MÂU THUẪN GIỮA NỘI CÁC VÀ QUÂN ÐỘI HOA-KỲ
Theo tin trong nước thì hiện nay một số các tướng lãnh cao cấp trong quân đội Hoa-kỳ đã bày tỏ sự bất đồng ý kiến với Obama khi vị tổng thống da đen nầy tuyên bố trên đài truyền hình rằng chính phủ Mỹ đã ‘gói gọn’ được hoạt động của bon khủng bố Hồi giáo tại Syria và Iraq. Trong số những tướng lãnh nầy có đại tướng Joseph Dunford, người có quân hàm cao nhất trong giới sĩ quan. Tướng Dunford đã trả lời các câu hỏi của Hội đồng Phục vụ Võ trang của Hạ viện (House Armed Services Committee) trong cuộc điều trần ngày thứ Ba 1 tháng Mười Hai và cho biết là trái với lời tuyên bố khoác lác của Obama, lực lượng khủng bố ISIS vẫn còn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ tại Trung đông. Lời nói của ông đã được minh chứng thêm khi các báo chí vừa đưa tin rằng lực lượng đặc biệt của Hoa-kỳ đã giết được tên Abu Sayyaf, là kẻ đứng đầu trong mối giao dịch giữa quân khủng bố và chính quyền Thổ nhĩ kỳ của tổng thống Erdogan để bán dầu thô giá chợ đen vào thị trường Âu châu. Cũng trong vụ đột kích nầy các binh sĩ đã tìm thấy chứng cớ về việc Thổ nhĩ kỳ mua bán với khủng bố. Việc Thổ nhĩ kỳ trực tiếp giao dịch và ủng hộ khủng bố là một trong những lý do ISIS vẫn còn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay. Vấn đề nầy vẫn còn nhiều ẩn khúc, nhưng giới quan sát viên quốc tế cho biết nếu bọn khủng bố Hồi giáo không được sự trợ giúp ngấm ngầm của các cường quốc trên thế giới thì chúng không thể tạo được những ảnh hưởng lớn như đã từng thấy trong thời gian qua. Ðây là một trong những khẳng định có lý do, vì hiện nay tại mặt trận Syria các cường quốc Âu tây lẫn Nga-sô đều đã tham gia mà có làm thiệt hại chúng được bao nhiêu đâu? Trước đây đã có Mỹ và Canada oanh tạc chúng, sau đó thì Nga-sô tham chiến, rồi đến Pháp (sau vụ thảm sát tại Paris đêm thứ Sáu 13 tháng Mười Một), trong một vài tuần nữa Anh quốc và Ðức cũng sẽ trực tiếp tham gia vào các cuộc oanh tạc. Chỉ còn thiếu Trung cộng và Nhật bản mà thôi, thế mà bọn khủng bố vẫn cứ trơ trơ, không thấy bị ảnh hưởng bao nhiêu. Thế mới biết bộ mặt gian dối của các chính trị gia đối với quần chúng là thế nào, vì trước mặt mọi người thì họ hô hào nào là yêu nước thương dân, nhưng đằng sau thì ngấm ngầm ủng hộ bọn giết người man rợ để mưu đồ thống trị lâu dài.
Lấy thí dụ về vụ thảm sát ngày 11 tháng Chín tại Mỹ và ngày 13 tháng Mười Một tại Pháp thì chúng ta có thể thấy được âm mưu của giới cầm quyền. Họ lợi dụng những sự kiện ấy để ra những đạo luật, bề mặt thì ra vẻ như là để bảo vệ quần chúng khỏi các nhóm khủng bố, nhưng thực chất bên trong là giới hạn sự tự do của nhân dân, nhất là để có thể chính thức theo dõi, nghe lén, khám xét, điều tra, bắt giam công dân trong nước mà không cần đến giấy phép của tòa án như trước đây. Nói cách khác các đạo luật chống khủng bố được ban hành đều nhằm vào mục tiêu tăng cường quyền lực của chính phủ trong việc kiểm soát và kềm chế nhân dân trong nước. Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề nầy chi tiết hơn trong những bài viết khác.