SẮC LỆNH ĐÌNH CHỈ NHẬP CƯ NGƯỜI HỒI GIÁO
Vào ngày thứ Năm 26 tháng Giêng 2017 tổng thống tân nhiệm Donald Trump đã ký sắc lệnh phải bắt đầu ngay lập tức việc xây dựng bức tường dọc theo đường biên giới phía Nam giữa Hoa-kỳ và Mexico để ngăn chặn làn sóng di dân bất hợp pháp từ các nước Trung và Nam Mỹ. Sang ngày hôm sau, thứ Sáu 1/27, Donald Trump lại ký thêm sắc lệnh mới đình chỉ ngay lập tức việc nhập cư dân tỵ nạn chiến tranh trong vòng 120 ngày với mục tiêu bảo đảm an ninh trong xã hội Hoa-kỳ khỏi các cuộc tấn công của khủng bố Hồi giáo. Vì vậy, song song với sắc lệnh trên Donald Trump còn ký chỉ thị đình chỉ vô hạn định việc nhập cư người tỵ nạn tại các nước Hồi giáo như Yemen, Iran, Iraq, Syria và Lybia cho đến khi Bộ an ninh quốc gia và Bộ ngoại giao Hoa-kỳ đệ trình phương pháp điều tra và ngăn chận hữu hiệu sự trà trộn của các phần tử khủng bố Hồi giáo vào trong số dân tỵ nạn chiến tranh.
Trước đây, trong thời gian Obama cầm quyền thì Bộ an ninh quốc gia Hoa-kỳ đã thú nhận rằng hơn 800 tên Hồi giáo có quan hệ mật thiết với các tổ chức khủng bố đã trà trộn và qua mặt được mạng lưới kiểm tra của Bộ di trú để nhập cư vào nội địa Mỹ. Cho đến bây giờ thì Bộ an ninh quốc gia vẫn chưa biết rõ chúng hiện đang ẩn núp ở đâu.
Sau khi sắc lệnh đình chỉ dân tỵ nạn Hồi giáo được ban hành thì đảng Dân chủ và các kẻ ủng hộ khuynh hướng phóng túng cấp tiến (liberal/progressive) đã ồn ào lên tiếng phản đối, cho rằng như vậy là đối xử không nhân đạo với Hồi giáo. Họ đòi hỏi chính phủ của Donald Trump phải bỏ ngõ cửa biên giới như trước đây dưới thời Obama và phải tiếp tục cung cấp an sinh xã hội cho di dân, bất kể là họ nhập cư vào đất Mỹ hợp pháp hay không.
Một trong những người nổi tiếng thuộc phe phóng túng cấp tiến phản ứng mạnh mẽ nhất là tỷ phú trẻ Zuckerberg, người sáng lập và là chủ nhân của Facebook. Y đòi hỏi là chính phủ của Donald Trump không được đóng cửa biên giới hầu để cho người di dân tỵ nạn của Hồi giáo được nhập cư dễ dàng. Để tạo áp lực với Donald Trump, vào ngày thứ Bảy 1/28, Zuckerberg sẽ tổ chức một buổi tập họp để biểu tình tại mảnh đất riêng trị giá hơn 100 triệu đô-la của y tại Hawaii. Cần nói thêm là mảnh đất ấy vẫn chưa phải là sở hữu chính thức của y vì theo luật của tiểu bang Hawaii công bố từ năm 1850 thì hễ người thổ dân Hawaii sống ở đâu thì mảnh đất đó thuộc quyền sỡ hữu của họ. Vì vậy hiện nay Zuckerberg đang chi ra hàng chục triệu đô-la để kiện các gia đình thổ dân và đòi hỏi họ phải rời khỏi mảnh đất ấy ngay lập tức.