KHOA HỌC KHÔNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

Một báo cáo mới của nghành di truyền cho biết là có sự thay đổi đột ngột trong số những cư dân xa xưa nhất sống tại lục địa châu Âu. Có những giống người bị diệt chủng hoàn toàn vào cuối thời kỳ băng giá và sau đó được thay thế bằng một giống dân khác hẳn về cơ cấu di truyền. Các khoa học gia nghành khảo cổ di truyền không đưa ra được một lời giải thích chính xác nào về sự thay đổi đột ngột đó. Họ chỉ có thể phỏng đoán rằng sự thay đổi khí hậu làm cho giống dân nầy bị tiêu diệt và giúp cho giống dân kia được phát triển tùy theo khả năng chịu đựng của họ. Đó là theo lời phát biểu của phó tiến sĩ nghành khảo cổ học di truyền (archaeogenetics) Cosimo Posth của trường đại học Tubingen của Đức. Nhưng lời giải thích trên hoàn toàn không có sức thuyết phục lắm nếu so với sức chịu đựng của con người vào thời tiền sữ, vốn là những giống người du mục, rày đây mai đó tùy theo địa hình và nguồn thực phẩm sẳn có trong tự nhiên. Sự rối loạn khi xác định nguồn gốc của các giống người trên thế giới là điều mà các chuyên gia khoa học phải đối diện cả trăm năm nay mà vẫn chưa giải thích được. Riêng tại châu Âu thì tình trạng rối loạn lại nhiều hơn so với các châu lục khác.

Theo ước tính của các chuyên gia nghành khảo cổ học di truyền thì các giống người hiện đại (modern humans, tương tự như loài người ngày hôm nay) có nguồn gốc từ Phi châu và đã rời khỏi đấy vào khoảng 40,000 đến 70,000 năm trước để di dân đến châu Âu. Khi đến nơi thì họ sống lẫn lộn với người tiền sữ tại các địa phương trên khắp lục địa, nhưng vẫn giữ nếp sống du mục. Vào khoảng 10,000 đến 12,000 trước, một giống người khác, vốn định cư và làm nghề nông tại vùng Trung Đông tràn sang châu Âu và dần dần thay thế giống dân du mục trước kia. Sau đó, khoảng 5000 năm trước một giống dân khác gọi là giống Yamnaya thuộc vùng cao nguyên Ukraine di dân đến và một lần nữa trộn lẫn với dân địa phương gốc Trung Đông và rồi tiếp tục cho đến ngày nay.

Một cuộc nghiên cứu (được bảo trợ bởi tờ báo Nature Communication) cho biết là có vài giống người đột nhiên biến mất vào khoảng 4500 năm trước mà khoa học vẫn chưa khám phá ra được nguyên nhân. Ngoài ra khoa học cũng không giải thích được khoảng cách chừng 11,000 năm giữa thời kỳ loài người hiện đại rời khỏi Phi châu và lúc họ gặp giống người tiền sữ tại châu Âu. Các chuyên gia hoàn toàn không có một chút ánh sáng nào về giống người sống trong khoảng thời gian đó tại lục địa châu Âu.

Nhóm nghiên cứu của phó tiến sĩ Cosimo Posth đã thực hiện khám nghiệm mẫu DNA từ các bộ phận cơ thể còn sót lại của 55 di tích người tiền sữ sống trong khoảng thời gian từ 35,000 đến 7,000 năm tại nhiều vùng thuộc châu Âu, từ Tây ban nha cho đến Nga-sô. Từ kết quả DNA của 55 di tích đó họ khám phá ra rằng loài người thời tiền sữ xuất phát từ hai dòng giống, mà họ mệnh danh là M và N, đều cư ngụ ở tại châu Âu. Cũng theo kết quả của cuộc khám nghiệm thì cư dân châu Âu ngày nay có hệ di truyền thuộc dòng N, còn các dân tộc khác trên thế giới thì thuộc dòng M. Vào khoảng 14,500 trước thì hệ di truyền M hoàn toàn biến mất một cách đột ngột tại lục địa châu Âu, chỉ còn lại dòng N mà thôi. Các khoa học gia không tìm được lời giải thích vì sao có sự biến mất đột ngột như thế.

Cho đến ngày nay, mặc dầu với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các khoa học gia nghành khảo cổ di truyền vẫn chưa có câu trả lời xác đáng cho các bí ẩn về nguồn gốc của loài người. Dầu vậy họ vẫn tôn sùng khoa học hơn là lời giải thích rõ ràng trong Kinh thánh. Nhiều người trong số họ đã qua đời trong niềm thắc mắc không sao giải thích được. Nhưng nếu chúng ta chịu khó xem xét Kinh thánh kỹ lưỡng, nhất là về sự sáng tạo vũ trụ và loài người mà Đức Chúa Trời có cho ghi lại trong Kinh thánh cùng lời phán dạy của Đức Chúa Jêsus trong thí dụ về lúa mì và cỏ lùng thì sẽ thấy rằng bí ẩn về nguồn gốc của con người đã được giải thích lâu rồi, từ hàng ngàn năm trước mà nhiều người vẫn làm ngơ cho đến ngày hôm nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *