THÁNH KINH GIẢI LUẬN / Ma-thi-ơ 5: 17
MA-THI-Ơ 5: 17 – Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri. Ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.
– Khi Đức Chúa Jêsus phán rằng ‘Các ngươi đừng tưởng…’ thì điều đó có nghĩa là những người đang thời lúc bấy giờ tưởng rằng Chúa đến để phá bỏ luật pháp của Môi-se.
– Khi lời phán nầy của Chúa được ghi lại trong Kinh thánh để lưu truyền cho các thế hệ sau thì điều đó cũng có nghĩa là Cơ-đốc-nhân thường nghĩ rằng Chúa đến để những người tin Ngài không cần phải sống dưới luật pháp nữa, không chỉ là luật pháp Môi-se không mà thôi, mà còn là những luật pháp khác của thời kỳ ân điển.
– Họ tưởng lầm như vậy vì bị dẫn dụ bởi những người giải thích sai lạc các câu Kinh thánh trong Rô-ma 3: 28, 6: 14, 10: 4 và một số câu khác nữa.
– Đức Chúa Jêsus đã đến trong thế gian để làm cho luật pháp xưa kia được trọn vẹn hơn, chớ không phải đến để chấm dứt luật pháp, bởi vì lời của Chúa có phán cho con cái Ngài trong thời kỳ ân điển rằng:
GIĂNG 14: 23 – Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người.
– Các chữ ‘lời của Chúa’ có nghĩa là điều răn, mạng lệnh và luật pháp mà Chúa đã truyền dạy và có cho ghi lại trong suốt cả Kinh thánh.
– Vì vậy cho nên trong thời kỳ ân điển thì Cơ-đốc-nhân vẫn phải vâng giữ luật pháp theo như lời của Chúa trong:
GIA-CƠ 1: 25 – Nhưng kẻ nào xét kĩ luật pháp trọn vẹn, là luật pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời.
– Chữ ‘luật pháp trọn vẹn’ có nghĩa là điều răn của thời kỳ ân điển.
GIA-CƠ 2: 12 – Hãy nói và làm dường như phải chịu luật pháp tự do đoán xét mình.
– Còn các chữ ‘luật pháp của sự tự do’ có nghĩa là điều răn mạng lệnh mà Cơ-đốc-nhân tự nguyện vâng phục theo sự dạy dỗ của Kinh thánh.
(còn tiếp)