THÁNH CA VỀ ĐẤNG CHRIST? Paul A. Holloway
Trong bài viết của giáo sư tiến sĩ Paul Holloway, chúng tôi chỉ dịch phần cuối mà thôi, để quý anh chị em có thể thấy được sự sai lầm của các học giả Thần học ngày nay như thế nào, khi họ dùng kiến thức của con người để phê bình Kinh thánh và phỉ báng các anh hùng đức tin như thế nào, mà trong trường hợp nầy là bôi nhọ Sứ đồ Phao-lô, gián tiếp cho rằng ông chỉ là một kẻ dối trá (Xin đọc thêm phần nhận định ở cuối bài).
A Hymn to Christ? (Philippians 2:6-11)
by Paul A. Holloway
Many scholars believe that in Phil 2:6-11 Paul quotes an early Christian hymn describing Christ’s incarnation and subsequent exaltation [as Lord].
Was Philippians 2:6-11 an early Christian hymn?
Scholars who interpret Phil 2:6-11 as an early Christian hymn point out that it contains a rich vocabulary, a number of poetic elements (e.g., parallelism, paradox, climax), and that, with only one or two small changes, it can stand alone as an independent composition. They also note that, although it speaks of Christ’s death and exaltation, it fails to mention his resurrection, a central theme in Paul’s letters (e.g., Rom 6:1-11; 1Cor 15:3-4), suggesting that Paul did not compose it.
These are not insignificant observations, but they have not convinced everyone. In fact, a recent trend has been to argue along traditional lines that Paul wrote this “hymn” himself and that he did so precisely for his letter to the Philippians. In favor of this view is the fact that there are other passages in Paul’s letters, such as his famous ode to love in 1Cor 13, that display similar poetic features and a similarly rich vocabulary. And while it is true that Phil 2:6-11 is a distinct unit, it is also true that it contains a number of verbal ties to its context, such as the reference to humility in Phil 2:8a echoing Phil 2:3, and to obedience in Phil 2:8b anticipating Phil 2:12.
What is Philippians 2:6-11 about?
But if Phil 2:6-11 was written by Paul and thus presumably tells his version of the Christ story, why does it make no reference to Christ’s resurrection? Part of the perceived problem here is the assumption that Paul told only one version of Christ’s story. It is true that Paul frequently plotted Christ’s story around the motifs of death and resurrection, a scheme he most likely inherited from Jewish martyr stories such as 2Macc 7. But Paul also imagined Christ’s story along “incarnational” lines, beginning with Christ’s heavenly origins (compare Rom 8:3), which is clearly the plot line in Phil 2:6-11. This latter scheme is borrowed not from Jewish martyr stories but from what Paul’s contemporaries would have called tales of metamorphosis, according to which a divine being adopts a mundane “form” before returning to his or her original exalted state. The classic example of this story is Euripides’s popular Bacchae, in which the god Dionysus introduces himself to the audience with these words: “Here I am, having changed form [morphēn] from that of a god to that of a man.” Paul uses identical language in Phil 2: “though he was in the form (morphēi) of God … he emptied himself, taking the form [morphēn] of a slave." Language remarkably similar to Phil 2 can also be found in Jewish texts, such as the Life of Adam and Eve, where the archangel Satan descends to Eve “taking the form of an angel,” a story that Paul apparently knew: “for even Satan transforms himself into an angel” (2Cor 11:14).
Paul A. Holloway, "A Hymn to Christ? (Philippians 2:6-11)", n.p. [cited 5 Oct 2019].
Online: https://www.bibleodyssey.org:443/passages/related-articles/a-hymn-to-christ
Contributor:
Paul A. Holloway is University Professor of Classics and Ancient Christianity at Sewanee: The University of the South. He holds a PhD from the University of Chicago. In 2017 he published a commentary on Philippians for the Hermeneia series published by Fortress.
Tiến sĩ Holloway là giáo sư về môn Cơ-đốc-giáo cổ điển tại viện Đại học Sewanee. Trong bài viết về phân đoạn Kinh thánh trong thư tín Phi-líp 1: 6-11 (A Hymn to Christ? (Philippians 2:6-11)) ông nhận định rằng Phao-lô khi viết thư Phi-líp đã vay mượn ý tưởng trong sách Mác-ca-bê 2: 7 và trong các chuyện cổ tích thần thoại của Hy-lạp, chẳng hạn như chuyện Bacchae của văn hào Euripides, để từ đó dựng nên câu chuyện đầu thai làm người của Đấng Christ. Ông còn so sánh việc Đấng Christ đầu thai làm người giống như trường hợp của Sa-tan lấy hình dáng của thiên sứ mà hiện đến với Ê-va, theo như điều đã được ghi trong sách vở của người Do-thái.
Vị học giả nầy cho người khác thấy rằng ông đã có nghiên cứu rất nhiều về thư tín Phi-líp và đối với ông thì lá thư nầy được Phao-lô viết khi mượn ý tưởng và quan điểm của những văn hào nổi tiếng trước và đương thời của ông.
Mặc dầu được xem là học giả Kinh thánh, chuyên môn về thư tín Phi-líp, nhưng ông Holloway đã gián tiếp tuyên bố qua các bài viết của ông rằng Phao-lô không phải là người được Chúa soi sáng để viết ra thư tín Phi-líp mà sau nầy trở thành một phần của Kinh thánh Tân ước, nhưng trái lại Phao-lô đã mượn truyền thuyết và ý tưởng trong các câu chuyện cổ tích của dân ngoại để viết ra.
Chính Phao-lô đã xác nhận rằng ông là người được Đức-Thánh-Linh sử dụng để gây dựng các Hội thánh trong vòng dân ngoại (1Cô-rinh-tô 7: 40, Công vụ 9: 15) nhưng theo ông Holloway thì Phao-lô chỉ là một người vay mượn ý tưởng của dân ngoại để viết thư, giả dạng như là đang hầu việc Đức Chúa Trời.
Những học giả kiểu như ông Holloway đã làm hại cho công việc của Hội thánh Đức Chúa Trời biết bao nhiêu khi dùng kiến thức của loài người để bình phẩm về sứ đồ Phao-lô và làm cho thư tín Phi-líp trở nên một lá thư tầm thường, chẳngng đáng giá gì hết cho đời thuộc linh của Cơ-đốc-nhân, vì bị xem như là sản phẩm vay mượn ý tưởng của những kẻ thờ lạy thần tượng.
Nếu suy nghĩ một cách sâu xa hơn thì những người như ông Holloway đã làm cho các kẻ thù của Cơ-đốc-giáo có được cơ hội để chỉ trích niềm tin trong Chúa, khi cho rằng mặc dầu Phao-lô đã được Đức Chúa Trời chọn lựa để rao giảng Tin Lành cho dân ngoại, nhưng Ngài không hề giúp đỡ gì cho ông hết, hoặc Ngài không thật sự hiện hữu, đến nỗi khi viết thư khích lệ và dạy dỗ những người mới tin Chúa thì Phao-lô phải vay mượn ý tưởng từ trong truyền thuyết hư cấu của các kẻ thờ lạy thần tượng để giải bày về Đức Chúa Jêsus. Như vậy hóa ra Phao-lô chỉ là một người giả dối và thư tín của ông chỉ là vật lừa phỉnh mà thôi. Vì nếu Phao-lô thật sự được Đức Chúa Trời giúp đỡ và được Đức-Thánh-Linh soi dẫn để viết thư Phi-líp thì ông cần gì phải đi vay mượn ý tưởng và truyền thuyết của dân ngoại?
Mặc dầu trong thư tín Phi-líp có một số chỗ gần như tương tự với truyền thuyết của dân ngoại, nhưng chúng tôi cho rằng điểm tương đồng đó xãy ra vì cớ Đức Chúa Trời vẫn thường bày tỏ chương trình của Ngài cho thế gian bằng nhiều cách (Thi thiên 19: 1), và dân ngoại, mặc dầu không biết Chúa cũng như không kính sợ Ngài, cũng có thể mường tượng được một phần, nhưng không thể rõ ràng được như Phao-lô, vì ông là người được Đức-Thánh-Linh hướng dẫn.
Nguyên tắc nầy đã được Kinh thánh ghi lại, cũng bằng ngòi viết của Phao-lô, để cho thấy rằng dân ngoại dẫu không biết Chúa và không được dạy dỗ về luật pháp của Chúa, nhưng lương tâm họ, vì được tạo thành bởi Ngài, nên cũng có được đôi chút nhận thức về điều ấy:
RÔ-MA 2: 14-15 - Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình.
CÁC CÂU KINH THÁNH ĐÃ TRƯNG DẪN:
THI THIÊN 19: 1 - Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm.
CÔNG VỤ 9: 15 - Nhưng Chúa phán rằng: Hãy đi, vì ta đã chọn người nầy làm một đồ dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con cái Y-sơ-ra-ên;
1CÔ-RINH-TÔ 7: 40 - Nhưng, theo ý tôi, nếu cứ ở vậy, thì có phước hơn. Vả, tôi tưởng tôi cũng có Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
(còn tiếp)