tiên được hưng thịnh sau khi hoàng đế Constantine của La-mã theo đạo, và Tin lành trở nên quốc giáo của đế quốc lớn nhất thế giới thời bấy giờ, thì sự nhịn nhục của con dân Chúa không còn nữa. Điều đó chứng tỏ rằng các thế hệ sau của con dân Chúa không có tình yêu thật để nhịn nhục như lúc ban đầu. Họ bắt đầu kiêu hãnh vì vị thế của Hội thánh trong đế quốc và với hoàng gia, bắt đầu ăn miếng trả miếng với người thế gian, nên vì vậy mà dần dần đi sai lạc khỏi con đường chính đáng của Kinh thánh để trở nên giáo hội Công giáo cho đến ngày nay.
Lời Kinh thánh còn cho biết thêm là khi con dân Chúa có Đức Thánh Linh cảm động trong đời sống họ thì những đức tín như thương yêu, nhịn nhục là đặc điểm rõ ràng trong nếp sinh hoạt thường ngày:
(Ga-la-ti 5: 22) Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.
Khi con dân của Chúa không còn tình yêu thương thật (được bày tỏ qua thái độ nhịn nhục) thì điều đó chứng tỏ rằng họ không còn có Đức Thánh Linh cai trị trong đời sống nữa. Đó là lý do chính yếu khiến cho các Hội thánh thời kỳ đầu tiên đi sai lạc suốt 15 thế kỷ sau đó, cho đến khi có cuộc Cải chánh để con dân Chúa trở lại với lẽ thật của Kinh thánh. Dầu vậy, phần lớn tín đồ vẫn còn sai lại đến ngày nay.
Cũng theo lời Kinh thánh thì những người được chọn lựa bởi Đức Chúa Trời để nhận được sự sống đời đời phải có tấm lòng yêu thương và sự nhịn nhục:
(Cô-lô-se 3: 12) Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhượng, mềm mại, nhịn nhục.
Nhưng khi những đức tính ấy không còn trong đời sống họ thì từ lúc đó trở đi họ không còn được kể là kẻ được chọn lựa nữa, nghĩa là họ trở nên những kẻ bị bỏ, mặc dầu vẫn còn khoác lớp áo tin kính bên ngoài của xác thịt.
Vì sự nhịn nhục là đặc tính phải có của Cơ-đốc-nhân thật, nên Kinh thánh cho biết là sự hoạn nạn xãy đến cho con cái Chúa là một dạng ơn phước, để họ có thể phát triển tánh nhịn nhục.
(Gia-cơ 5: 11) Anh em biết rằng những kẻ nhịn nhục chịu khổ thì chúng ta xưng là có phước. Anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp, và thấy cái kết cuộc mà Chúa ban cho người; vì Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ.
Nhưng theo như lịch sữ cho thấy, suốt trong 15 thế kỷ sau đó, những kẻ theo Chúa một cách sai lại kia đã tàn sát (tra tấn, thiêu sống người trên giàn hỏa) không biết bao nhiêu sinh mạng, nhất là những Cơ-đốc-nhân không chịu đi theo đường lối sai lầm của giáo hội Công giáo.
(Khải huyền 2: 4) Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu.
Nguyên nhân mà các Hội thánh thời kỳ đầu tiên đi sai lạc là vì họ đã bỏ lòng kính mến ban đầu đối với Chúa, như điều mà Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ qua lời thư gởi cho Hội thánh Ê-phê-sô đã trưng dẫn ở trên.
Khi mới đọc qua những chữ bỏ lòng kính mến ban đầu thì Cơ-đốc-nhân có thể hiểu ngay được rằng điều đó có nghĩa là không còn yêu mến Chúa nhiều như trước kia. Nếu so sánh với thực tế ngày hôm nay trong đời sống của phần nhiều Cơ-đốc-nhân thì chúng ta có thể thấy được sự lạnh nhạt của tôi con Chúa đối với Ngài. Nhưng nếu chúng ta dùng lời Kinh thánh để tìm hiểu rõ ràng thêm về ý nghĩa của việc bỏ lòng kính mến ban đầu thì sẽ biết rằng điều đó còn mang ý nghĩa của sự biếng nhác học hỏi lời của Chúa và bất tuân các mạng lệnh, điều răn mà Ngài đã truyền phán cho Cơ-đốc-nhân phải làm theo, như được bày tỏ trong thư tín của Giăng:
(1Giăng 2: 5) Nhưng ai giữ lời phán Ngài, thì lòng kính mến Đức Chúa Trời thật là trọn vẹn trong người ấy. Bởi đó, chúng ta biết mình ở trong Ngài.
Căn cứ theo nội dung của câu Kinh thánh vừa trưng dẫn thì nếu Cơ-đốc-nhân nào, ngay cả người đang ở trong chức vụ, không chịu làm theo lời phán của Chúa có ghi trong Kinh thánh thì người đó đã bỏ lòng kính mến đối với Ngài. Chúng tôi không dùng chữ ban đầu trong lời giải thích nầy, vì ngay từ khi mới tin nhận Chúa, đã có rất nhiều tân tín hữu không chịu làm theo điều răn của Chúa đã dạy cho đến ngày hôm nay. Vì vậy mà có nhiều Cơ-đốc-nhân sau khi đã tin nhận Chúa hai ba mươi năm rồi vẫn còn mê tín dị đoan, vẫn còn cúng bái, vẫn còn ăn của cúng và làm nhiều điều khác nữa, cứ y như người thế gian.
Cũng theo nội dung của câu gốc trên thì chúng ta biết là các tín đồ tại Hội thánh Ê-phê-sô xưa kia đã có lòng kính mến Chúa ngay từ những ngày đầu tiên tin nhận Ngài, nhưng sau đó thì bắt đầu nhạt phai.
(1Giăng 3: 18) Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.
(Khải huyền 3: 19) Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi.
Những câu Kinh thánh đề cập về sự kính mến Đức Chúa Trời:
(Phục truyền 6: 5) Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.
(Phục truyền 10: 12) Vậy, hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? Há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi,
(Phục truyền 11: 1) Ngươi phải kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và hằng gìn giữ điều Ngài truyền ngươi phải gìn giữ, tức là luật lệ, mạng lịnh, và điều răn của Ngài.
(Phục truyền 11: 3) Vậy, nếu các ngươi chăm chỉ nghe các điều răn ta truyền cho các ngươi ngày nay, hết lòng, hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và phục sự Ngài,
(Phục truyền 11: 22) Vì nhược bằng các ngươi cẩn thận gìn giữ hết thảy điều răn nầy mà ta truyền cho các ngươi phải làm lấy, kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo các đạo Ngài, và tríu mến Ngài,
(Phục truyền 13: 3) thì chớ nghe lời của tiên tri hay là kẻ chiêm bao ấy, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi thử các ngươi, đặng biết các ngươi có hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi chăng.
(Phục truyền 30: 6) Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ cất sự ô uế khỏi lòng ngươi và khỏi dòng dõi ngươi, để ngươi hết lòng hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, hầu cho ngươi được sống.
(Giô-suê 23: 11) Vậy, hãy cẩn thận lấy mình đặng kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi.
(1Các Vua 3: 3) Sa-lô-môn kính mến Đức Giê-hô-va, và đi theo các luật lệ của Đa-vít, cha mình; song người dâng của lễ và xông hương tại trên nơi cao.
(Nê-hê-mi 1: 5) Ôi! Giê-hô-va Đức Chúa của các từng trời, tức Đức Chúa Trời cực đại và đáng kinh, hay giữ lời giao ước và lòng nhân từ cùng kẻ nào kính mến Ngài và vâng giữ các điều răn của Ngài!
(Mác 12: 33) Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.
(Lu-ca 11: 42) Song khốn cho các ngươi, người Pha-ri-si, vì các ngươi nộp một phần mười về bạc hà, hồi hương, cùng mọi thứ rau, còn sự công bình và sự kính mến Đức Chúa Trời, thì các ngươi bỏ qua! Ấy là các việc phải làm, mà cũng không nên bỏ qua các việc khác.
(Ê-phê-sô 6: 24) Nguyền xin ân điển ở với hết thảy những kẻ lấy lòng yêu thương chẳng phai mà kính mến Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta!
(Gia-cơ 1: 12) Phước cho người bị cám dỗ; vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài.
(Gia-cơ 2: 5) Hỡi anh em rất yêu dấu, hãy nghe nầy: Đức Chúa Trời há chẳng lựa kẻ nghèo theo đời nầy đặng làm cho trở nên giàu trong đức tin, và kế tự nước Ngài đã hứa cho kẻ kính mến Ngài hay sao?
(1Giăng 2: 15) Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy.
(Khải huyền 2: 5) Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó.
NHỚ LẠI
Nhiều khi sự bận rộn của đời sống làm cho Cơ-đốc-nhân không có thì giờ để nhớ lại sự sa sút trong đời thuộc linh của chính mình.
Hoặc nhiều khi sự thử thách, cám dỗ của ma quỉ làm cho Cơ-đốc-nhân có ảo tưởng rằng mình yêu Chúa như vậy là đủ lắm rồi, và trong những hoàn cảnh khó khăn thì cứ tưởng rằng mình như thế là mạnh mẽ lắm.
Vì vậy Cơ-đốc-nhân cần có những thời gian yên tĩnh trong ngày để cầu nguyện, tương giao, lắng nghe lời phán của Chúa qua Kinh thánh và nhớ lại quá trình phát triển sự sống thuộc linh của chính mình.
(Phục truyền 32: 7) Hãy nhớ lại những ngày xưa; Suy xét những năm của các đời trước; Hãy hạch hỏi cha ngươi, người sẽ dạy cho. Cùng các trưởng lão, họ sẽ nói cho.
(Thi thiên 111: 4-5) Ban vật thực cho kẻ kính sợ Ngài, và nhớ lại sự giao ước mình luôn luôn.
Vì vậy, khi con dân Chúa không chịu suy tưởng về sự sống thuộc linh của mình đã sa sút như thế nào thì Chúa thường dùng hoạn nạn, sự trừng phạt như là cách để nhắc cho họ cần phải nhớ lại sự tuột dốc thuộc linh của mình là như thế nào.
(Ê-xê-chi-ên 36: 31) Bấy giờ các ngươi sẽ nhớ lại đường lối xấu xa của mình, và việc làm của mình là không tốt. Chính các ngươi sẽ tự gớm ghét mình, vì cớ tội lỗi và những sự gớm ghiếc của các ngươi.
Sự nhớ lại tiến trình thuộc linh của đời sống mình là cần thiết, chẳng hạn như nhớ lại lúc còn mạnh mẽ và nhớ lại lời Chúa đã từng phán cho mình. Vì vậy mà Kinh thánh có cho ghi lại sự khác biệt giữa đời sống của Phao-lô và Giu-đa Ích-ca-ri-ốt về việc một người biết nhớ lại và một người thì không:
(Ma-thi-ơ 26: 75) Phi-e-rơ nhớ lại lời Đức Chúa Jêsus đã phán rằng: Trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần. Đoạn, người đi ra và khóc lóc cách đắng cay.
Vì việc nhớ lại, hồi tưởng lại quá khứ là cần thiết, nên một trong những trách nhiệm của người tôi tớ Chúa là nhắc nhở con dân Ngài nhớ lại lời Chúa phán và quá khứ đã qua trong phương diện thuộc linh.
(2Phi-e-rơ 3: 1) Hỡi kẻ rất yêu dấu, nầy là thơ thứ hai tôi viết cho anh em. trong thơ nầy và thơ kia, tôi tìm cách làm cho nhớ lại để giục lòng lành trong anh em.
Chính Đức Chúa Jêsus không những đã nhắc nhở Hội thánh Ê-phê-sô phải nhớ lại s sa sút của họ, mà cũng phán cùng một cách như vậy cho Hội thánh Sạt-đe.
(Khải huyền 3: 3) Vậy hãy nhớ lại mình đã nhận và nghe đạo thể nào, thì giữ lấy, và ăn năn đi. Nếu ngươi chẳng tỉnh thức, ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi không biết giờ nào ta đến bắt ngươi thình lình.
SỰ SA SÚT
Điểm bắt đầu sa sút của từng đời sống cá nhân rất khác biệt nhau, vì vậy mà mỗi người thờng phải tự xét lại chính mình để biết sửa đổi khuyết điểm và làm tốt hơn điều trọn lành mà mình đang làm.
(2Cô-rinh-tô 13: 5) Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao? Miễn là anh em không đáng bị bỏ.
ĂN NĂN
Theo như lời Kinh thánh cho biết thì sự ăn năn thật cần phải cho thấy kết quả của điều đó:
(Lu-ca 3: 8) Thế thì, hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn; và đừng tự nói rằng: Áp-ra-ham là tổ phụ chúng ta; vì ta nói cùng các ngươi, Đức Chúa Trời có thể khiến từ những đá nầy sanh ra con cái cho Áp-ra-ham được.
Ngoài ra lời Kinh thánh cũng cho biết là sự ăn năn thật cần có hành động, được mô tả bằng chữ trở lại, có nghĩa là không tiếp tục thực hiện việc ác hay việc xấu mà mình đã làm.
(Công vụ 3: 19) Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi.
(Công vụ 8: 22) Vậy, hãy ăn năn điều ác mình, và cầu nguyện Chúa, hầu cho ý tưởng của lòng ngươi đó họa may được tha cho.
(Công vụ 26: 20) Nhưng đầu hết tôi khuyên dỗ người thành Đa-mách, kế đến người thành Giê-ru-sa-lem và cả xứ Giu-đê, rồi đến các dân ngoại rằng phải ăn năn và trở lại cùng Đức Chúa Trời, làm công việc xứng đáng với sự ăn năn.
Vì vậy trong câu Kinh thánh nầy (Khải huyền 2: 5) Chúa có khuyên Hội thánh Ê-phê-sô ăn năn và làm lại công việc ban đầu của họ, tức là công việc mà họ làm bằng lòng kính mến Chúa một cách mạnh mẽ của thuở ban đầu.
Cũng theo lời của Chúa đã phán dạy, chỉ có sự ăn năn thật mới được tha thứ mà thôi. Đó là một trong những nguyên tắc yêu thương trong Lẽ thật để Cơ-đốc-nhân không bị người đời lừa dối vì sự hiền lành và tình yêu thương của của chúng ta.
(Lu-ca 17: 3) Các ngươi hãy giữ lấy mình. Nếu anh em ngươi đã phạm tội, hãy quở trách họ; và nếu họ ăn năn, thì hãy tha thứ.
(còn tiếp)