CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ SỰ KHÔN NGOAN
Cả trong Kinh thánh và thực tế đời sống đều khẳng định rằng sự khôn ngoan là quan trọng và cần thiệt cho đời người. Đối với Cơ-đốc-nhân thì sự khôn ngoan lại càng quan trọng hơn nữa vì nhờ sự khôn ngoan mà tôi con Chúa có thể làm sáng sanh Ngài và làm chứng tốt về Chúa cho người chưa tin một cách hiệu quả nhất.
Dầu vậy, thực tế cho thấy rằng con người thường hay lầm lẫn giữa sự khôn ngoan và kiến thức. Người ta cho rằng khi một người có bằng cấp cao, đổ đạt nhiều hoặc có địa vị quan trọng trong xã hội thì người đó chắc có sự khôn ngoan hơn hẳn người khác. Nhưng chân lý của Chúa trong Kinh thánh và những sự kiện xãy ra trong cuộc sống cho thấy rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai.
Trong phần tin tức của trang web nầy chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải những trường hợp mà trong đó những người có học vị cao, có địa vị tốt trong xã hội lại thực hiện những hành động hoàn toàn trái ngược với sự khôn ngoan, hầu để giúp đọc giả thấy rằng kiến thức và sự khôn ngoan là hai điều khác nhau hẳn.
Để cho dễ hiểu thì chúng tôi tóm tắt về kiến thức và sự khôn ngoan như thế nầy: Kiến thức là điều giúp cho một người biết làm điều nầy, điều kia (gọi là khả năng chuyên môn) chẳng hạn như kiến thức về sửa xe, xây nhà, nấu ăn, hoặc chẳng hạn như kiến thức về y học (bác sĩ), luật pháp (luật sư), điện toán (kỹ sư).
Nhưng sự khôn ngoan là biết sống cách thế nào là tốt nhất cho cuộc đời mình, mà theo lời Kinh thánh là biết sống đẹp lòng Đức Chúa Trời để được phẩn thưởng cả trong đời nầy và đời sau.
Vì vậy, sự khôn ngoan là rất cần thiết cho cuộc đời của Cơ-đốc-nhân cả trong phương diện thuộc linh lẫn thuộc thể và nơi mà người ta có thể tìm được sự khôn ngoan tốt nhất là bởi lời của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh. Ngài là Cội Nguồn của sự khôn ngoan và vì vậy sự khôn ngoan mà Ngài ban cho những người biết tìm kiếm, vầu hỏi Ngài là sự khôn ngoan từ trời.
I. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ NGUỒN CỘI CỦA SỰ KHÔN NGOAN
(Gióp 12: 13) Nơi Đức Chúa Trời có sự khôn ngoan và quyền năng; Mưu luận và thông minh đều thuộc về Ngài.
(Gióp 12: 16) Tại nơi Ngài có quyền năng và khôn ngoan; Kẻ bị lầm lạc và kẻ làm cho lầm lạc đều thuộc về Ngài.
Đức Chúa Trời dùng sự khôn ngoan mà cai trị muôn vật:
(Gíóp 26: 12) Ngài lấy quyền năng mình mà khiến biển dậy lên, và nhờ sự khôn ngoan mình mà đánh vỡ Ra-háp.
II. CHÚA LÀ ĐẤNG BAN CHO CON NGƯỜI SỰ KHÔN NGOAN TỪ TRỜI
Sự khôn ngoan là một trong những ơn ban của Đức Chúa Trời
(Xuất Ê-díp-tô ký 35: 31) Ngài phú cho người đầy dẫy Thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết, để làm mọi thứ nghề thợ.
(Xuất Ê-díp-tô ký 36: 1) Bết-sa-lê-ên, Ô-hô-li-áp và các người khôn khéo, tức là người Đức Giê-hô-va đã phú cho sự khôn ngoan và sự thông sáng đặng làm các công việc định dùng về việc tế lễ nơi thánh, đều làm mọi việc mà Đức Giê-hô-va đã phán dặn.
(1Các Vua 4: 29) Đức Chúa Trời ban cho Sa-lô-môn sự khôn ngoan, sự thông sáng rất cao, cùng lòng rộng rãi như cát trên bờ biển.
Chúa còn ban cho có thêm người khôn ngoan để giúp đỡ công việc:
(E-xơ-ra 8: 18) Vì nhờ tay Đức Chúa Trời chúng ta phù trợ, các người ấy dẫn đến cùng chúng ta một người khôn ngoan, thuộc về dòng Mách-li, là hậu tự của Lê-vi, con trai của Y-sơ-ra-ên, luôn Sê-rê-bia, và các con trai cùng anh em người, số được mười tám tên.
(Gióp 11: 6) Ước chi Ngài chỉ tỏ cho ông biết sự bí mật của sự khôn ngoan! Vì Ngài thông hiểu bội phần.
Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan cho nhiều người, ở những mức độ khác nhau:
(Gióp 15: 8) Chớ thì ông có nghe điều bàn định trong ý nhiệm của Đức Chúa Trời sao? Há chỉ một mình ông được khôn ngoan ư?
III. BÍ QUYẾT ĐỂ ĐƯỢC SỰ KHÔN NGOAN
Khi một người được đầy dẫy Đức-Thánh-Linh thì sẽ trở nên khôn ngoan:
(Xuất Ê-díp-tô ký 31: 3) Ta đã làm cho người đầy dẫy Thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết để làm mọi thứ nghề thợ.
Bí quyết để được sự khôn ngoan là giữ và làm theo các điều răn, mẫu mực trong Kinh thánh:
(Phục truyền 4: 6) Vậy, các ngươi phải giữ làm theo các mạng lịnh và luật lệ nầy; vì ấy là sự khôn ngoan và sự thông sáng của các ngươi trước mặt các dân tộc; họ nghe nói về các luật lệ nầy, sẽ nói rằng: Dân nầy là một dân khôn ngoan và thông sáng không hai!
Một bí quyết khác để có thể nhận được sự khôn ngoan là được người kính sợ Đức Chúa Trời đặt tay cầu nguyện cho:
(Phục truyền 34: 9) Giô-suê, con trai của Nun, được đầy dẫy thần khôn ngoan, vì Môi-se đã đặt tay mình trên người; dân Y-sơ-ra-ên bèn vâng lời người và làm theo điều Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.
(1Các Vua 4: 29-31) Đức Chúa Trời ban cho Sa-lô-môn sự khôn ngoan, sự thông sáng rất cao, cùng lòng rộng rãi như cát trên bờ biển. Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn trổi hơn sự khôn ngoan của mọi người phương đông, và sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô. Người khôn ngoan hơn mọi người, khôn ngoan hơn Ê-than, người Ếch-ra-hít, hơn Hê-man, Canh-côn, và Đạt-đa, là các con trai Ma-hôn; danh tiếng người đồn ra trong các dân tộc chung quanh.
Năm tháng và tuổi tác giúp người ta khôn ngoan hơn:
(Gióp 12: 12) Người già cả có sự khôn ngoan, kẻ hưởng trường thọ được điều thông sáng.
Yên lặng là một hình thức của sự khôn ngoan
(Gióp 13: 5) Chớ chi các ngươi nín lặng! Đó sẽ là sự khôn ngoan của các ngươi.
Chúng ta phải biết nơi có thể tìm kiếm được sự khôn ngoan
(Gíóp 28: 12) Còn sự khôn ngoan tìm được ở đâu? Tại nơi nào có sự thông sáng?
(Gióp 28: 20) Vậy thì sự khôn ngoan ở đâu đến? Sự thông sáng ở tại nơi nào?
IV. SỰ KHÔN NGOAN LÀ MỘT TRONG NHỮNG YÊU CẦU CỦA CHỨC VỤ HẦU VIỆC CHÚA
Khi hầu việc Chúa cần phải có sự khôn ngoan:
(Xuất Ê-díp-tô ký 35: 10) Trong vòng các ngươi mấy người khôn ngoan hơn hết hãy đến làm mọi điều Đức Giê-hô-va đã phán dặn;
Người ở trong địa vị lãnh đạo hoặc hướng dẫn người khác cần phải có sự khôn ngoan:
(Phục truyền 1: 13) Hãy chọn trong mỗi chi phái các ngươi những người khôn ngoan, thông sáng, có tiếng, và ta sẽ lập họ lên làm quan trưởng các ngươi.
Người lãnh đạo dân sự Chúa phải biết cầu xin cho có được sự khôn ngoan:
(1Sử ký 1: 10) Vậy, xin Chúa ban cho tôi sự khôn ngoan và tri thức, để tôi ra vào trước mặt dân sự nầy; vì ai dễ xét đoán được dân của Chúa rất đông dường kia?
Khi chọn người hướng dẫn con dân Chúa thì sự khôn ngoan phải là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu:
(Phục truyền 1: 15) Bấy giờ, ta chọn lấy những người quan trưởng của các chi phái, là những người khôn ngoan, có tiếng, lập lên làm quan tướng các ngươi, hoặc cai ngàn người, hoặc cai trăm người, hoặc cai năm mươi người, hoặc cai mười người, và làm quản lý trong những chi phái của các ngươi.
Cầu xin để có được sự khôn ngoan từ trời mà phục vụ Chúa và dân sự của Ngài là điều đẹp lòng Chúa
(1Các Vua 3: 12) Nầy, ta đã làm theo lời cầu xin của ngươi, ban cho ngươi tấm lòng khôn ngoan thông sáng, đến đỗi trước ngươi chẳng có ai bằng, và sau ngươi cũng sẽ chẳng có ai ngang.
Người biết cầu xin sự khôn ngoan được Chúa tưởng thưởng thêm:
(2Sử ký 1: 11-12) Đức Chúa Trời phán với Sa-lô-môn rằng: Ta đã lập ngươi làm vua dân sự ta; vả, vì ngươi có lòng như vậy, không có cầu xin sự giàu có, của cải, tôn vinh, hay là mạng sống của những kẻ ghen ghét ngươi, và cũng chẳng có xin sự sống lâu, nhưng lại cầu xin sự khôn ngoan và tri thức cho mình, để xét đoán dân sự ta, nên ta đã ban sự khôn ngoan và tri thức cho ngươi; ta lại sẽ ban cho ngươi sự giàu có, của cải, tôn vinh, đến đỗi các vua trước ngươi không hề có như vậy, và sau ngươi cũng sẽ chẳng có vua nào được như thế.
V. TỘI LỖI LÀM MẤT SỰ KHÔN NGOAN
Sự tham lam (thích nhận hối lộ) là nguyên nhân làm cho con người mất sự khôn ngoan và lời nói của con dân Chúa không còn ngay thẳng nữa
(Phục truyền 16: 19) Ngươi chớ làm dịch sự chánh trực, chớ thiên vị ai, cũng chẳng nên nhận của hối lộ; vì của hối lộ làm cho mù mắt kẻ khôn ngoan, và làm rối lời của người công bình.
VI. XÁC ĐỊNH SỰ KHÔN NGOAN CÁ NHÂN
Một trong những bằng chứng về người có sự khôn ngoan là biết suy nghĩ đến ngày cuối cùng của mình
(Phục truyền 32: 9) Chớ chi họ khôn ngoan và hiểu được, Ước gì nghĩ đến sự cuối cùng vẫn đợi họ!
Ăn nói khôn ngoan là bằng chứng của một người được Đức Chúa Trời ở cùng:
(1Sa-mu-ên 16: 18) Một người trong vòng tôi tớ cất tiếng nói rằng: Nầy tôi đã thấy một con trai của Y-sai, người Bết-lê-hem; nó gảy đờn hay, một người chiến sĩ mạnh bạo, ăn nói khôn ngoan, và mặt mày tốt đẹp; Đức Giê-hô-va ở cùng người.
Trong vòng nữ giới cũng có nhiều người được kể là khôn ngoan
(2Sa-mu-ên 20: 16) Bấy giờ, có một người nữ khôn ngoan ở trên đầu đồn thành la lên cùng chúng rằng: Các ngươi hãy nghe, hãy nghe! Xin hãy nói cùng Giô-áp lại gần đây, tôi muốn nói chuyện cùng người.
Người khôn ngoan không nói những lời vô ích (xem thêm về mạng lệnh chớ giả ngộ gtầm phào)
(Gíóp 15: 2) Người khôn ngoan há đáp bằng lời tri thức hư không, và phình bụng mình bằng gió đông sao?
Người khôn ngoan là người biết học kinh nghiệm của tiền nhân và áp dụng vào trong cuộc sống:
(Gióp 15: 18) Là điều kẻ khôn ngoan tỏ ra theo tổ phụ mình, không giấu giếm.
Nhờ lời phát biểu và biện luận của cá nhân mà xác định được mức độ khôn ngoan của người đó:
(Gióp 17: 10) Nhưng, hỡi các ngươi, hết thảy khá biện luận lại nữa; Song ta không thấy trong các ngươi có ai khôn ngoan.
VII. ÍCH LỢI CỦA SỰ KHÔN NGOAN
Sự khôn ngoan giúp cho cá nhân biết gìn giữ điều răn của Chúa:
(1Sử ký 22: 12) Nguyện Đức Giê-hô-va ban cho con sự khôn ngoan thông sáng, khiến cho con cai trị trên Y-sơ-ra-ên, để con gìn giữ luật pháp của Giê-hô-va Đức Chúa Trời con.
Sự khôn ngoan giúp cho con dân Chúa tránh được việc phạm tội trọng
(1Sa-mu-ên 25: 33) Đáng khen sự khôn ngoan ngươi và chúc phước cho ngươi, vì ngày nay đã cản ta đến làm đổ huyết và ngăn ta dùng chính tay mình mà báo thù cho mình.
Khi con dân Chúa có sự khôn ngoan từ trời thì sẽ hiểu biết được mọi sự:
(2Sa-mu-ên 14: 20) Giô-áp, tôi tớ của vua, đã làm như vậy, để làm cho việc nầy thành ra cách mới. Nhưng chúa tôi là khôn ngoan như thiên sứ của Đức Chúa Trời, hiểu rõ mọi việc đã xảy ra trên đất.
Sự khôn ngoan rất cần thiết để giúp cho một người biết cư xử hợp lý với người khác, nhất là khi trừng phạt kẻ phạm tội
(1Các Vua 2: 6) Con hãy cứ sự khôn ngoan con mà cư xử, chớ để đầu bạc nó xuống âm phủ cách bình yên.
(1Các Vua 2: 9) Bây giờ, con chớ để nó khỏi phạt, vì con là khôn ngoan, biết thế nào phải xử nó: con khá làm cho đầu bạc nó dính máu mà xuống âm phủ.
Sự khôn ngoan khiến cho người khác hâm mộ:
(1Các Vua 4: 24) Có kẻ từ các dân tộc đến nghe sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, và các vua ở thế gian mà đã nghe nói về sự khôn ngoan của người, đều sai sứ đến.
(1Các Vua 10: 8) Các tôi tớ vua thật có phước thay! Các tôi tớ vua hằng đứng chầu trước mặt vua, nghe sự khôn ngoan của vua, lấy làm có phước thay!
(2Sử ký 9: 22-23) Ấy vậy, vua Sa-lô-môn trổi hơn các vua trên đất về sự khôn ngoan. Các vua trên đất đều cầu thấy mặt Sa-lô-môn, đặng nghe sự khôn ngoan của người mà Đức Chúa Trời đã để trong lòng người.
Khi một người, dầu là nữ, mà có lập luận khôn ngoan cũng có thể thuyết phục được đám đông:
(2Sa-mu-ên 20: 22) Vậy, người nữ ấy đến trước mặt cả dân chúng, và nói cho nghe lời ý luận khôn ngoan của nàng. Chúng chém đầu Sê-ba, con trai Biếc-ri, rồi ném cho Giô-áp. Giô-áp bèn thổi kèn lên; đạo quân dan ra khỏi thành và tản đi; ai nấy đều trở về nhà mình, còn Giô-áp trở về Giê-ru-sa-lem, gần bên vua.
Người có sự khôn ngoan làm chứng tốt cho Chúa:
(1Các Vua 5: 7) Khi Hi-ram nghe lời của Sa-lô-môn, thì mừng lắm, mà rằng: Ngày nay đáng khen ngợi thay Đức Giê-hô-va, vì đã ban cho Đa-vít một con trai khôn ngoan, để trị vì dân sự lớn nầy!
Sự khôn ngoan giúp tạo được hòa bình:
(1Các Vua 5: 12) Như vậy, Đức Giê-hô-va ban sự khôn ngoan cho Sa-lô-môn y như Ngài đã hứa với người. Hi-ram và Sa-lô-môn hòa nhau và lập giao ước với nhau.
Sự khôn ngoan giúp cho có tài khéo:
(1Các Vua 7: 14) Người là con trai của một đàn bà góa về chi phái Nép-ta-li, còn cha là người Ty-rơ, làm thợ đồng. Hi-ram đầy sự khôn ngoan, thông hiểu, có tài làm các thứ công việc bằng đồng. Người đến vua Sa-lô-môn, và làm mọi công việc người.
Sự khôn ngoan làm cho người khác kính phục:
(1Các Vua 10: 4-5) Khi nữ vương Sê-ba thấy mọi sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, cung điện người đã cất, những món ăn trên bàn người, nhà cửa của tôi tớ người, thứ tự công việc của các quan, và đồ ăn mặc của họ, các quan chước tửu, và các của lễ thiêu người dâng trong đền Đức Giê-hô-va, thì mất vía.
(2Sử Ký 9: 3-7) Khi nữ vương Sê-ba thấy sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, cung điện người đã xây cất, những món ăn trên bàn người, nhà cửa các tôi tớ, thứ tự công việc của các quan, và đồ mặc của họ, các quan chước tửu và áo xống của họ, cùng các của lễ thiêu người dâng trong đền Đức Giê-hô-va, thì mất vía, bèn nói với vua rằng: Điều tôi nghe nói trong xứ tôi về các lời nói và sự khôn ngoan của vua, thì thật lắm. Song trước khi tôi chưa đến đây và chưa thấy tận mắt những điều nầy, thì tôi chẳng tin lời họ; và kìa, người ta chẳng thuật cho tôi nghe đến phân nửa sự khôn ngoan lớn lao của vua; vua thật trổi hơn tiếng đồn tôi đã nghe. Các quần thần của vua thật có phước thay! Các tôi tớ vua, hằng đứng chầu trước mặt vua, nghe được sự khôn ngoan của vua, thật có phước thay!
Sự khôn ngoan làm cho danh tiếng được đồn xa:
(1Các Vua 10: 6-7) Rồi bà nói rằng: Điều tôi nghe nói trong xứ tôi về lời nói và sự khôn ngoan của vua, thì thật lắm. Song trước khi tôi chưa đến đây, và chưa thấy tận mắt những điều nầy, thì tôi chẳng tin; và kìa, người ta chẳng nói đến được phân nửa! Sự khôn ngoan và oai nghi của vua trổi hơn tiếng đồn tôi đã nghe.
Sự khôn ngoan làm cho thành công hơn người khác:
(1Các Vua 10: 23) Ấy vậy, vua Sa-lô-môn trổi hơn các vua thế gian về sự giàu có và sự khôn ngoan.
Sự khôn ngoan làm cho danh tiếng cá nhân được lưu truyền:
(1Các Vua 11: 41) Còn các điều khác về chuyện Sa-lô-môn, mọi việc người, sự khôn ngoan của người, thảy đều đã chép trong sách hành trạng của Sa-lô-môn.
Sự khôn ngoan giúp người khác nhận biết Chúa:
(2Sử ký 2: 12) Hi-ram lại nói: Ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, là Đấng dựng nên trời đất, vì Ngài đã ban cho vua Đa-vít một con trai khôn ngoan, dẽ dặt, thông minh, để cất một cái đền cho Ngài và một cái cung cho nước người.
Sự khôn ngoan giúp cho cá nhân được thăng cao:
(E-xơ-ra 7: 25) Còn ngươi, hỡi E-xơ-ra, tùy theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời ngươi, đã có trong tay ngươi, hãy lập những quan phủ, quan án, là những kẻ thạo biết luật pháp của Đức Chúa Trời ngươi, để chúng xét đoán cả dân sự ở bên kia sông; còn người nào chẳng biết luật pháp, các ngươi khá dạy cho nó biết.
Người có sự khôn ngoan sẽ được người khác kính trọng vì làm công việc trong sự chánh trực công bình:
(1Các Vua 3: 28) Cả Y-sơ-ra-ên đều nghe sự đoán xét mà vua đã làm, thì bắt kính sợ vua, vì thấy trong lòng người có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đặng xử đoán công bình.
Sự khôn ngoan giúp cho người khác nể sợ con dân Chúa:
(Ê-xơ-tê 6: 13) Ha-man thuật lại cho Xê-rết, vợ mình, và các bạn hữu mình hay mọi điều đã xảy đến cho mình. Khi ấy các người khôn ngoan và Xê-rết, vợ người, nói rằng: Ông đã khởi mòi sa bại trước mặt Mạc-đô-chê rồi; nếu hắn quả thuộc về dòng dõi dân Giu-đa, thì ông sẽ chẳng thắng hắn được đâu, nhưng sẽ sa bại quả hẳn trước mặt người.
Khôn ngoan là sự tự tiếp cứu mà cá nhân có thể tìm được cho chính mình:
(Gióp 6: 13) Trong mình tôi chẳng có sự tiếp cứu, sự khôn ngoan bị cất khỏi tôi, ấy há chẳng phải như vậy sao?
Sự khôn ngoan trước nhất là ích lợi cho cá nhân:
(Gióp 22: 2) Loài người có ích lợi chi cho Đức Chúa Trời chăng? Người khôn ngoan chỉ ích lợi cho chính mình mình mà thôi.
Giá trị của sự khôn ngoan trỗi hơn tài sản:
(Gióp 28: 18) Còn san hô và thủy tinh, thì chẳng cần nói đến; Giá trị sự khôn ngoan thật cao hơn châu báu.
VIII. LOÀI NGƯỜI TƯỞNG HỌ CÓ SỰ KHÔN NGOAN
Con người vẫn thường cho họ là khôn ngoan:
(Xuất Ê-díp-tô ký 1: 10) Hè! Ta hãy dùng chước khôn ngoan đối cùng họ, kẻo họ thêm nhiều lên, một mai nếu có cơn chinh chiến xảy đến, họ sẽ hiệp cùng quân nghịch đánh lại ta, và ra khỏi xứ chăng.
(2Sử ký 11: 23) Rô-bô-am cư xử cách khôn ngoan, phân tản các con trai mình đi ở khắp trong cõi Giu-đa và Bên-gia-min, nơi các thành bền vững, cấp cho chúng lương thực dư dật, và cưới nhiều vợ cho.
Dẫu con người có tính mưu chước khôn ngoan đến đâu thì Đức Chúa Trời cũng làm cho ra hư nếu điều đó không thuận theo đường lối của Ngài:
(2Sa-mu-ên 17: 14) Bấy giờ, Áp-sa-lôm và cả dân Y-sơ-ra-ên đều nói rằng: Mưu của Hu-sai, người Ạt-kít, hay hơn mưu của A-hi-tô-phe. Vả, Đức Giê-hô-va đã định làm bại mưu khôn ngoan của A-hi-tô-phe, hầu giáng sự tai họa trên Áp-sa-lôn vậy.
Chúa làm cho con người phải gánh lấy hậu quả của mưu chước tưởng là khôn ngoan của họ:
(Gióp 5: 13) Ngài bắt kẻ khôn ngoan trong chước móc họ, mưu kế của kẻ quỉ quái bèn bị bại.
Mặc dầu loài người có sự khôn ngoan, hoặc được giúp đỡ bởi những người khôn ngoan thì họ vẫn không tránh khỏi hình phạt mà Chúa đã chỉ định:
(Các quan xét 5: 29) Những kẻ khôn ngoan trong bọn hầu người trả lời, mà mẹ hắn cũng nói thầm, rằng:
Sự khôn ngoan xác thịt không giúp con người thoát khỏi sự chết:
(Gióp 4: 21) Dây chằng của chúng há chẳng bị dứt trong mình họ sao? Chúng thác, nào được khôn ngoan chi.
IX. SỰ KHÔN NGOAN CỦA LOÀI NGƯỜI KHÔNG THỂ THẮNG HƠN ĐƯỢC Ý MUỐN CỦA CHÚA
Sự khôn ngoan cá nhân không thể giúp con người sống mãi
(Gióp 12: 2) Hẳn chi các ngươi thật là người, sự khôn ngoan sẽ đồng chết mất với các ngươi mà chớ!
(còn tiếp)