SỰ SA SÚT TRONG NỀN GIÁO DỤC CỦA HOA-KỲ

Trong các nước theo chế độ độc tài, độc đảng thì nhà trường thường là nơi được dùng để nhồi sọ học sinh và đào tạo các thành phần trung thành với giới lãnh đạo. Vì vậy mà trong các nước thuộc thế giới thứ ba người ta thường thấy có tình trạng thu nhận sinh viên theo diện gia đình, chẳng hạn như con cái các gia đình đảng viên và thành phần ủng hộ giới cầm quyền. Hiện nay tại Hoa-kỳ các trường đại học cũng đang lần hồi thực hiện phương pháp đó theo xu hướng chuyên quyền của giới lãnh đạo chính trị và giáo dục.

Để tìm mọi cách kiếm phiếu cho tham vọng quyền lực của họ, các chính trị gia chuyên nghiệp ngày hôm nay của Hoa-kỳ tìm cách ban thưởng cho các nhóm ủng hộ đảng phái của riêng họ. Ai cũng biết là người da đen tại Mỹ có khuynh hướng bỏ phiếu nhiều cho đảng Dân chủ, vì vậy để bù lại, các trường đại học mà ban lãnh đạo theo xu hướng của đảng Dân chủ đã tìm cách thưởng lại người da đen. Thí dụ như hiệu trưởng John DeGioia của trường đại học Georgetown University đã tuyên bố là trong các niên học tới ban giám hiệu sẽ ưu tiên nhận các học sinh da đen có ông cha vốn làm nô lệ trước đây tại Hoa-kỳ. Trên bề mặt thì điều nầy dường như là hành động nhân đạo để bù đắp lại cho con cháu của người nô lệ bị ngược đãi trước đây, nhưng trên thực tế thì là cách thưởng công cho những kẻ ủng hộ đảng Dân chủ. Vì khi nhận các học sinh da đen vào trường, ban giám hiệu sẽ không quan tâm lắm đến học lực cũng như hạnh kiểm, nhưng chỉ chú ý đến việc họ có phải là con của các người nô lệ những thế kỷ trước hay không. Và vì chỗ trong trường đại học có giới hạn nên khi ưu tiên nhận con cháu người nô lệ da đen thì tất nhiên trường phải loại bớt những học sinh khác có đủ học lực hoặc hạnh kiểm tốt hơn. Kế hoạch trên đây là lần thử nghiệm đầu tiên của các người thuộc đảng Dân chủ, nếu thành công thì trong thời gian tới sẽ áp dụng rộng rãi hơn tại các trường đại học khác, và có lẽ các chính trị gia của đảng Cộng hòa cũng sẽ bắt chước làm theo. Với khuynh hướng nầy thì từ nay về sau học sinh muốn vào đại học phải thuộc trong diện ưu tiên, còn nếu thuộc trong diện kém ưu tiên hơn thì sẽ bị loại ra ngoài, giống như điều đã xãy ra tại Miền Nam Việt Nam sau năm 1975, khi học sinh thi vào cấp 3 và đại học được xếp vào 15 diện khác nhau, mà con em của các gia đình công chức miền Nam trước năm 75 sẽ bị xếp vào diện 14 hoặc 15, là diện thấp nhất và không được ưu tiên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *