QUÂN ÐỘI ASSAD BAO VÂY ALEPPO
Khi lực lượng hổn hợp của Syria, Iran và Hezbolla bao vây thành phố Aleppo và chuẩn bị trận chiến quyết định để tiêu diệt đám khủng bố Isis tử thủ bên trong, thì có hàng ngàn thường dân Syria rời khỏi Aleppo và tập trung tại biên giới Thổ nhĩ kỳ để hy vọng được từ đó di dân sang Âu châu. Các lãnh đạo Tây phương đang nổ lực trong việc chuẩn bị để đón tiếp đám di dân nầy bằng các chương trình trợ giúp nhân đạo. Nhưng những người thức thời đã lên tiếng cảnh cáo chínn phủ các nước châu Âu phải cẩn thận, vì những kẻ di dân nầy hoàn toàn khác với những đợt di dân trước đây. Các nhóm di dân rời khỏi Syria từ lúc chiến cuộc nổ ra là những người thuộc các sắc dân thiểu số thường bị Hồi giáo bắt bớ và giết hại, những người khác là tín đồ Thiên Chúa giáo, Cơ-đốc-giáo, là những người không bao giờ được chấp nhận trong xã hội Hồi giáo. Dầu vậy vẫn có một số lớn người Hồi giáo và những kẻ nằm vùng của khủng bố trà trộn vào các đợt di dân ấy để gây rối loạn tại các quốc gia Tây phương như điều mà dư luận quần chúng đã bất bình lên tiếng bấy lâu nay. Bây giờ khi thành phố Aleppo sắp sửa thất thủ vào tay quân hỗn hợp của Iran và Hezbolla (thuộc nhóm Hồi giáo Shiites) thì đám Hồi giáo còn ở lại mới chịu ra đi. Họ chính là những kẻ đã ủng hộ bọn khủng bố, là những kẻ thích sống trong xã hội dùng luật saria của Hồi giáo (caliphate). Họ cũng là những kẻ chỉ điểm cho bọn khủng bố để bắt và chặt đầu những người thuộc về các sắc dân thiểu số, những tín đồ đạo Thiên Chúa giáo và Cơ-đốc-giáo, là những kẻ đứng xem bọn khủng bố tàn sát các bé trai, bé gái 5 tuổi mà hình ảnh đau thương của các thiếu nhi đó được đưa lên mạng internet và các đoạn video ngắn trên Youtube. Ðám Hồi giáo nầy thuộc nhóm Sunni và không dám ở lại Aleppo vì sợ khi thành phố bị thất thủ thì tội ác của họ sẽ bị phanh phui và sẽ phải đền tội. Nếu không cẩn thận đề phòng thì khi đón tiếp đám di dân nầy các chính phủ Tây phương sẽ giống như người mở cửa để quốc gia họ bị xâm lăng bởi các phần tử thân khủng bố.
Một ngọn núi lửa tại Nhật bản nằm trong vùng Sakurajima đã hoạt động trở lại và gây ra những vụ nổ dữ dội làm rung chuyển cả một vùng rộng lớn. Một điều đáng ngại là ngọn núi lửa nầy chỉ cách trung tâm nguyên tử Sendai vỏn vẹn có 50 cây số. Vì vậy chính phủ Nhật bản đã ban hành lệnh báo động cấp 4 (chuẩn bị để di tản). Theo các chuyên gia địa chất thì ngọn núi lửa nầy có khả năng gây nên những cuộc chấn động mạnh hơn nữa trong khu vực và sẽ rất nguy hiểm cho sinh mạng của dân chúng. Ðây là lần thứ hai có tình trạng nầy xãy ra. Tháng Tám năm trước khi chính phủ Nhật bản quyết định tái sử dụng nhà máy phát điện nguyên tử tại Fukushima thì ngọn núi lửa gần đấy hoạt động trở lại. Mọi người tưởng đó chỉ là sự trùng hợp một lần duy nhất mà thôi. Không ngờ chỉ vài tháng sau thì sự kiện tương tự lại xãy ra lần nữa.
Facebook vừa mới ban hành điều luật hạn chế các ngôn từ mang tính chất giận dữ, oán trách trên mạng thông tin để ngăn ngừa và giảm bớt sự khó chịu của các người sử dụng. Nhưng theo khoa tâm lý thì đây là điều luật không mang lại kết quả tốt. Các chuyên gia về thần kinh cho biết khi con người có những nỗi uất ức bất bình thì việc làm đầu tiên là bày tỏ qua môi miệng. Khi được phép hành động như vậy người ta có thể giảm bớt mức căng thẳng thần kinh và tránh được những hành động nguy hiểm hoặc cho chính họ hoặc cho người khác. Nhưng nếu một người bị sự uất ức, bất bình dồn nén quá lâu nhưng lại bị cấm không cho phát tiết ra bên ngoài bằng lời nói thì lâu dần sự kềm hãm đó sẽ được bày tỏ bất ngờ bằng hành động, và thường là dưới hình thức bạo lực. Chính vì vậy mà tại Nhật bản người ta có những nơi mà người bất bình có thể đến để phát tiết cảm giác của họ. Tại những nơi ấy người ta dựng những hình nộm bằng cao su mềm để khách hàng có thể đánh đập chưởi bới mà không làm tổn thương chính họ. Sau đó thì những người ấy có thể đến sở làm hoặc về nhà trong thái độ ung dung thư giãn vì nỗi bất bình đã được trút bỏ bớt.
Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, vụ thoát khí methane gần thành phố Los Angeles từ tháng Mười năm trước đã đạt đến mức báo động. Theo báo cáo của Steve Quayle và một số các chuyên gia môi trường thì nồng độ khí methane hiện nay trong khu vực đã đạt đến mức độc hại của hơi phóng xạ nguyên tử. Mức phóng xạ nầy tương đương với nồng độ tại Fukushima khi nhà máy phát điện nguyên tử của Nhật bản bị nổ. Chính phủ tiểu bang California cũng như các chuyên gia chưa có kế hoạch nào khả dĩ có thể ngăn chận hoặc chấm dứt tình trạng nầy. Nếu không giải quyết kịp thời khí độc methane sẽ còn lan rộng hơn nữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong những khu vực ở xa.