THÁNH KINH GIẢI LUẬN: 1Phi-e-rơ 2: 18-24
1PHI-E-RƠ 2: 23 – Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề ngăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình; Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh.
– Đức Chúa Jêsus có quyền năng để trừng phạt những kẻ phạm thượng đối với Ngài, nhưng đã vì loài người mà nhịn nhục,
– Đấng quyền năng có thể vì con người mà nhịn nhục, nhưng Cơ-đốc-nhân nhiều khi lại không thể vì Chúa để nhịn nhục nên đã để cho danh Đức Chúa Trời không bị nói phạm giữa vòng dân ngoại,
– Khi Đức Chúa Jêsus chịu thương khó dưới tay của các thầy tế lễ cả người Do-thái và quân lính La-mã thì Ngài không hề có một lời hăm dọa nào để nói với họ,
– Cơ-đốc-nhân nhiều khi hành xử ngược lại với thái độ của Đức Chúa Jêsus,
– Chúa là Đấng Quyền Năng nhưng Ngài không ngăm dọa kẻ bắt bớ Ngài, nhưng Cơ-đốc-nhân nhiều khi lại hăm dọa kẻ chưa kịp bắt bớ mình,
– Đức Chúa Jêsus để dành quyền xử đoán cho Đức Chúa Trời đối với những kẻ đã bắt bớ và đóng đinh Ngài, nhưng nhiều Cơ-đốc-nhân lại thích dùng chính tay mình để trả đủa kẻ thù nghịch,
– Kinh thánh có nhắc nhở rằng sự phán xét và trả thù thuộc về Đức Giê-hô-va (Rô-ma 12: 19, Gióp 34: 11),
– Vì Đức Chúa Trời là Công Bình nên Ngài chắc chắn sẽ thưởng phạt rất phân minh: Người công bình được ban phước còn kẻ có tội sẽ bị trừng phạt,
– Tất cả mọi người trong thế gian nầy đều đã phạm tội, không nhiều thì ít,
– Nếu Đức Chúa Trời thẳng tay trừng phạt thì không có một người nào thoát được,
– Nhưng vì Đức Chúa Trời cũng là Đấng Yêu Thương nên Ngài có chương trình gánh thay và trả thế án phạt tội lỗi cho con người,
– Vì vậy mà Đức Chúa Trời đã giáng sanh vào trong thế gian, trở nên một người, là Đức Chúa Jêsus, để chịu chết trên thập tự giá cho tội lỗi của cả nhân loại,
– Đức Chúa Jêsus gánh thế tội lỗi của con người và sự khổ hình mà Ngài đã chịu là hình bóng về án phạt dành cho con người,
– Chúa đã gánh thế tội lỗi chúng ta nhưng nhiều Cơ-đốc-nhân lại không hề muốn gánh chính thập tự của mình để theo Chúa,
– Chúa đã gánh thế tội lỗi chúng ta nhưng nhiều Cơ-đốc-nhân không bao giờ muốn gánh vác công việc nhà của Chúa để báo đáp ơn Ngài,
– Còn trong những trường hợp tôi con Chúa làm chức việc trong Hội thánh thì lại đòi hỏi quyền lợi và sự tôn trọng một cách thái quá đến nỗi làm cớ vấp phạm cho những anh chị em khác,
– Lời Kinh thánh ở trên đã xác định rằng để một Cơ-đốc-nhân được sống lại trong sự công bình (tức là được phần thưởng của sự sống đời đời) thì người ấy phải chết về tội lỗi, nghĩa là không muốn phạm tội nữa,
– Nhưng nhiều tôi con Chúa, sau khi đã trở lại tin nhận Chúa rồi, thậm chí đã dấn thân vào chức vụ, lại cứ tiếp tục phạm tội luôn,
– Những người như vậy là kẻ chưa chịu chết về tội lỗi (tức là chưa được tái sanh) nhưng họ lại trở nên những kẻ giỏi che dấu tội lỗi của chính họ đàng sau vẻ tin kính giả tạo,
– Đức Chúa Jêsus chịu roi đòn để tôi con Ngài được lành bệnh, nhưng Cơ-đốc-nhân phải đồng chết đồng sống với Chúa mới có hiệu quả,
– Vì nhiều Cơ-đốc-nhân vẫn còn tiếp tục sống theo đường lối và tư dục riêng của mình, nên sự chịu roi đòn của Đức Chúa Jêsus không có một hiệu quả nào trên đời sống họ,
– Sự bệnh hoạn về thể chất và tâm linh vẫn còn lan truyền và gây thương tổn đối với phần đông tôi con của Chúa.
(Xin đọc thêm các bài viết về ĐỨC CHÚA JÊSUS VÀ SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA NGÀI, ĐỒNG CHẾT ĐỒNG SỐNG VỚI ĐẤNG CHRIST, CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ SỰ TÁI SANH, CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ BỆNH TẬT, CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ CÔNG TÁC HẦU VIỆC CHÚA, CHỨC VỤ NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA)
(còn tiếp)