THÁNH KINH GIẢI LUẬN/Gia-cơ 2: 1-4
GIA-CƠ 2: 1-4 – Hỡi anh em, anh em đã tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa vinh hiển chúng ta, thì chớ có tây vị người nào. Giả sử có người đeo nhẫn vàng, mặc áo đẹp, vào nơi hội anh em, lại có người nghèo, quần áo rách rưới, cũng vào nữa; nếu anh em ngó kẻ mặc áo đẹp, mà nói rằng: Mời ngồi đây, là chỗ tử tế; lại nói với người nghèo rằng: Hãy đứng đó, hoặc ngồi dưới bệ chơn ta, thế có phải anh em tự mình phân biệt ra và lấy ý xấu mà xét đoán không?
– Khi sứ đồ Gia-cơ viết những lời nầy trong thư tín của ông gởi cho các Cơ-đốc-nhân trong thời kỳ Hội thánh đầu tiên thì điều đó có nghĩa là sự kỳ thị đã có xãy ra những lúc Hội thánh có sự nhóm lại. Vì nếu đây không phải là điều đang xãy ra thì chắc Gia-cơ đã không đề cập đến. Theo như chúng ta biết thì đối với người xưa việc viết thư gởi cho nhau rất là quan trọng, vì phải đi rất lâu mới đến tay người nhận và nhất là không được quá nặng để trạm bưu điện có thể gởi đi nhanh chóng. Chính vì lẽ đó mà chỉ có những điều thật quan trọng mới được đề cập đến trong thư.
– Trong thực tế thì từ xưa đến nay trong Hội thánh đều có người của mọi giai tầng xã hội tìm đến với Chúa nên Hội thánh không nên để cho sự kỳ thị (tây vị) xãy ra.
MA-THI-Ơ 9: 13 – Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.
– Vì Chúa kêu kẻ có tội nên mọi thành phần giai cấp trong xã hội đều có thể đến với Chúa, nhất là những người ở các bậc thấp thỏi, chẳng hạn như người nghèo, thành phần trộm cắp, bất hảo hoặc thất học. Trong xã hội nào thì những người như vậy cũng đều bị khinh rẻ, nhưng Hội thánh của Chúa thì tuyệt đối không nên để cho sự kỳ thị như vậy xãy ra.
– Sự kỳ thị (tây vị) là điều vẫn thường xãy ra trong xã hội loài người, nhưng khi nó xãy ra trong Hội thánh thì điều đó có nghĩa là nhiều Cơ-đốc-nhân mặc dầu đã tin Chúa nhưng bản tánh cũ vẫn chưa thay đổi, chưa bỏ hẳn nên mặc dầu đã gia nhập vào Hội thánh rồi những vẫn giữ thói quen kỳ thị và khinh dễ kẻ thấp kém hơn họ.
RÔ-MA 12: 3 – Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người.
– Trong câu Kinh thánh nầy thì lời của Chúa cho biết là nếu có sự khác nhau thì đó chỉ có thể là lượng đức tin của từng người mà thôi, chớ không phải vì bộ dạng, y phục bên ngoài hoặc vì khác nhau ở các gia tầng trong xã hội. Vì vậy mà lời Kinh thánh cho biết là hễ Cơ-đốc-nhân nào còn giữ tánh kỳ thị thì người đó chưa được tái sanh, nghĩa là vẫn còn tánh xác thịt của những ngày chưa tin.
1CÔ-RINH-TÔ 3: 3 – Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và tranh cạnh, anh em há chẳng phải là tánh xác thịt ăn ở như người thế gian sao?
– Vì danh xưng của Hội thánh có ý nghĩa là HT của những người được biệt riêng ra thánh cho Đức Chúa Trời nên Cơ-đốc-nhân phải có đời sống khác hơn với người trong thế gian, nghĩa là không có tánh kỳ thị, phân biệt gia cấp, mà phải xem nhau là bình đẳng như anh chị em chung trong một gia đình lớn của Đức Chúa Trời.
2CÔ-RINH-TÔ 13: 5 – Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao? miễn là anh em không đáng bị bỏ.
– Như vừa đề cập đến ở trên thì điểm khác biệt duy nhất giữa các Cơ-đốc-nhân trong Hội thánh là đức tin mà thôi, tức là có người đức tin mạnh mẽ thì được xem là người trưởng thành trong đức tin, còn những người có đức tin yếu kém hơn thì được xem là con đỏ trong đức tin.
1CÔ-RINH-TÔ 3: 1 – Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như với người thiêng liêng, nhưng như với người xác thịt, như với các con đỏ trong Đấng Christ vậy.
– Theo lời Kinh thánh trong các câu gốc vừa trưng dẫn ở trên thì trong Hội thánh, nếu có phân biệt thì đó chỉ là sự khác biệt trong đức tin mà thôi, và có 3 cấp cả thảy: Đó là người trưởng thành trong đức tin, là con đỏ trong đức tin và người còn tánh xác thịt.
– Bây giờ chúng ta nói một chút đến nguyên nhân vì sao có sự kỳ thị xãy ra. Nguyên nhân có sự kỳ thị là vì con người thường đánh giá nhau về bộ dạng bên ngoài, ít khi chú ý đến tấm lòng bên trong. Vì có sự kỳ thị nên con người mới có sự đua đòi và tranh đấu, cũng là để đánh bóng cá nhân mình, chẳng hạn như điều đã xãy ra trong giới phụ nữ của Hội thánh đầu tiên:
1PHI-E-RƠ 3: 3-4 – Chớ tìm kiếm sự trang sức bề ngoài, như gióc tóc, đeo đồ vàng, mặc áo quần lòa loẹt; nhưng hãy tìm kiếm sự trang sức bề trong giấu ở trong lòng, tức là sự tinh sạch chẳng hư nát của tâm thần dịu dàng im lặng, ấy là giá quí trước mặt Đức Chúa Trời.
Tóm lại, kỳ thị hay tây vị là điều xãy ra trong xã hội của con người, còn trong Hội thánh của Chúa thì chúng ta phải sống theo gương mẫu của Đức Chúa Trời, có nghĩa là dùng tiêu chuẩn mà Ngài đã chỉ định
1SA-MU-ÊN 16: 7 – Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng.
– Dầu vậy, khi chúng ta nhận biết mức độ đức tin của nhau trong Hội thánh, nhưng vì đều là con cái của Đức Chúa Trời nên chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau để cùng tăng trưởng trong đức tin, nghĩa là người có đức mạnh phải nâng đỡ người có đức tin yếu. Dầu vậy, những người có chưa có đức tin mạnh cũng phải cố gắng cầu nguyện và cậy ơn Chúa để phát triển đức tin của cá nhân mình, chớ không phải dậm chân tại chỗ trong đời thuộc linh mãi.
– Lời Kinh thánh tại đây cho biết là khi đã tin Chúa rồi, thì Cơ-đốc-nhân phải từ bỏ bản tánh kỳ thị và phải đối xử với mọi người một cách công bằng, nhưng không phải theo quan điểm của con người, mà là theo quan điểm của Đức Chúa Trời. tức là tập tành vâng phục và làm theo các điều răn của Chúa đã dạy, như vậy thì Cơ-đốc-nhân có thể bày tỏ được tình yêu thương và sống một đời câng bằng với mọi người, nhất là đối với anh chị em chúng ta trong đức tin.
2GIĂNG 1: 6 – Vả, sự yêu thương là tại làm theo các điều răn của Đức Chúa Trời. Đó là điều răn mà các ngươi đã nghe từ lúc ban đầu, đặng làm theo.
– Từ câu thứ 2 cho đến câu thứ 4 thì sứ đồ Gia-cơ đưa ra những hình ảnh thí dụ về việc kỳ thị xãy ra trong Hội thánh đối với người giàu và người nghèo. Người giáu thì được ngồi ở chỗ tôn trọng, còn người nghèo thì phải ngồi chỗ thấo hèn, nhưng như vậy là có sự bất công. Và Gia-cơ đã gọi sự kỳ thị như vậy là lấy ý riêng để đoán xét người nầy với người kia.
GIA-CƠ 2: 4 – thế có phải anh em tự mình phân biệt ra và lấy ý xấu mà xét đoán không?
– Chúng ta đã học biết qua về sự đoán xét rồi, và hiểu rằng sự đoán xét và nhận xét (mà Kinh thánh dịch là xem xét) là hai điều khác nhau. Theo như câu gốc ở trên thì sự đoán xét có cặp theo sự trừng phạt, chẳng hạn như quan tờa kêu án phạm nhân, hoặc là có cặp theo sự kỳ thì, nghĩa là có sự phân biệt thấp hèn. Còn sự nhận xét là một trong những phương pháp giúp cho chúng ta giè giữ, tỉnh thức và được khôn ngoan khi giao tiếp với mọi người.
MA-THI-Ơ 7: 1 – Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét.
LU-CA 6: 37 – Đừng đoán xét ai, thì các ngươi khỏi bị đoán xét; đừng lên án ai, thì các ngươi khỏi bị lên án; hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình.
THI THIÊN 94: 8 – Hỡi người u mê trong dân, khá xem xét; Hỡi kẻ ngu dại, bao giờ các ngươi mới khôn ngoan?
1TÊ-SA-LÔ-NI-CA 5: 21 – Hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy.
– Nhiều Cơ-đốc-nhân vì lầm lẫn về hai điều nầy nên không bao giờ dám nhìn thẳng vào sự thật để tránh xa tội lỗi, nhưng vì sợ mang tiếng là kẻ đoán xét người khác nên nhiều lúc sa vào tình trạng dung túng tội lỗi, có nghĩa là thấy người ta sống thế nào, làm thế nào cũng cho là phải, chớ không dám lên tiếng khuyên bảo hoặc tỉnh thức người đó.
(còn tiếp)
(Gia-cơ 2: 5-6)