THÔNG TIN VỀ CƠN BÃO JONAS 2016

Theo tin tức từ các đài khí tượng thì cơn bão Jonas sẽ xãy ra vào khoảng ngày thứ Sáu cho đến ngày Chúa nhật tuần nầy và mang đến nhiều tuyết, gió mạnh và có thể làm ngập lụt một số khu vực dân cư dọc theo bờ duyên hải phía Ðông của Hoa-kỳ. Những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão sẽ trãi dài từ miền Nam (miền đông tiểu bang Kansas) cho đến New York, gồm hơn 85 triệu người, tức là khoảng 1/3 dân số nước Mỹ. Chính phủ đã ra lệnh báo động cho các khu đông dân cư trong vùng thủ đô Washington, thành phố Baltimore, Philadelphia và New York, là nơi mà tuyết có thể lên đến từ 1 foot cho đến 2 feet. Ngoài ra cơn bão nầy cũng có thể tạo nên tình trạng đông đá trên mặt đường và làm trở ngại cho sự giao thông vì cớ trơn trợt, rất nguy hiểm cho người đi lại. Các văn phòng của chính phủ sẽ đóng cửa sớm hôm nay, vào lúc đúng ngọ, để công nhân viên chức có thể kịp về đến nhà trước khi cơn bão đến. Ðường xe điện ngầm của Thủ đô sẽ ngừng hoạt động bắt đầu từ đêm thứ Sáu cho đến ngày Chúa nhật để bảo đảm an toàn cho nhân viên và hành khách. Thường thì hệ thống xe điện ngầm ít khi nào đóng cửa trong các trận bão vừa qua, nhưng lần nầy thì tình hình có vẽ nghiêm trọng nên giới thẩm quyền mới ban hành lệnh trên. Theo các chuyên gia khí tượng thì cường độ của cơn bão sẽ đạt đỉnh cao vào ngày thứ Bảy khoảng từ 4 giờ sáng cho đến 12 giờ trưa và tốc độ của gió sẽ từ 30 đến 35 dặm một giờ (bằng khoảng 48 đến 56 km/giờ). Người ta nhận xét rằng dân chúng trong khu vực có rất ít kinh nghiệm để đối phó với bão tuyết. Vào đêm thứ Tư vừa qua, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh và có tuyết (khoảng chừng 1 inch, bằng 2.54 cm) thì đã có đến hơn 100 vụ tai nạn xe xãy ra trên các con đường chung quanh Thủ đô, làm xãy ra các đoạn kẹt xe hàng mấy tiếng đồng hồ. Ước lượng cơn bão kỳ nầy có thể sẽ làm thiệt hại đến hơn 1 tỷ đô-la, đó là theo lời ông Louis Uccellini, chủ nhiệm Công tác Thời tiết Quốc gia (National Weather Services). Mặc dầu cơn bão chưa tới nhưng hôm thứ Năm vừa qua đã có hai người tử thương vì tại nạn xe cộ tại tiểu bang North Carolina do đường bị đóng băng và một người đi bộ bị thiệt mạng bởi xe cào tuyết tại tiểu bang Maryland. Tại thành phố New York chính quyền huy động đến hơn 1000 tài xe lái xe cào tuyết để giữ cho các đường phố có thể thông thương. Về nghành hàng không thì theo tin từ FlightAware sẽ có 2000 chuyến bay bị đình chỉ vào ngày thứ Sáu và hơn 3000 chuyến khác vào ngày thứ Bảy.

Các chuyên gia về thời tiết gợi ý rằng người dân trong các khu vực mà cơn bão sẽ đi qua nên chuẩn bị đầy đủ để đối phó với những tình trạng bất ngờ có thể xãy ra như cúp điện, cúp nước, lụt và các tình huống khác. Họ đề nghị là người dân nên dự trữ nước uống trong nhà trong trường hợp các ống nước bị tắt nghẽn vì đóng băng. Ngoài ra những điều cần thiết khác cũng nên có chẳng hạn như thực phẩm (nhất là đồ hộp phòng khi bị cúp điện tủ lạnh không xử dụng được), gạo, bột làm bánh, dầu ăn. Theo kinh nghiệm qua những lần bị bão lớn thì các chuyên gia cũng khuyên là không nên dùng than củi nấu nướng trong nhà. Vào mùa đông thì nhà nào cũng đóng kín cửa để giữ ấm, vì vậy khói có thể làm ngạt thở và nguy hiểm đến sinh mạng, nhất là của trẻ em. Chúng ta cũng không nên ngồi trong xe đang nổ máy lúc đậu trong garage hoặc trong sân nhà nếu trước hết chưa quét sạch tuyết khỏi ống khói. Nếu khói xăng không thoát ra được bên ngoài thì có thể sẽ tràn vào bên trong xe và gây tử vong. Trong trường hợp cần phải rời nhà đang khi có bão thì phải thông báo cho người nhà biết là mình đi đâu, đi đường nào để đề phòng trường hợp bị mắc kẹt ngoài trời lạnh thì người nhà có thể kịp thời báo cho chính quyền để tìm kiếm hoặc giải cứu.

Khi lái xe lúc trời có bão hoặc có đá trên mặt đường thì tuyệt đối không bao giờ dùng chức năng lái tự động trên xe (cruise control) vì sẽ không thắng kịp lúc trong tình trạng khẩn cấp. Nếu có tai nạn nhiều xe đụng nhau trên đường vì trơn trợt và làm cho giao thông bị tắt nghẽn thì không nên rời khỏi xe cho đến khi chắc chắn rằng không còn tình trạng trợt bánh nào nữa đang xãy ra. Vì nếu rời khỏi xe sớm quá thì có thể gặp tai nạn khi những xe sau không thắng được trợt tới phía trước. Thế nên khi lái xe lúc có tuyết thì cần giữ khoảng cách xa khỏi xe trước và xe sau để có thể thắng một cách an toàn. Theo các chuyên gia thì khi mặt đường trơn trợt người ta phải cần thời gian gấp 9 lần so với bình thường để thắng xe được an toàn. Vào mùa đông thì bình xăng của xe nên được đổ đầy luôn luôn và trên xe lúc nào cũng phải có một cái mền phòng trường hợp bị kẹt xe, hoặc xe chết máy thì có thể giữ ấm đủ để chờ người khác đến cứu giúp. Chỉ trong những trường hợp thật an toàn và biết chắc quãng đường đi là bao xa thì chúng ta mới nên rời khỏi xe (nếu xe hư dọc đường) để đi bộ về nhà. Khí lạnh bên ngoài có thể làm cho người ta bị mệt và té ngã, rồi chết cóng trước khi được cấp cứu.

Cũng đừng bao giờ đứng dưới tàng cây vào mùa đông, nhất là khi có nước đá đóng trên các nhánh. Khí lạnh và nước đóng băng sẽ làm cho các nhánh cây dòn, dễ gãy và có thể làm nguy hiểm đến sinh mạng của người đứng bên dưới. Vì vậy trước khi bão tuyết chính thức xãy đến thì chúng ta nên chuẩn bị trước, đừng để đến giờ chót thì nhiều khi không kịp hoặc là những vật dụng cần mua để dự trữ đã được bán hết rồi. Nhớ chú ý để charge điện thoại cho đủ điện, phòng trường hợp bị cúp điện hoặc lúc cần phải gọi cấp cứu. Trong thời đại kỹ thuật như hiện nay thì chẳng có điều gì bực bội cho bằng lúc cần kíp hoặc khi nguy hiểm mà điện thoại lại không sử dụng được vì hết pin (nên chuyển điện thoại sang chức năng Airplane Mode để tiết kiệm năng lượng).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *