MẶT TRÁI CỦA CHÍNH TRƯỜNG
Sau khi tài liệu bí mật về tài chánh (có tên gọi là Panama Papers) được công bố và trong đó có tên một người bạn thân của tổng thống Nga Putin mà không có tên của một chính trị gia nào của Hoa-kỳ, thì Putin đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng đấy là kế hoạch của chính phủ Hoa-kỳ nhằm làm mất uy tín của điện Kremlin và tạo sự bất ổn định trong nội bộ chính quyền Nga-sô để Mỹ có thể dễ dàng uốn nắn theo ý muốn trên chính trường thế giới.
Chỉ một ngày sau khi hồ sơ Panama Papers được công bố một cách rộng rãi trên các hệ thống truyền thông toàn cầu thì người dân ở Băng đảo (Iceland) đã xuống đường biểu tình trước dinh quốc hội đòi hỏi thủ tướng đương nhiệm phải từ chức vì có dính líu vào việc nhờ công ty Mossack Fonseca để đưa lậu tiền bạc ra ngoại quốc. Vài ngày sau đó, khi thủ tướng Sigmundur David Gunnlaugsson từ nhiệm thì chính phủ lâm thời Iceland lập tức ân xá và thả ngay ba người lãnh đạo ngân hàng trung ương mới chỉ bị giam giữ được một năm tại nhà tù quốc gia (án của ba người nầy là năm năm vì tội gian lận và lừa đảo thị trường kinh tế trong nước). Người ta nghi ngờ rằng đây là âm mưu của giới lãnh đạo ngân hàng trung ương Âu Mỹ và CIA trong việc cứu thoát đồng bọn cùng trong tổ chức tại Iceland.
Theo sự nhận định của nhiều người am hiểu thời cuộc tại Hoa-kỳ thì việc Donald Trump được đông đảo quần chúng ủng hộ (trong đó có nhiều người da đen và thành viên của đảng Dân chủ) bắt nguồn từ nguyên nhân là người dân trong nước đã quá chán ngán sự dối trá và tinh thần độc đoán của giới chính trị gia chuyên môn. Donald Trump chỉ là người dám nói lên tư tưởng và nguyện vọng của người dân (vì Trump là tỷ phú nên không sợ bị giới tài phiệt làm áp lực), trong khi đó thì các tờ báo lớn và hệ thống truyền thông trong nước đã bị mua chuộc bởi tiền bạc và quyền lực của hai giới tài phiệt và chính trị nên chỉ nói những điều làm vừa lòng thành phần lãnh đạo mà thôi. Ngoài ra trong số những chính trị gia ra tranh cử tổng thống trong thời kỳ hiện kim (của một hai kỷ nguyên gần đây) thì chỉ có Donald Trump là người duy nhất nắm giữ một công việc thực tế, tất cả các chính khách khác đều là những tay chính trị chuyên môn với mánh khóe của chính trường chớ hoàn toàn không biết một công việc thực tiễn nào. Thí dụ điển hình nhất là Obama. Ngay cả Mitt Romney cũng không phải là một thương gia thực thụ 100%. Vì vậy đối với quần chúng thì Donald Trump là người ngoài ra tranh cử chiếc ghế lãnh đạo để đối đầu với hai triều đại chính trị tại Mỹ hiện nay là gia đình của cựu tổng thống Bush và Bill Clinton.
Một trong những lý do hàng đầu khiến cho giới lãnh đạo chính trị và tài phiệt Hoa-kỳ muốn loại bỏ Trump ra khỏi cuộc tổng tuyển cử năm nay là vì họ sợ khi Trump đắc cử tổng thống thì sẽ phanh phui những bí mật tham nhũng từ trước đến nay của giới cầm quyền. Vì Trump không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp nên không cần phải giữ tiếng tăm cho giới lãnh đạo. Có thể Trump chỉ cần làm tổng thống một nhiệm kỳ rồi trở lại với đời sống dân sự, và đó là lý do làm những kẻ chuyên nghiệp trong chính trường lo sợ. Họ thì sẳn sàng bảo vệ cho nhau để chức nghiệp được lâu dài, vì vậy mà cố tình che dấu mặt trái của giới cầm quyền khỏi con mắt của người dân, vì nếu để lộ bí mật thì dân chúng làm sao còn có thể tiếp tục nghe luận điệu gian trá của họ nữa để mà bầu cử cho. Đúng ra theo lẽ tự nhiên thì những người ra tranh cử phải xuất thân từ quần chúng, được quần chúng cử làm đại diện cho họ trong một hai nhiệm kỳ để bảo vệ quyền lợi của nhân dân rồi được thay thế bởi người khác. Nhưng sự suy đồi của chính trị ngày nay khiến cho giới lãnh đạo thuộc riêng về đám chính khách chuyên nghiệp, hoàn toàn xa rời với quần chúng, sẳn sàng nói điều mà người dân vừa ý lúc ra tranh cử nhưng khi cầm quyền thì lại chỉ biết lo cho bản thân và phe đảng, vây cánh mà thôi. Kỳ tổng tuyển cử lần nầy nhờ có người ngoài như Donald Trump mà dân chúng Hoa-kỳ mới thật sự thấy rõ bề trái của các chính khách Hoa-kỳ từ trước đến nay.