PHƯƠNG PHÁP CHỐI TỘI TẠI MỸ

Theo thói thường thì người ta hay đổ lỗi cho người khác, chớ ít có ai chịu nhận phần lỗi về mình, dầu là rõ ràng đến thế nào đi nữa. Phản ứng như vậy đang thấy xãy ra trong nền kinh tế của Hoa-kỳ. Đứng trước viễn cảnh bị suy thoái trầm trọng trong thời gian tới, các giới lãnh đạo của Mỹ đang tìm cách đổ lỗi cho nhau. Hai ngày trước Obama đã có cuộc họp bí mật với Janet Yellen, tổng giám đốc Ngân hàng Dự Trữ Liên bang, chắc có lẽ vì tình hình kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay, khi số người không có việc làm tăng cao và nợ nầng của cả quốc gia đã đạt đến con số chóng mặt. Theo các người quan sát tình hình trong nước thì có lẽ Obama đang tìm cách đổ lỗi cho các giám đốc của Ngân hàng Dự Trữ Liên bang, vì từ khi lên cầm quyền đến nay y chưa bao giờ nhận phần lỗi về mình mặc dầu có hơn 65% dân chúng Hoa-kỳ nhận định rằng đất nước đang suy đồi về nhiều mặt (đó là theo kết quả của cuộc thăm dò dư luận mà Pew Research vừa công bố tháng trước). Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau cuộc họp thì giới lãnh đạo của Ngân hàng Dự Trữ Liên bang đã gởi một bức thư để ngõ (được công bố cho quần chúng biết) đến cho Jamie Dimon, tổng giám đốc ngân hàng JP Morgan (người có số tiền lương cao nhất trong giới giám đốc các nhà băng) với lời lẽ nặng nề và lên án rằng ban lãnh đạo JP Morgan đã không có một kế hoạch nào để dự bị cho tình huống không hay xãy ra khi các phần vốn cho vay bị thất thu (nhất là trong nghành khai thác dầu thô). Để kết thúc bức thư, Ngân hàng Dự Trữ Liên bang đã gán tội cho JP Morgan là vì sự bất cẩn đó họ sẽ làm cho nền kinh tế của nước Mỹ bị sụp đổ!

Lời lẽ như vậy hết sức là vô lý và mang dấu hiệu của sự chạy tội mà Obama và Janet Yellen đang cố gắng thực hiện trước dư luận chống đối của nhân dân Hoa-kỳ. JP Morgan chỉ là một trong bốn tập đoàn ngân hàng lớn của nước Mỹ, và phần vốn mà họ cho giới khai thác dầu thô vay chỉ bằng 8% tổng số vốn mà Morgan hiện đang có. Vả lại, từ năm 1970 đến nay Ngân hàng Dự Trữ Liên bang là thủ lãnh của giới tài chánh trong việc định mức tiền lời vay vốn cho tất cả các ngân hàng lớn nhỏ trong cả nước (và cho cả thế giới nhờ vào giá trị lưu trữ của đồng dollar). Thêm nữa, vào năm 2001 và 2008, khi Hoa-kỳ gặp khủng hoảng kinh tế về nghành đầu tư trong kỹ thuật vi tính (the tech bubble) và nghành nhà đất thì cũng chính Obama (vừa mới lên cầm quyền vào đầu năm 2009) và Ngân hàng Dự Trữ Liên bang đã đưa ra chính sách dùng tiền thuế của dân để cứu các ngân hàng. Với chính sách tham nhũng như vậy, chả trách gì các ngân hàng không thèm có kế hoạch dự bị nào cả, vì biết rằng nếu có rắc rối xãy ra thì họ cũng sẽ được cứu lần nữa bằng ngân sách dành cho các chương trình an sinh xã hội, hưu trí, quốc phòng và phát triển kinh tế. Nhưng để qua mắt quần chúng thì bây giờ Obama tìm cách đổ lỗi cho Janet Yellen, Janet Yellen đổ lỗi cho Jamie Dimon, Jamie Dimon chắc sẽ tìm cách đổ lỗi cho các giám đốc chi nhánh ngân hàng, và cứ thế dần dần đi xuống đến người mới vào tập sự và rốt lại là lỗi của quần chúng Hoa-kỳ, đúng hơn hết là lỗi của những người vô gia cư đứng tại các ngã tư xin tiền của người qua lại đã làm cho nền kinh tế Hoa-kỳ khủng hoảng như hiện nay. Thế là không một tên nào trong giới lãnh đạo chính trị hoặc tài phiệt có chút lỗi nào cả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *