KIỂM TRA AN NINH TẠI PHI TRƯỜNG

Kể từ sau vụ khủng bố tấn công New York vào năm 2011, và nhất là kể từ ngày Obama lên cầm quyền vào năm 2008, chính phủ Hoa-kỳ đã lợi dụng tình thế để tăng cường việc kiểm soát và theo dõi người dân trong nước. Trá hình dưới danh nghĩa là ngăn chận các hoạt động của bọn khủng bố trong nước, chính phủ Mỹ đã đặt máy nghe lén, đột nhập vào máy vi tính cá nhân và nhiều dùng nhiều biện pháp khác không cần giấy phép của tòa án để giám sát hoạt động của công dân trong nước, nhất là những người có ý không tán thành hoặc chống đối khuynh hướng tham nhũng của giới chính trị gia đang cầm quyền.

Một trong những thí dụ điển hình là hàng rào kiểm soát tại các phi trường. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để chính phủ theo dõi người dân. Nội các Obama đã quyết định cắt giảm ngân sách dành cho TSA (Ban giám sát an ninh giao thông - Transportation Security Administration) để làm cho số nhân viên kiểm soát ít lại và hành khách đi máy bay phải chờ đợi lâu hơn, có khi hơn 3 tiếng đồng hồ tại các phi trường. Đồng thời chính phủ lại thành lập mạng kiểm soát vi tính trên mạng Internet gọi là Pre-check để những ai không muốn đợi chờ lâu có thể cung cấp tin tức trước cho chính phủ về danh tính cá nhân, địa chỉ, ngày giờ của chuyến bay và địa điểm đi đến. Bằng cách như vậy chính phủ có thể lập danh sách với hồ sơ cá nhân của từng người dân trong nước mà không phải lộ diện bằng các đạo luật bắt buột phải cung khai danh tánh.

Nhưng người dân Hoa-kỳ cũng không phải dễ bị lường gạt, cho nên từ ngày thành lập hệ thống Pre-checking đến nay, số người đăng ký vào đó rất ít vì người ta không muốn cung cấp thông tin cá nhân một cách dễ dàng như vậy. Thêm nữa, hệ thống vi tính của CIA và FBI đã từng bị các tay trộm điện tử (hackers) xâm nhập và lấy cắp các tài liệu mật nên người dân Hoa-kỳ không tin tưởng đến khả năng an toàn của hệ thống Pre-check.

Vì các lý do trên mà hiện nay chính phủ Mỹ và người dân trong nước thường có sự mâu thuẫn. Còn về tình hình tại các phi trường thì người ta đã chứng kiến được sự xếp hàng dài đến mấy cây số của hành khách đi máy bay khi phải chờ đợi để qua được hàng rào kiểm soát của TSA. Rất nhiều người đã bị trễ chuyến bay vì phải xếp hàng như vậy. Vào Chúa nhật vừa qua, hãng hàng không American Airlines cho biết là có gần 100 hành khách bị trễ chuyến bay của hãng tại phi trường O'Hare (Chicago). Chỉ riêng tại phi trường nầy, mặc dầu là sân bay quốc tế và rất rộng lớn, hành khách đã phải xếp hàng dài đến mấy dặm, có người phải chờ đến gần 3 tiếng đồng hồ mới qua được hàng rào kiểm soát. Cũng hãng hàng không American Airlines cho biết, kể từ tháng Hai năm nay, riêng tại O'hare, đã có hơn 4000 hành khách bị trễ chuyến bay.

Thay vì nhận lỗi về họ, thì chính phủ Mỹ lại làm điều mà họ vẫn thường làm, là đổ thừa cho người dân về tất cả những sai lầm và thất bại đang xãy ra. Giám đốc TSA Peter Neffenger cho biết rằng lý do mà hành khách phải xếp hàng lâu như vậy là vì ai nấy đều có mang xách tay lên phi cơ nên cần phải kiểm soát kỹ lưỡng hơn. Y đề nghị là chính phủ nên ban sắc luật hạn chế hành khách mang theo xách tay thì sẽ giải quyết được vấn đề!

Thỏa thuận về vấn đề người di dân Hồi giáo giữa Thổ nhĩ kỳ và các lãnh đạo của khối Cộng đồng chung Châu Âu đã đi đến chỗ bế tắc sau khi vấn đề cho phép công dân Thổ được lưu hành tự do khắp Âu Châu mà không cần visa đã được các nước thành viên trong khối xem xét lại. Đứng trước viễn cảnh Thổ nhĩ kỳ sẽ trả đủa bằng việc bỏ ngõ các cửa khẩu biên giới để di dân Hồi giáo tràn vào Châu Âu như trước đây, ban lãnh đạo khối Cộng đồng chung đã có kế hoạch dùng các hòn đảo của Hy-lạp trong vùng biển Aegean để làm khu tập trung trong thời gian dân tỵ nạn được xem xét lý lịch và phỏng vấn. Chương trình ấy có thể sẽ biến các hòn đảo thành nơi định cư lâu dài cho dân Hồi giáo. Quần chúng Hy-lạp đã hết sức phản đối dự định nầy nhưng vì hiện nay Hy-lạp đang cầu cạnh khối Cộng đồng chung Châu Âu giúp đỡ về tài chánh để giải quyết sự khủng hoảng kinh tế đang xãy ra trầm trọng trong nước, nên có lẽ sự phản đối của dân chúng sẽ không có hiệu quả vì chính quyền Athen bắt buột phải nhượng bộ đòi hỏi của giới lãnh đạo Châu Âu để được mượn nợ tiếp tục.

Trong khi đó các quốc gia Châu Âu đang tìm mọi cách để giải quyết các nan đề liên quan đến di dân Hồi giáo. Trong năm 2015 nước Đức nhận hơn 1 triệu di dân từ vùng Trung Đông và Bắc Phi, riêng Hòa-lan thì nhận khoảng 60,000 người. Nhưng sự chênh lệch con số như vậy vẫn không giúp chính phủ Hòa-lan giảm bớt được các khó khăn về tài chánh và nhà ở cho các di dân. Để giải quyết tình trạng trên chính phủ Hòa-lan đã quyết định sửa sang lại 12 nhà tù trống (mà trước đây cho Bỉ và Na-uy mượn để giam giữ tù nhân của họ) trở thành khu chung cư cho di dân Hồi giáo. Một điều đáng nói là mặc dầu số di dân dùng các phòng giam để làm căn hộ gia đình (với cửa sổ vẫn còn các chấn song và cửa cái bằng thép dày) nhưng rất ít người than phiền, vì chất lượng của các phòng không thua gì một căn hộ cao cấp, vẫn có máy điều hòa không khí, điện nước, khu vệ sinh, bếp và các tiện nghi khác. Vì vậy mà người ta không hề ngạc nhiên khi thấy người tỵ nạn từ khắp nơi trên thế giới tìm mọi cách để đến các nước vùng Bắc Âu mà xây dựng lại cuộc đời. Chỉ tiếc là đám cuồng tín Hồi giáo không bao giờ chịu thay đổi quan điểm và sống hòa đồng vào các xã hội đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ họ.

Về các tin tức khác trên thế giới thì hiện nay Quốc hội Brazil đã bỏ phiếu quyết định tạm ngưng chức vụ tổng thống của bà Dilma Rousseff để chờ đưa vị nữ tổng thống nầy ra tòa về tội tham nhũng và gian lận có liên quan đến ngân sách quốc gia. Đồng thời Quốc hội Brazil cũng quyết định cử phó tổng thống Michel Temer tạm thời đảm nhiệm quyền hành toàn quốc trong thời gian tới. Michel Temer là người gốc Lebanon thuộc vùng Trung Đông và cũng là người chủ mưu trong cuộc đảo chánh lần nầy. Temer đã 75 tuổi nhưng vừa cưới vợ (tên Marcela, là cựu hoa hậu và là người mẫu thời trang) mới có 32 tuổi. Y là một trong 60 người đang bị nghi vấn trong một vụ tham nhũng lớn tại Brazil. Ngoài ra theo các nguồn tin được tiết lộ từ văn phòng FBI thì Michel Temer từng là chỉ điểm (informant) cho cơ quan gián điệp CIA lúc còn làm nhân viên tại tòa đại sứ Brazil. Vì vậy người ta nghi ngờ rằng cuộc đảo chánh lần nầy tại Brazil cũng có bàn tay của CIA nhúng vào nên họ mới đưa thuộc hạ lên cầm quyền như tình trạng đang xãy ra hiện nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *