PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Theo phương pháp chung của giới chính khácH đầu não tại các quốc gia thì một trong những phương pháp tốt nhất để chuyển hướng sự chú ý của quần chúng trong nước về các chính sách thất bại và hà khắc của giới cầm quyền là tiến hành các cuộc chiến tranh với các nước khác. Phương pháp nầy đã được áp dụng thường xuyên theo chiều dài lịch sữ của thế giới và trong thế kỷ thứ 21 vẫn được áp dụng. Thí dụ điển hình ngày hôm nay là tình trạng căng thẳng quân sự giữa Hoa-kỳ và Nga-sô, Trung cộng. Đứng trước sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi các nghành thương mại và công nghiệp sa sút một trầm trọng, thì chính phủ các nước đang tìm cách tăng cường sự gây hấn trên bình diện quốc tế. Hoa-kỳ bắt tay với đồng minh Saudi Arabia để viện trợ cho các nhóm khủng bố Hồi giáo để gây rối loạn tại Trung Đông dưới chiêu bài tự do dân chủ và được Obama mệnh danh là cuộc tổng nổi dậy Mùa Xuân Ả-rập (Arab Spring), làm cho sụp đổ các chính thể tại Lybia (Bắc Phi) và Syria, đó là chưa kể cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn tại Afghanistan và Iraq. Trong khi đó thì Nga-sô xâm lăng Ukraina và chiếm đoạt vùng Crimea. Còn Trung cộng thì lập căn cứ quân sự tại quần đảo Trường sa và Hoàng sa để chặn lấy yết hầu của thương lộ đại dương từ Âu sang Á.

Mới đây Nga-sô đã cho chiến đấu cơ bay thám sát ngang qua các chiến hạm Mỹ tại vùng biển Bắc Đại tây dương và Thái bình dương như là một cách để khiêu khích. Ngược lại Obama và các chính khách Hoa-kỳ cũng rất hăm hở để trả đủa. Thật ra thì nếu chiến tranh có bùng nổ thì đám chính trị gia gian trá kia cũng cứ bình an tại nhà riêng, có vệ sĩ canh gác và bảo vệ. Chỉ có con em dân thường là ra trận và chết trên chiến trường mà thôi. Thế nên chả trách gì họ rất sốt sắng và hăm hở trong việc gây chiến với nhau. Đối với tất cả các chính trị gia trên thế giới thì sinh mạng của người dân chỉ là đá lót đường để họ được vinh quang phú quý, chớ thật ra chẳng có giá trị gì. Vậy mà vẫn có rất nhiều người sẳn sàng ra trận chết cho những kẻ có dã tâm như vậy.

Trong cố gắng loại trừ Donald Trump khỏi cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm nay, hai ứng cử viên còn lại của đảng Cộng hòa là Kasich và Ted Cruz đã bắt tay để thỏa thuận với nhau cùng gom phiếu của họ lại thành một hầu làm cho Trump không có đủ số phiếu yêu cầu để đại diện cho đảng Cộng hòa. Nhưng kế hoạch nầy vừa mới khởi đầu đã thất bại, ấy là vì cả Kasich và Cruz đều muốn người kia nhường phiếu cho mình chớ không một người nào chịu hy sinh để kêu gọi số người ủng hộ mình bỏ phiếu cho người kia. Trong cuộc vận động tại tiểu bang Pennsylvania vào đầu tuần nầy thì Kasich đã tuyên bố là không hề có ý nhường phiếu cho Cruz nhưng lại kêu gọi số người ủng hộ Cruz bỏ phiếu cho y. Vì lòng tham nên chẳng ai chịu nhường ai và vì lẽ đó kế hoạch của họ đành chịu thất bại.

Theo tin tức mới nhất của vòng vận động bầu cử ngày hôm qua thứ Ba 4/26 tại 5 tiểu bang bờ biển miền Đông (là Maryland, Delaware, Pennsylvania, Rhode Island và Connecticut) thì Donald Trump đã đoạt số phiếu cao nhất của cả 5 tiểu bang so với các ứng cử viên khác thuộc đảng Cộng hòa. Về phía đảng Dân chủ thì Bernie Sanders chỉ đoạt được phiếu của Rhode Island, phiếu của bốn tiểu bang còn lại đều lọt về tay Hillary. Một điều đáng chú ý là mặc dầu bộ phận tuyên truyền của đảng Dân chủ rêu rao rằng họ đã thu hút được rất nhiều công dân Hoa-kỳ vào cuộc tổng tuyên cử năm nay nhưng trên thực tế thì con số hoàn toàn trái ngược hẳn. Theo báo cáo của Breibart thì số lượng cử tri thuộc đảng Dân chủ đã giảm đến 4.5 triệu người. Nguyên nhân là vì họ không hài lòng với đường lối của đảng trong tám năm qua và lần bầu cử nầy họ đã quyết định ngồi nhà, không chịu tham gia vào việc đi bỏ phiếu cho các ứng cử viên. Người ta nhận định rằng đây là cơ hội tốt cho Donald Trump nếu phải ra tranh cử với Hillary vào tháng Mười Một. Đứng trước nguy cơ ấy, Obama đã tìm cách cứu đảng Dân chủ bằng việc xoay sự chú ý của quần chúng vào những vấn đề khác hơn là cuộc bầu cử tổng thống với hy vọng làm giảm số nhân lực ủng hộ đảng Cộng hòa và thu hút thêm người cho đảng Dân chủ. Một trong những bằng chứng điển hình là việc Obama tuyên bố sẽ thành lập hàng rào không gian để ngăn chận các tên lữa tầm gần có gắn đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều tiên. Lúc mới ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất thì Obama giới thiệu chính cá nhân mình như một chính trị gia hòa bình khác với tánh hiếu chiến của những người tiền nhiệm và vì thế mà y lãnh được giải Nobel hòa bình. Nhưng đến cuối nhiệm kỳ thì sự giả tạo bề ngoài đó được trút bỏ để lộ rõ nguyên hình là kẻ hiếu chiến như những chính trị gia khác. Có người nhận định vui vui rằng tất cả các chính trị gia đều giống như những con tắt kè đổi màu liên tục để phù hợp với môi trường. Lời nói ngụ ý đó cũng không xa sự thật bao nhiêu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *