MỨC TĂNG GIÁ BẢO HIỂM SỨC KHỎE TRONG NĂM 2017
Ngay từ ban đầu khi Obama áp dụng chính sách lấy của người giàu chia cho người nghèo dưới chiêu bài Affordable Health Care (hay còn gọi tắt là Obamacare) thì nhiều người đã lên tiếng cảnh cáo rằng âm mưu ấy sẽ làm cho giá bảo hiểm sức khỏe tăng cao và khiến cho tỷ lệ người không có bảo hiểm tăng nhiều hơn vì không mua nổi. Nhưng đảng Dân chủ cùng những kẻ ủng hộ đều cho rằng đó là sự tuyên truyền và thổi phồng vô căn cứ bắt nguồn từ việc thù ghét Obama. Vì vậy mà họ vẫn tiếp tục áp dụng và tiếp tục phạt tiền những người không mua bảo hiểm để buột tất cả mọi người phải theo chính sách ấy. Nhưng sự thật cay đắng (cho người dân) về âm mưu nầy đã bắt đầu lộ diện gần một năm nay và theo các tờ báo trong nước thì thực tế sẽ được bày tỏ rõ ràng hơn vào năm 2017 khi giá bảo hiểm sức khỏe sẽ tăng đến mức không ngờ.
Theo tờ nhật báo Wall Street Journal thì hiện nay các công ty bảo hiểm sức khỏe đã bắt đầu công bố kế hoạch lên giá cho năm tới. Tại các tiểu bang New York, Pennsylvania, Georgia giá bảo hiểm sức khỏe sẽ tăng hơn 20%. Tại tiểu bang Maryland và Florida, mức tăng tối thiểu sẽ là hơn 10%. Mức tăng chi tiết sẽ được chính thức áp dụng cho mọi người trong đợt đăng ký mới vào ngày 1 tháng Mười Một năm nay.
Sau đây là bảng danh sách sơ lược mức tăng giá bảo hiểm trong năm 2017:
Tiểu bang Arkansas (Công ty Blue Cross Blue Shield) là 14.7%
Tiểu bang Florida (Công ty Blue Cross Blue Shield) là 14%
Tiểu bang Georgia (Công ty Humana) là 65.2%
Tiểu bang Indiana (Công ty Anthem) là 28.3%
Tiểu bang Maine (Community Health Option) là 22.8%
Tiểu bang Maryland (Công ty Care First Blue Cross Blue Shield) là 16%
Tiểu bang Nevada (Công ty Sierra Health) là 13.6%
Tiểu bang New Mexico (Health Connection) là 31.6%
Tiểu bang New York (Empire Health) là 24%
Tiểu bang Oregon (Providence Health Plan) là 29.6%
Tiểu bang Pennsylvania (Highmark) là 38.4%
Tiểu bang Vermont (Công ty Blue Cross Blue Shield) là 8.2%
Tiểu bang Virgina (Công ty Anthem) là 15.8%
Tiểu bang Washington (Premera Blue Cross) là 19.9%
Ngoài ra, một điều đáng nói về chính sách bảo hiểm sức khỏe của Obama là chính phủ Mỹ liệt kê chi phí bảo hiểm mà người dân phải mua vào trong mức thu nhập quốc gia hàng năm (GDP) nên đây cũng là cách mà Obama muốn giữ sĩ diện lãnh đạo trong khi đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, để y có thể khoe khoang rằng đã gia tăng mức thu nhập quốc gia lên một cách đáng kể vào những năm cầm quyền tại Nhà Trắng. Nếu chỉ tính toán theo cách thông thường như các thập niên trước, khi nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sản phẩm công nông nghiệp và mức mua sắm của người dân (đến 70% tổng sản lượng quốc gia), thì trong thời kỳ khó khăn với nạn thất nghiệp đầy dẫy, chắc chắn chỉ số GDP sẽ rất thấp vì người dân không có khả năng mua sắm nhiều. Nhưng nếu bắt buột người dân phải mua bảo hiểm sức khỏe và dùng luật pháp để phạt tiền người không mua, lại đem điều đó tính luôn vào mức sản xuất toàn quốc, thì con số sẽ khác biệt nhiều lắm.
Ngay cả khi mặt trái của vấn đề đã lộ rõ, nhiều người vẫn cứ tiếp tục bênh vực cho chính sách của Obama, biện minh rằng sự tăng giá bảo hiểm sức khỏe là chỉ nhắm vào người giàu mà thôi, còn người nghèo thì được miễn. Nhưng thử nhìn vào lịch sử thế giới, có lúc nào thì người giàu chịu ngồi khoanh tay để bị bóc lột? Họ là những người đóng thuế, nếu mức thuế tương xứng thì còn thấy họ trong xã hội để đầu tư, để tạo công ăn việc làm cho người khác. Nhưng khi cuộc sống bắt đầu nguy hiểm thì họ là những người chạy trước, vì có dư khả năng để làm điều đó, chỉ có người nghèo là ở lại lãnh lấy toàn bộ hậu quả. Điều đó cũng đang xãy ra tại Hoa-kỳ. Dưới chính sách cướp của người giàu chia cho người nghèo của Obama thì đã có hàng ngàn triệu phú Hoa-kỳ di cư ra ngoại quốc. Còn trong nước thì họ tìm cách dời chỗ ở đến những tiểu bang có mức thuế thấp hơn, nhất là những tiểu bang không có thuế lợi tức cá nhân.
Theo tờ báo Chicago Tribune, trong năm 2015 đã có hơn 3000 triệu phú rời khỏi Chicago vì là thành phố của Obama và được cố vấn thân cận của Obama, là Rahm Emmanuel, làm thị trưởng. Đến nay thì thành phố nầy bị phá sản và số nợ (nhất là ngân khoản phải trả cho những nhân viên chính phủ đã về hưu) lên đến cả chục tỷ dollars nhưng các kẻ lãnh đạo không biết đánh thuế ai để có tiền, vì số dân chúng còn ở lại (hơn 80%) là người da đen nghèo. Vì vậy tình trạng cướp giật, giết người đã tăng lên đến mức báo động. Theo báo cáo của văn phòng cảnh sát thành phố thì chỉ trong 4 tháng đầu năm, mức độ sát nhân đã tăng đến hơn 50% so với cùng thời gian của năm trước, và người thiệt mạng đã vượt qua con số 500 người và hành trăm người khác bị thương. Tại ngoại quốc, những nước theo chính sách lấy của người giàu chia cho người nghèo (trong khi đó kẻ lãnh đạo lại không có khả năng gây dựng kinh tế và tạo công việc làm cho người dân) cũng thấy xãy ra tình trạng tương tự. Tại thủ đô Paris của Pháp, dưới sự lãnh đạo nghiêng theo cánh tả của tổng thống Hollander, hơn 7000 triệu phú đã rời khỏi kinh đô ánh sáng để di cư ra nước ngoài sau khi nội các dự định đánh thuế người giàu đến 75%. Còn tại Rome, thủ đô của Ý-đại-lợi, thì có hơn 5000 triệu phú đã rời khỏi đấy để tránh bị đánh thuế cao.
Chính sách lấy của người giàu chia cho người nghèo là chiêu bài mỵ dân của những kẻ bất tài muốn làm lãnh đạo. Họ không có một khả năng thực tiễn nào ngoài biệt tài dối trá giỏi hơn người khác. Nếu là một lãnh đạo giỏi và tốt thì người ấy sẽ tìm mọi cách tạo công ăn việc làm cho người dân, để ai nấy đều được sung túc, đầy đủ. Trái lại, đối với những kẻ bất tài có tham vọng cầm quyền, thì họ chỉ biết lợi dụng lòng ganh tỵ của người nghèo đối với người giàu để tạo mối hận thù và nhờ đó được suy tôn như người hùng cứu giúp dân nghèo. Nhưng sau khi lên được chiếc ghế quyền lực và diệt hết kẻ giàu trong nước, thì đến phiên những kẻ nghèo bị bóc lột, còn giới lãnh đạo và đám tay chân bộ hạ thì vững như bàn thạch, yên vị mà hưởng thụ xương máu của người khác, như chúng ta thấy xãy ra nhiều nơi trên thế giới.