QUỐC GIA CẦN BẢO VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI

Như chúng tôi đã đưa tin vào thượng tuần tháng Hai vừa qua trong bài THƯỞNG TIỀN CHO TỘI PHẠM HÌNH SỰ về việc ban quản trị của thành phố Richmond (tiểu bang California) và Washington D.C. trả tiền hàng tháng cho các kẻ côn đồ để chúng không gây án nữa, thì hiện nay tại nhiều thành phố khác của Mỹ các chính trị gia bắt áp dụng chính sách này càng ngày càng nhiều, có nơi đã trả cho các tên đang bị nghi vấn phạm tội giết người $1,000.00 dollars mỗi tháng để chúng đừng giết người nữa. Chẳng những thế thôi chính phủ của các thành phố còn đài thọ phí tổn du hành để đưa chúng sang Nam Phi, London và Mexico City gặp thành viên của các đảng cướp đối thủ để chúng có cơ hội chuyện trò, trao đổi, với hy vọng là nhờ những lần gặp gỡ như vậy các kẻ tội phạm sẽ hiền lành hơn và giảm bớt việc giết người! Điều cần nên nói đến là những kẻ côn đồ trên đều là người da đen và đều có nhiều tiền án hình sự mà không hề bị truy tố ra tòa. Phương pháp nầy chẳng khác gì việc các thương nhân nộp tiền mãi lộ cho trộm cướp hoặc các băng đảng mafia như thường thấy xãy ra trong xã hội từ Á sang Âu. Theo các chuyên gia về tội phạm học thì họ chưa hề thấy một báo cáo nào cho biết rằng tình trạng phạm pháp trong các thành phố được giảm thiểu kể từ khi kế hoạch nầy được áp dụng, nhưng nó chỉ làm tốn kém và hao hụt thêm ngân sách địa phương, nhất là trong thời kỳ kinh tế đang gặp khủng hoảng như hiện nay. Có lẽ chính khách trong ban quản trị các thành phố nghĩ rằng tiền thuế của dân là sỡ hữu chung, không phải là tiền túi riêng của họ, nên cứ việc phung phí vô tội vạ, bất cần hậu quả hoặc kết quả như thế nào.

Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2017-2021 Donald Trump đã cho biết là nếu được đắc cử thì sẽ cho xây dựng hàng rào biên giới giữa Hoa-kỳ và Mexico để ngăn chận làn sóng di dân lậu từ các nước vùng Châu Mỹ La-tinh. Nhiều người đã phản đối dự tính nầy vì cho rằng làm vậy là vô nhân đạo. Nhưng theo nguyên tắc chung thì một quốc gia sẽ không duy trì nổi sự độc lập của mình nếu không biết bảo vệ đường biên giới. Trong âm mưu của Obama muốn phân hóa xã hội Mỹ và tạo mất ổn định để có thể tăng cường quyền lực của giới lãnh đạo thì đường biên giới phía Nam của Hoa-kỳ hầu như bị bỏ ngõ suốt nhiều năm qua khi nội các cứ tiếp tục cắt giãm ngân sách dành cho các lực lượng biên phòng. Chính vì lẽ đó mà sau gần tám năm cầm quyền của Obama số người nhập cư lậu từ khoảng vài triệu đã tăng đến gần 20 triệu, đến nỗi ngày hôm nay tại Hoa-kỳ xã hội gần như có đến 2 ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh và tiếng Tây-ban-nha (dành cho cộng đồng Latino).

Nhưng theo kinh nghiệm về việc bảo vệ đường biên giới tại một số nước châu Âu trước làn sóng nhập cư ào ạt của người Hồi giáo thì người ta có thể nhận thấy câu ngạn ngữ Good fences make good neighbors (hàng rào tạo nên hàng xóm tốt) là đúng. Lấy thí dụ điển hình của Hungary thì chúng ta có thể thấy được điều đó. Nước nầy trước đây vốn là tuyến đường di chuyển chính của di dân Hồi giáo từ vùng Trung Đông và Bắc Phi (họ trước hết đi ngang qua Thổ nhĩ kỳ để vào vùng bán đảo Balkan hoặc dùng tàu thuyền đến Hy lạp rồi từ đó vào nội địa Châu Âu). Đã có lúc số lượng người Hồi giáo vượt biên giới vào đất Hungary là 7000 người một ngày (để từ đó họ đi đến Đức hoặc các nước Bắc Âu, là nơi có hệ thống an sinh xã hội cấp cho tiền bạc, nhà ở rất dễ dàng và dồi dào). Sau khi thủ tướng Viktor Orban ban lệnh đóng cửa biên giới và dựng hàng rào kẽm gai để ngăn chận đám di dân lậu thì số lượng nầy giảm xuống lập tức, chỉ còn khoảng 870 vào ngày 17 tháng Mười so với 6,353 của ngày hôm trước. Đây là con số mà Hungary có thể kiểm tra lý lịch một cách kỹ lưỡng hơn để chắc rằng không có các phần tử khủng bố trà trộn vào. Từ đó đến nay thì số di dân lậu mỗi ngày mỗi giảm và chỉ còn khoảng 40 người một ngày. Trong tháng Hai vừa qua, khi đám dân Hồi giáo phá hủy một phần hàng rào thì con số đó lại tăng lên, nhưng cũng chỉ vài trăm người mà thôi. Ngoài ra những nước như Ba-lan, Macedonia, Tây-ban-nha cũng đều có hàng rào để ngăn cản đám di dân Hồi giáo. Một điều đáng nói là tất cả các nước kể trên đều từng có kinh nghiệm lịch sữ đau thương khi Hồi giáo (đế quốc Ottoman) xâm lăng Châu Âu vào thời Trung cổ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *