SỰ BẤT AN CHÍNH TRỊ TIẾP TỤC XÃY RA TRONG NĂM 2016
Theo tin tức từ các nhật báo thì Bắc Triều tiên vừa tuyên bố rằng đã thành công trong một vụ thử bom hydrogen. Như vậy tình hình chính trị tại vùng Á châu sẽ trở nên căng thẳng hơn nữa sau việc Trung cộng tiến chiếm các quần đảo Trường sa và Hoàng sa tại vùng biển Ðông. Trong các thập niên vừa qua thì thế cân bằng quân sự về vũ khí hạt nhân đã nghiêng nhiều về phía Trung cộng vì chính quyền Bắc kinh còn có đàn em Bắc Triều tiên, nhưng về phía Hoa-kỳ thì mặc dầu là cường quốc nhưng những quốc gia đồng minh chủ yếu trong khu vực như Nhật bản, Úc-đại-lợi và Nam Triều tiên lại không có vũ khí hạt nhân. Các quan sát viên quốc tế cho rằng sự việc nầy có thể sẽ dẫn đến sự tái trang bị vũ khí có sức hủy diệt lớn tại các nước trong khu vực.
Tại vùng Bắc Phi thì tình hình chính trị của Libya ngày càng sa sút. Mặc dầu dưới thời cầm quyền của nhà độc tài Qaddafi mức độ nhân quyền và sự sống của người dân trong nước rất thấp, nhưng nếu so với ngày hôm nay thì vẫn còn tốt hơn. Sau khi Hoa-kỳ và NATO dùng các lực lượng chống đối để lật đổ Qaddafi với hy vọng là thành lập được tại đấy một đất nước dân chủ, thì kế hoạch đó đã không thành công. Ngày nay Lybia là một nước bị chia xé bởi nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan chiếm cứ những khu vực khác nhau và tiếp tục xung đột để giành ảnh hưởng.
Tại châu Âu, Robert Fico, thủ tướng nước Slovakia, đã dám phản đối lại các sắc luật liên quan đến người di dân đạo Hồi mà Chính phủ Liên hiệp Châu Âu đã công bố và muốn các quốc gia trong khối liên hiệp phải thực hiện. Vào ngày thứ 7 tháng Giêng, tại Brussels, ông Fico đã cho biết là bắt đầu từ đây Slovakia sẽ không nhận bất cứ một người di dân Hồi giáo nào. Ông cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến chính quyền Slovakia quyết định như vậy là vì thấy được mối liên hệ của đám di dân Hồi giáo với cuộc thảm sát tại Paris đêm thứ Sáu ngày 13, nạn trộm cướp trắng trợn của thanh niên Hồi giáo tại Calais (nơi có đường hầm xa lộ nối liền Anh quốc với lục địa châu Âu mà chúng ta có thể xem thấy qua rất nhiều videos trên Youtube), việc thanh niên Hồi giáo (gần 1000 tên) tấn công và hãm hiếp phụ nữ Ðức tại Cologne trong đêm giao thừa ngày Ðầu Năm Mới. Vị thủ tướng nầy cho biết thêm là kế hoạch thành lập cộng đồng Hồi giáo đã thất bại tại châu Âu và Hồi giáo là những kẻ không thể sống chung hòa bình được với các sắc dân khác.
Tại Hoa-kỳ, cũng theo các bình luận viên thời nay thì hệ thống luật pháp của Mỹ ngày càng thoái hóa, thậm chí nhiều lúc trở thành trò cười cho quần chúng (không phải cười vui mà là cười trong chán chường). Có người còn nhận xét là hệ thống luật pháp của quốc gia nầy dường như không còn hiệu quả, hoặc nếu có còn là đối với người dân thường thấp cổ bé miệng. Người ta có thể viện dẫn hàng trăm thí dụ về hệ thống luật pháp thiếu chừng mực của Mỹ, chẳng hạn như việc những người phạm pháp thuộc các sắc dân da màu, nhất là da đen, thì thường được chính quyền làm ngơ, vì sợ nếu trừng phạt sẽ mang tiếng là kỳ thị, là đối xử bất công với những thành phần thiểu số trong xã hội. Những trường hợp như vậy cũng xãy ra trong phương diện tôn giáo và giới tính. Nếu người phạm pháp là tín hữu đạo Thiên Chúa giáo thì tòa án phạt thẳng tay, nhưng cũng với cùng một trường hợp nhưng người phạm pháp là Hồi giáo thì chính quyền lại làm ngơ, vì sợ mang tiếng là đàn áp đạo Hồi. Nếu người phạm luật là tín đồ Cơ-đốc thì chính quyền sẳn sàng truy tố ra tòa, nhưng nếu đó là một người đồng tính luyến ái thì các công tố viên lại cố tình ém nhẹm đi. Ngoài ra còn phải kể đến việc những siêu ngân hàng và những người giàu có đứng hạng nhất ở Mỹ được ưu tiên trước luật pháp, nhưng người dân thường thì chưa bao giờ được miễn tố giống như họ. Vì vậy có người nhận định là với tình trạng suy thoái trong chính phủ Hoa-kỳ ngày hôm nay thì luật pháp là vũ khí để chính quyền có thể đàn áp người dân trong nước.