NẠN LẠM PHÁT TRÊN THẾ GIỚI
Tình trạng lạm phát trên thế giới đã trở nên nghiêm trọng trong những tháng gần đây. Nhiều nước đang phát triển phải đối diện với sự mất giá của đồng tiền quốc gia. Một trong những thí dụ điển hình là Bolivia. Ðây là đất nước có nền kinh tế phụ thuộc vào sự xuất cảng dầu thô. Với sự giảm giá dầu như hiện nay thì Bolivia không thể thoát được tình trạng suy thoái kinh tế. Ðồng bolivar đã mất giá trầm trọng trong hơn một năm qua và hiện nay 100 bolivars chỉ còn tương đương không tới 1/10 đô-la Mỹ. Mới đây chính phủ của tổng thống Nicolás Maduro đã mướn các ngân hàng Âu châu in thêm hàng tỷ đồng bolivars để cung cấp cho nhu cầu buôn bán trong nước. Theo báo Wall Street Journal thì vài ngày trước chính phủ Bolivia phải dùng đến 36 máy bay Boeing loại 747 để chuyên chở số tiền mặt ấy về nước. Người dân Bolivia mỗi lần đi mua sắm phải xách tiền bằng túi đệm hoặc bằng valise mới đủ sức chứa hết. Nhưng một điều ngang trái là mặc dầu Bolivia không có đủ ngoại tệ dự trữ (chẳng hạn như đồng tiền của Mỹ hoặc của châu Âu) thì phải tốn hằng trăm triệu đô-la để in số giấy bạc mất giá đang được sử dụng trong nội địa.
Quốc hội Mỹ đang dự định ban hành một đạo luật mới để giải cứu Bưu điện Hoa-kỳ. Những năm gần đây nghành Bưu điện (United States Postal Servive – USPS) cứ tiếp tục thua lỗ và nếu tính tổng cộng thì mức thâm thủng nầy đã vượt quá 51 tỷ đô-la, khiến USPS trở thành cơ quan chính phủ có mức thua lỗ kỷ lục trong lịch sữ Hoa-kỳ kể từ ngày lập quốc. Ðạo luật nầy có tên gọi là the Postal Act (Providing Opportunity for Savings, Transactions and Lending) với mục đích là cho phép ngành Bưu điện hoạt động như một ngân hàng, có nghĩa là dân chúng có thể đến Bưu điện để mở tài khoản (accounts), quỹ tiết kiệm (savings). Bằng cách ấy Quốc hội Hoa-kỳ hy vọng là chính phủ không phải tiếp tục trợ cấp cho Bưu điện về mức thua lỗ, mà chính người dân, khi đến Bưu điện mở tài khoản, sẽ cung cấp số tài chánh cần thiết cho họ để tiếp tục hoạt động thất thu. Ðánh thuế cao người dân chưa đủ, Quốc hội Hoa-kỳ còn tính đến chuyện lừa gạt thêm tài sản của người dân để thua lỗ trong kinh doanh. Thật là sự gian trá có tính toán của các chính trị gia ngày nay.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ lao động Hoa-kỳ thì từ năm 2007 chỉ có 186,000 người Mỹ chính gốc (sinh trưởng tại nội địa) tìm được được việc làm, nhưng lại có đến 2,518,000 người di dân được thuê mướn trong thời gian ấy (tỷ lệ gấp 13.5 lần). Trong tháng Giêng năm nay theo thông báo chính thức thì chỉ có 151,000 người tìm được việc làm (còn nếu theo báo cáo bán chính thức thì con số nầy là 615,000) nhưng có đến 567,000 người gốc Mỹ mất việc làm trong khi đó chỉ có 98,000 người di dân bị sa thải mà thôi. Lý do chính yếu dẫn đến tình trạng trên là do người Mỹ đòi hỏi lương cao nhưng người di dân lại chịu làm cùng một công việc với đồng lương thấp hơn.