MỨC ÐỘ THIÊN TAI TẠI HOA-KỲ
Có lẽ nhiều người không để ý sự trùng hợp giữa những sa sút về mặt đạo đức và mức độ thiên tai tại Hoa-kỳ, nhưng đây là điều mà nếu chúng ta chịu để ý và nghiên cứu thì sẽ thấy có những liên hệ đáng quan tâm. Trong năm 2016 tới đây Hoa-kỳ sẽ có dịp chứng kiến một trong những trận bão nhiệt đới (El Ninos) lớn nhất kể từ khi người ta bắt đầu ghi lại kỷ lục của các trận cuồng phong. Trận bão nầy là sự kiện được thêm vào với những thiên tai khác mà Hoa-kỳ đã gặp phải trong năm 2015. Trong năm nay quốc gia nầy đã có những cuộc cháy rừng lớn nhất kể từ ngày lập quốc xãy ra tại California và các tiểu bang lân cận, đồng thời cũng chứng kiến sự xuất hiện của những cơn động đất rất thường xuyên, ngay cả những nơi trước đây chưa từng có bao giờ. Theo các thống kê cho biết thì trong năm 2015 tiểu bang Oklahoma đã phá kỷ lục về các cơn động đất, không những về số lượng mà còn về cường độ chấn động nữa. Nếu chỉ kể những trận động đất mạnh từ 3 độ Richter trở lên thì riêng trong tiểu bang có đến hơn 850 vụ! Còn trong năm 2014 thì có 584 vụ và 109 vụ trong năm 2013. Tại tiểu bang Idaho thì ghi nhận được hơn 40 vụ động đất mà một vụ xãy ra vào tháng Giêng có sức chấn động đến hơn 5 độ Richter. Hiện tại chưa có một chuyên gia địa chấn nào trả lời được câu hỏi vì sao mấy năm gần đây Hoa-kỳ lại có nhiều cơn động đất đến như vậy
Trở lại với những vụ cháy rừng thì con số thống kê cho biết là hỏa hoạn đã thiêu trụi hơn 9.8 triệu mẫu rừng và đất đai, bằng diện tích của các tiểu bang Massachusetts, Connecticut, Rhode Island và một phần của tiểu bang New Hampshire cộng lại.
Riêng tại tiểu bang South Carolina thì lại có những cơn mưa lớn đến nỗi bà thống đốc tiểu bang Nikki Haley phải nhìn nhận là chưa từng có tại tiểu bang nầy trong vòng 1000 năm qua! Những cơn mưa đã tạo nên lụt lớn trong khu vực. Ấy là do hậu quả của trận bão Joaquin xãy ra vào ngày 28 tháng Chín, trùng thời gian với hiện tượng bốn chu kỳ mặt trăng máu (blood moon), và mặc dầu trận bão nầy không đi vào lãnh thổ Hoa-kỳ nhưng vẫn gây ra những trận mưa lớn và lũ lụt. Ðó là chưa kể thêm về trận bùn chảy (mud) ở miền Nam California và ở tiểu bang Texas làm cho nhiều người phải thiệt mạng.
Những thiên tai nầy xãy ra một cách trùng hợp với thời kỳ mà người dân Hoa-kỳ lần hồi rời bỏ đức tin ban đầu của họ. Một số lớn dân Mỹ không còn muốn đến Hội thánh vào ngày Chúa nhật, thậm chí không còn muốn nghe về Tin lành. Trong khi xã hội Mỹ ngày hôm nay sợ hãi người Hồi giáo và cố tìm cách xoa dịu tôn giáo nầy thì họ lại xoay sang bắt bớ và kềm chế Cơ-đốc-giáo bằng nhiều chính sách mệnh danh là trung lập, hòa giải và khoan dung, nhưng thực tế là tìm cách xóa bỏ hẳn ảnh hưởng của đạo Chúa hoàn toàn khỏi mọi phương diện của đất nước nầy. Trong sách Châm ngôn có ghi lại lời cầu nguyện của con dân Chúa ngày xưa khi xin được đủ ăn đủ mặc vì sợ sự thử thách của cảnh nghèo cũng như sự cám dỗ của giàu sang:
(Châm ngôn 30: 8-9) Xin dang xa khỏi tôi sự lường gạt và lời dối trá; Chớ cho tôi nghèo khổ, hoặc sự giàu sang; Hãy nuôi tôi đủ vật thực cần dùng, e khi no đủ, tôi từ chối Chúa, mà rằng: Đức Giê-hô-va là ai? Và lại kẻo e tôi bị nghèo khổ, ăn trộm cắp, và làm ô danh của Đức Chúa Trời tôi chăng.
Quả thật vậy, đất nước nầy đã được Ðức Chúa Trời ban phước rất đặc biệt từ ngày mới lập quốc, cho nên mặc dầu là một trong những nước trẻ tuổi hơn hết, lại đạt được đến địa vị cường quốc. Nhưng đáng tiếc thay sự giàu có sung túc đã cám dỗ người dân Hoa-kỳ đến nỗi không còn nhìn biết Ðấng đã từng ban phước cho họ.