Khải huyền 2: 1 – 3: 22 – CÁC THƯ GỞI CHO BẢY HỘI THÁNH

Đây là thời kỳ đầu tiên khi Hội thánh được thành lập, mà cũng là lúc bắt đầu thời kỳ cuối cùng của lịch sữ con người:

(Hê-bơ-rơ 9: 26) Bằng chẳng vậy, thì từ buổi sáng thế đến nay, Ngài đã phải chịu khổ nhiều lần rồi. Nhưng hiện nay đến cuối cùng các thời đại, Ngài đã hiện ra chỉ một lần, dâng mình làm tế lễ để cất tội lỗi đi.

(2Phi-e-rơ 3: 8) Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày.

HỘI THÁNH Ê-PHÊ-SÔ

(KHẢI HUYỀN 2: 1) Hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Ê-phê-sô rằng: Nầy là lời phán của Đấng cầm bảy ngôi sao trong tay hữu và đi chính giữa bảy chân đèn vàng:

– Mỗi Hội thánh có một thiên sứ/Thiên sứ cho mỗi người sẽ được cứu
– Thiên sứ là thành viên của Hội thánh
– Thành phố Ê-phê-sô
– Hội thánh Ê-phê-sô
– Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng quản trị các thiên sứ
– Đức Chúa Jêsus Christ là Chủ, là Đầu của Hội thánh và là Đấng ở trong Hội thánh

THIÊN SỨ

Mỗi Hội thánh và mỗi cá nhân sẽ được cứu ngyà sau đều có một thiên sứ ở cùng:

(Hê-bơ-rơ 1: 14) Các thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Đức Chúa Trời, đã được sai xuống để giúp việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi hay sao?

Thiên sứ của Hội thánh nào thì là thành viên thường trực của Hội thánh đó:

(Xuất Ê-díp-tô ký 23: 20) Đây nầy, ta sai một thiên sứ đi trước mặt ngươi, đặng phù hộ trong lúc đi đường, và đưa ngươi vào nơi ta đã dự bị.

(Gióp 1: 6) Vả, một ngày kia các con trai của Đức Chúa Trời đến ra mắt Đức Giê-hô-va, và Sa-tan cũng đến trong vòng chúng.

HỘI THÁNH Ê-PHÊ-SÔ

Thành phố Ê-phê-sô là nơi Phao-lô đã đến truyền giảng:

(Công vụ 18: 19) Kế đó, ba người tới thành Ê-phê-sô, Phao-lô để đồng bạn mình lại đó. Còn người, thì vào nhà hội, nói chuyện với những người Giu-đa;

(Công vụ 19: 28) Chúng nghe bấy nhiêu lời, bèn nỗi giận lắm, cất tiếng kêu rằng: Lớn thay là nữ thần Đi-anh của người Ê-phê-sô!

Thành phố Ê-phê-sô thuộc trong cõi A-si (Thổ nhĩ kỳ ngày nay):

(Công vụ 19: 26) Các ngươi lại thấy và nghe nói, không những tại thành Ê-phê-sô thôi, gần suốt hết cõi A-si nữa, rằng tên Phao-lô nầy đã khuyên dỗ và trở lòng nhiều người, mà nói rằng các thần bởi tay người ta làm ra chẳng phải là chúa.

(Công vụ 20: 16) Vì Phao-lô đã quyết định đi qua trước thành Ê-phê-sô, xong không dừng lại tại đó, e cho chậm trễ trong cõi A-si. Người vội đi đặng có thể đến thành Giê-ru-sa-lem kịp ngày lễ Ngũ tuần.

Thành phố Ê-phê-sô là trung tâm thờ lạy nữ thần Đi-anh:

(Công vụ 19: 34-35) Nhưng vừa khi đoàn dân nhận người là người Giu-đa, thì kêu rập lên ước trong hai giờ, rằng: Lớn thay là nữ thần Đi-anh của người Ê-phê-sô. Bấy giờ, có người thơ ký thành phố dẹp yên đoàn dân, nói rằng: Hỡi người Ê-phê-sô, há có ai chẳng biết thành Ê-phê-sô là kẻ canh giữ đền thờ nữ thần lớn Đi-anh và tượng thần ấy đã từ trên trời giáng xuống sao?

Tánh nết người Ê-phê-sô rất hung dữ:

(1Cô-rinh-tô 15: 32) Nếu tôi theo cách loài người mà đã đánh cùng các loài thú ở thành Ê-phê-sô, thì có ích gì cho tôi? Nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai chúng ta sẽ chết!

Hội thánh Ê-phê-sô:

(Ê-phê-sô 1: 1) Phao-lô, theo ý muốn Đức Chúa Trời, làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, gởi cho các thánh đồ ở thành Ê-phê-sô, cho những kẻ trung tín trong Đức Chúa Jêsus Christ.

(1Ti-mô-thê 1: 3) Ta nay nhắc lại mạng lịnh mà ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác.

(2Ti-mô-thê 1: 18) Xin chính mình Chúa cho người tìm thấy sự thương xót của Chúa trong ngày đó! Con lại biết hơn kẻ khác, người ở Ê-phê-sô đã hầu việc ta mọi đàng.

ĐẤNG CẦM BẢY NGÔI SAO

Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, là Đấng đã tạo dựng nên các thiên sứ (được gọi là ngôi sao) và quản trị họ:

(Khải huyền 1: 20) Tức là mầu nhiệm của bảy ngôi sao mà ngươi thấy trong tay hữu ta, và của bảy chân đèn vàng. Bảy ngôi sao là các thiên sứ của bảy Hội thánh, còn bảy chân đèn là bảy Hội thánh vậy.

(Sáng thế ký 1: 16) Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao.

(Gióp 25: 5) Kìa, mặt trăng không chiếu sáng, các ngôi sao chẳng tinh sạch tại trước mặt Ngài thay.

(Thi thiên 148: 3) Hỡi mặt trời, mặt trăng, hãy ngợi khen Ngài! Hỡi hết thảy ngôi sao sáng, hãy ngợi khen Ngài!

(Đa-ni-ên 12: 3) Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi.

ĐI CHÍNH GIỮA BẢY CHÂN ĐÈN VÀNG

(Khải huyền 1: 20) Tức là mầu nhiệm của bảy ngôi sao mà ngươi thấy trong tay hữu ta, và của bảy chân đèn vàng. Bảy ngôi sao là các thiên sứ của bảy Hội thánh, còn bảy chân đèn là bảy Hội thánh vậy.

(Ma-thi-ơ 28: 20) Và nầy, ta ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.

(Ê-phê-sô 1: 22-23) Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Đấng Christ, tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài.

(Ê-phê-sô 5: 23) Vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh.

(Cô-lô-se 1: 18) Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng.

(Rô-ma 16: 16) Anh em hãy lấy cái hôn thánh mà chào nhau. Hết thảy các Hội thánh của Đấng Christ chào anh em.

(1Cô-rinh-tô 1: 2) Gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Chúa của những người ấy và của chúng ta.

(1Cô-rinh-tô 10: 32) Đừng làm gương xấu cho người Giu-đa, người Gờ-réc, hay là Hội thánh của Đức Chúa Trời;

(2Cô-rinh-tô 8: 23) Ấy vậy, nói về Tít, thì là bạn bè tôi, và là người cùng làm việc với tôi ở nơi anh em; còn như hai anh em kia, là sứ giả của các Hội thánh, tức là sự vinh hiển của Đấng Christ.

(Ê-phê-sô 3: 21) guyền Ngài được vinh hiển trong Hội thánh, và trong Đức Chúa Jêsus Christ, trải các thời đại, đời đời vô cùng! A-men.

(Cô-lô-se 1: 24) Nay tôi lấy làm vui về sự tôi đã chịu khổ sở vì anh em, tôi lại vì thân thể Đấng Christ, là Hội thánh, mà đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài.

(2Tê-sa-lô-ni-ca 1: 1) Phao-lô, Sin-vanh và Ti-mô-thê gởi cho Hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca, là Hội thánh ở trong Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa:

(1Ti-mô-thê 3: 15) Phòng ta có chậm đến, thì con biết làm thể nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy.

(KHẢI HUYỀN 2: 2) Ta biết công việc ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không thể dung được những kẻ ác, lại biết ngươi đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, ngươi đã rõ rằng chúng nó giả dối.

– Tấm lòng hầu việc Chúa của Hội thánh Ê-phê-sô
– Sự khó nhọc của Hội thánh Ê-phê-sô
– Sự nhịn nhục của Hội thánh Ep
– Không dung kẻ ác
– Thử các sứ đồ
– Biết rõ sự giả dối

HẦU VIỆC CHÚA

Đức Chúa Jêsus khen Hội thánh Ê-phê-sô vì công việc đức tin mà họ đã làm và Hội thánh Ê-phê-sô đáng nên vui mừng vì điều đó:

(Truyền đạo 9: 7) Hãy đi ăn bánh cách vui mừng, và uống rượu cách hớn hở; vì Đức Chúa Trời đã nhận các công việc ngươi.

Công việc mà Cơ-đốc-nhân thực hiện phải xứng đáng với sự ăn năn:

(Công vụ 26: 20) Nhưng đầu hết tôi khuyên dỗ người thành Đa-mách, kế đến người thành Giê-ru-sa-lem và cả xứ Giu-đê, rồi đến các dân ngoại rằng phải ăn năn và trở lại cùng Đức Chúa Trời, làm công việc xứng đáng với sự ăn năn.

Công việc mà Cơ-đốc-nhân thực hiện phải nhắm đến mục tiêu xây dựng Hội thánh của Chúa, cả về phần thuộc thể lẫn thuộc linh:

(Ê-phê-sô 4: 12) Để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ.

Điều đó được gọi là công việc của đức tin

(1Tê-sa-lô-ni-ca 1: 3) Vì trước mặt Đức Chúa Trời, là Cha, chúng tôi nhớ mãi về công việc của đức tin anh em, công lao của lòng yêu thương anh em, sự bền đỗ về sự trông cậy của anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta,.

Vì vậy phải làm công việc Chúa một cách sốt sắng, hết lòng:

(1Cô-rinh-tô 15: 58) Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.

Phải sử dụng tài năng Chúa ban cho để làm công việc Chúa:

(2Cô-rinh-tô 8: 11) Vậy bây giờ, hãy làm trọn công việc của anh em, hầu cho như anh em đã sẵn lòng thể nào thì làm cho trọn theo tài năng mình.

Làm công việc Chúa sẽ được phần thưởng:

(Hê-bơ-rơ 6: 10) Đức Chúa Trời không phải là không công bình mà bỏ quên công việc và lòng yêu thương của anh em đã tỏ ra vì danh Ngài, trong khi hầu việc các thánh đồ và hiện nay đang còn hầu việc nữa.

(1Cô-rinh-tô 3: 14) Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình.

Thế nên phải cẩn thận giữ mình trong đức tin để công việc mình được ban thưởng:

(2Giăng 1: 8) Chính các ngươi hãy giữ, hầu cho khỏi mất kết quả của công việc mình, nhưng cho được phần thưởng đầy đủ.

(còn tiếp)

HỘI THÁNH SI-MIỆC-NƠ

Thành phố Si-miệc-nơ nằm trong vùng Tiểu Á, thuộc về xứ Thổ nhĩ kỳ ngày hôm nay. Đây là thành phố phồn thịnh vào thời kỳ đế quốc La-mã, chỉ cách thành phố Ê-phê-sô có 35 dặm về phía Bắc (Ê-phê-sô ở về phía Nam Si-miệc-nơ).

(KHẢI HUYỀN 2: 8) Hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Si-miệc-nơ rằng: Nầy là lời phán của Đấng trước hết và Đấng sau cùng, Đấng chết rồi mà đã sống lại.

Trong câu thứ 8 nầy chúng ta có 10 phần để học biết về những vấn đề liên quan đã được trình bày trong Kinh thánh, đó là:

– Mỗi Hội thánh có một thiên sứ
– Thiên sứ là thành viên của Hội thánh địa phương
– Chúa là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu
– Chúa là Đấng Trọn Vẹn
– Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời
– Chúa là Đấng Tể Trị
– Chúa là Đấng Hầu Việc
– Học theo tâm tình của Đấng Christ/ Bắt chước Đức Chúa Trời
– Làm trọn trách nhiệm (công bình)
– Mang tâm tình hầu việc (khiêm nhường)

ĐẤNG ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

(Xuất Ê-díp-tô ký 3: 14) Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: ĐẤNG TỰ HỮU đã sai ta đến cùng các ngươi.

(Hê-bơ-rơ 1: 14) Thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Đức Chúa Trời, đã được sai xuống để giúp việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi hay sao?

(Khải huyền 1: 8) Chúa là Đức Chúa Trời, ĐẤNG HIỆN CÓ, ĐÃ CÓ, VÀ CÒN ĐẾN, là Đấng Toàn năng, phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga.

(Khải huyền 21: 6) Ngài lại phán cùng tôi rằng: Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không.

(Khải huyền 22: 13) Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là thứ nhất và là sau chót, là đầu và là rốt.

TÂM TÌNH THEO ĐẤNG CHRIST

(Ma-thi-ơ 5: 14-16) Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.

(2Cô-rinh-tô 2: 14) Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn!

(Ma-thi-ơ 20: 26) Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi.

(Ma-thi-ơ 23: 11) Song ai lớn hơn hết trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi.

(KHẢI HUYỀN 2: 9) Ta biết sự khốn khó nghèo khổ của ngươi (dầu ngươi giàu có mặc lòng), và những lời gièm pha của kẻ xưng mình là người Giu-đa, mà kỳ thực không phải, chúng nó vốn thuộc về hội quỉ Sa-tan.

Trong câu thứ 9 chúng ta có 8 phần để cùng nhau suy gẫm, đó là:

– Nghèo khổ phần tâm linh
– Lợi ích của việc nhận biết mình có tâm linh nghèo khổ
– Phải có của cải trên trời
– Phân biệt giữa phép cắt bì giả và thật
– Ý nghĩa của chữ sao mai
– Đức Chúa Trời cho phép kẻ phạm tội được có thì giờ để ăn năn
– Đặc điểm của Sa-tan là muốn bằng Đức Chúa Trời
– Sự khác biệt giữa khiêm nhường và kiêu ngạo

KHỐN KHÓ NGHÈO KHỔ

(2Sử ký 15: 4) Song trong lúc khốn khó, chúng trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, mà tìm cầu Ngài, thì lại gặp Ngài đặng.

(Gióp 5: 6-7) Vì sự hoạn nạn chẳng phải từ bụi cát sanh ra, sự khốn khó chẳng do đất nảy lên; Nhưng loài người sanh ra để bị khốn khó, như lằn lửa bay chớp lên không.

(Gióp 7: 3) Như vậy tôi đã được các tháng khốn khó, và những đêm lao khổ làm phần định cho tôi.

(Gióp 10: 17) Chúa đặt chứng mới đối nghịch tôi, và gia thêm sự giận cùng tôi: Đau đớn liên tiếp, và thì khốn khó theo tôi.

(Ma-thi-ơ 5: 3) Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!

(Ma-thi-ơ 6: 19-21) Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.

(Lu-ca 12: 15) Đoạn, Ngài phán cùng chúng rằng: Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu.

(1Cô-rinh-tô 3: 8) Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm.

(1Cô-rinh-tô 3: 14-15) Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.

(Phi-líp 2: 8) Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.

(1Phi-e-rơ 5: 6) Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài nhắc anh em lên.

PHÉP CẮT BÌ (THẬT VÀ GIẢ)

– Là giao ước
– Là hình bóng về tự tái sanh và tinh sạch
– Là dấu hiệu của sự thuận phục Chúa
– Quyền lợi: Được dự lễ Vượt qua, được kể là con dân Chúa

(Sáng thế ký 17: 10) Mỗi người nam trong vòng các ngươi phải chịu phép cắt bì; ấy là giao ước mà các ngươi phải giữ, tức giao ước lập giữa ta và các ngươi, cùng dòng dõi sau ngươi.

(Sáng thế ký 17: 12-14) Trải qua các đời, mỗi người nam trong vòng các ngươi, hoặc sanh đẻ tại nhà, hoặc đem tiền ra mua nơi người ngoại bang, chẳng thuộc về dòng giống ngươi, hễ lên được tám ngày rồi, đều phải chịu phép cắt bì. Chớ khá bỏ làm phép cắt bì cho ai sanh tại trong nhà ngươi, hay đem tiền ra mua về; sự giao ước của ta sẽ lập đời đời trong xác thịt của các ngươi vậy. Một người nam nào không chịu phép cắt bì nơi xác thịt mình, sẽ bị truất ra khỏi ngoài dân sự mình; người đó là kẻ bội lời giao ước ta.

(Xuất Ê-díp-tô ký 12: 48) Khi một khách ngoại bang nào kiều ngụ nhà ngươi, muốn giữ lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va, thì mọi người nam của họ phải chịu phép cắt bì; đoạn, họ mới được đến gần giữ lễ nầy, và được coi như người sanh trong xứ. Nhưng ai không chịu phép cắt bì, thì chẳng được ăn đâu.

(Lê-vi ký 19: 23) Khi các ngươi sẽ vào xứ Ca-na-an, và đã trồng các thứ cây trái rồi, hãy coi các trái chiếng nó không sạch, như chưa chịu phép cắt bì; trong ba năm các ngươi hãy coi nó không sạch, chớ nên ăn;

(Lê-vi ký 26: 41) đến đỗi ta cũng chống trả lại, dẫn họ vào xứ kẻ thù nghịch. Bấy giờ nếu lòng không chịu cắt bì của họ sẽ tự hạ mình xuống, và sẽ phục điều sửa phạt về gian ác mình,

(Các quan xét 14: 3) Cha mẹ người nói rằng: Trong vòng các con gái của anh em con và trong cả dân sự chúng ta, há chẳng có người nữ nào, mà con phải đi cưới vợ nơi dân Phi-li-tin chẳng chịu cắt bì đó sao? Sam-sôn đáp cùng cha rằng: Xin cha hãy cưới nàng đó cho con, vì nó đẹp mắt con.

(Ê-sai 52: 1) Hỡi Si-ôn, hãy thức dậy, thức dậy, mặc lấy sức mạnh ngươi! Hỡi Giê-ru-sa-lem, là thành thánh, hãy mặc lấy áo đẹp! Vì rày về sau kẻ không chịu phép cắt bì và kẻ ô uế sẽ không vào nơi ngươi nữa.

(Giê-rê-mi 4: 4) Hỡi các ngươi, là người Giu-đa và dân cư Giê-ru-sa-lem, hãy tự cắt bì mình cho Đức Giê-hô-va, và cất dương bì khỏi lòng ngươi! Bằng chẳng vậy, cơn giận ta sẽ phừng lên như lửa, đốt cháy các ngươi, không ai giập tắt được, vì việc ác các ngươi đã làm.

(Giê-rê-mi 6: 10) Ta sẽ nói và làm chứng cho ai, đặng họ nghe ta? Nầy, tai họ chưa cắt bì, họ không nghe được. Nầy, lời của Đức Giê-hô-va đã trở nên sự quở trách cho họ, họ chẳng lấy làm đẹp lòng chút nào.

(Giê-rê-mi 9: 25-26) Đức Giê-hô-va phán: Nầy, ngày đến, bấy giờ ta sẽ phạt mọi kẻ chịu cắt bì mà lòng chưa cắt bì. tức là Ê-díp-tô, Giu-đa, Ê-đôm, con cháu Am-môn, Mô-áp, và hết thảy những dân cạo tóc màng tang và ở nơi đồng vắng. Vì mọi dân tộc đều không cắt bì, còn cả nhà Y-sơ-ra-ên chẳng cắt bì trong lòng.

(Ê-xê-chi-ên 32: 21) Từ giữa âm phủ, những lính chiến rất mạnh bạo, cùng những kẻ giúp đỡ nó, sẽ nói cùng nó mà rằng: Chúng nó đã xuống đó, chúng nó đã nằm yên, là kẻ chưa chịu cắt bì mà đã bị gươm giết!

(Ê-xê-chi-ên 44: 9) Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Chẳng có một người ngoại nào không cắt bì về lòng nó cũng như về thịt nó mà được vào trong nơi thánh ta; không, chẳng có một người ngoại nào ở giữa con cái Y-sơ-ra-ên được vào đó.

(Công vụ 7: 51) Hỡi những người cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia! Các ngươi cứ nghịch với Đức Thánh Linh hoài; tổ-phụ các ngươi thế nào, thì các ngươi cũng thế ấy!

(Công vụ 10: 45) Các tín đồ đã chịu phép cắt bì, là những kẻ đồng đến với Phi-e-rơ, đều lấy làm lạ, vì thấy sự ban cho Đức Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại nữa.

(Công vụ 15: 1) Vả, có mấy người từ xứ Giu-đê đến, dạy các anh em rằng: Nếu các ngươi chẳng chịu phép cắt bì theo lễ Môi-se, thì không thể được cứu rỗi.

(Công vụ 15: 5) Nhưng có mấy kẻ về đảng Pha-ri-si đã tin đạo, đứng dậy nói rằng phải làm phép cắt bì cho những người ngoại, và truyền họ phải tuân theo luật pháp Môi-se.

(Rô-ma 1: 25) Họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! A-men.

(Rô-ma 2: 25-29) Thật thế, nếu ngươi làm theo luật pháp, thì phép cắt bì có ích; còn nếu ngươi phạm luật pháp, thì dầu chịu cắt bì cũng như không. Vậy nếu kẻ chưa chịu cắt bì giữ các điều răn của luật pháp thì sự chưa chịu cắt bì đó há chẳng cầm như đã chịu sao? Kẻ vốn không chịu cắt bì, mà làm trọn luật pháp sẽ đoán xét ngươi, là kẻ dẫu có chữ của luật pháp và phép cắt bì, lại phạm luật pháp. Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu-đa, thì không phải là người Giu-đa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì; nhưng bề trong là người Giu-đa mới là người Giu-đa, phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật. Một người Giu-đa như vậy được khen ngợi, chẳng phải bởi loài người, bèn là bởi Đức Chúa Trời.

(Rô-ma 3: 8) Vậy thì, sao chúng ta không làm sự dữ cho được sự lành, như kẻ gièm pha đã cáo và quyết rằng chúng ta dạy điều ấy?… Sự đoán phạt những người đó là công bình.

(Rô-ma 3: 30) Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm cho kẻ chịu cắt bì được xưng công bình bởi đức tin, cũng làm cho kẻ không chịu cắt bì được xưng công bình bởi đức tin nữa.

(Rô-ma 4: 9-12) Vậy, lời luận về phước đó chỉ chuyên về kẻ chịu cắt bì mà thôi sao? Cũng cho kẻ không chịu cắt bì nữa. Vả, chúng ta nói rằng đức tin của Áp-ra-ham được kể là công bình cho người. Nhưng được kể thế nào? Khi người đã chịu cắt bì rồi, hay là khi người chưa chịu cắt bì? Ấy không phải sau khi người chịu cắt bì, bèn là trước. Vậy, người đã nhận lấy dấu cắt bì, như dấu ấn của sự công bình mà người đã được bởi đức tin, khi chưa chịu cắt bì; hầu cho làm cha hết thảy những kẻ tin mà không chịu cắt bì, đặng họ được kể là công bình, và cũng làm cha những kẻ chịu cắt bì, tức là cha những kẻ không những chịu cắt bì thôi, lại cũng noi theo dấu đức tin mà Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, đã có trước khi chưa chịu cắt bì vậy.

(Rô-ma 7: 18-19) Có người nào đã chịu phép cắt bì rồi được gọi chăng? nên cứ giữ cắt bì vậy. Có người nào chưa chịu phép cắt bì mà được gọi chăng? thì chớ chịu phép cắt bì. Chịu cắt bì chẳng hề gì, không chịu cắt bì cũng chẳng hề gì; sự quan hệ là giữ các điều răn của Đức Chúa Trời.

(2Cô-rinh-tô 6: 14) Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?

(Ga-la-ti 2: 3) Dầu Tít, kẻ cùng đi với tôi, là người Gờ-réc, cũng không bị ép phải cắt bì.

(Ga-la-ti 2: 12) Bởi trước lúc mấy kẻ của Gia-cơ sai đi chưa đến, thì người ăn chung với người ngoại; vừa khi họ đã đến thì người lui đứng riêng ra, bởi sợ những kẻ chịu phép cắt bì.

(Ga-la-ti 5: 3) Tôi lại rao cho mọi người chịu cắt bì rằng, họ buộc phải vâng giữ trọn cả luật pháp.

(Ga-la-ti 5: 6) Vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, cái điều có giá trị, không phải tại chịu phép cắt bì hoặc không chịu phép cắt bì, nhưng tại đức tin hay làm ra bởi sự yêu thương vậy.

(Ga-la-ti 6: 12-13) Hết thảy những kẻ muốn cho mình đẹp lòng người theo phần xác, ép anh em chịu cắt bì, hầu cho họ khỏi vì thập tự giá của Đấng Christ mà bị bắt bớ đó thôi.
Vì chính những kẻ đó đã chịu cắt bì, không vâng giữ luật pháp đâu; nhưng họ muốn anh em chịu cắt bì, hầu để khoe mình trong phần xác của anh em.

(Ga-la-ti 6: 15) Vì điều yếu cần, chẳng phải sự chịu cắt bì, hay là sự chẳng chịu cắt bì, bèn là trở nên người mới.

(Phi-líp 3: 2-3) Hãy coi chừng loài chó; hãy coi chừng kẻ làm công gian ác; hãy coi chừng phép cắt bì giả. Vì, ấy chính chúng ta là kẻ chịu phép cắt bì thật, là kẻ cậy Thánh Linh Đức Chúa Trời mà hầu việc Đức Chúa Trời, khoe mình trong Đấng Christ, và không để lòng tin cậy trong xác thịt bao giờ.

(Cô-lô-se 2: 11) Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Đấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta.

(Cô-lô-se 3: 11) Tại đây không còn phân biệt người Gờ-réc hoặc người Giu-đa, người chịu cắt bì hoặc người không chịu cắt bì, người dã man hoặc người Sy-the, người tôi mọi hoặc người tự chủ; nhưng Đấng Christ là mọi sự và trong mọi sự.

(Tít 1: 10) Vả, có nhiều người nhất là trong những người chịu cắt bì, chẳng chịu vâng phục, hay nói hư không và phỉnh dỗ, đáng phải bịt miệng họ đi.

ĐẶC ĐIỂM CỦA SA-TAN

Theo lời Kinh thánh thì các thiên sứ được gọi là con trai của Đức Chúa Trời. Họ cũng được hình dung như là sao mai trên bầu trời.

(Gióp 38: 7) Trong khi ấy các sao mai đồng hát hòa nhau, và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng.

Trong tự nhiên thì thì Sao Mai, hay còn gọi là sao Hôm, cũng là sao Bắc Đẩu, chỉ có một mà thôi. Nhưng vì đây là ngôi sao sáng nhất mà mắt người có thể thấy được trên bầu trời mỗi ngày nên Kinh thánh gọi các thiên sứ là sao mai.

Vì chữ sao mai được dùng để gọi các thiên sứ, tức là con của Đức Chúa Trời (nghĩa là do Ngài tạo ra hoặc do Ngài mà có) nên Đức Chúa Jêsus cũng tự xưng là Sao Mai, để phù hợp với lời Chúa dã phán rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời (có nghĩa là ra từ Đức Chúa Trời, mà chúng ta hiểu được qua lời Kinh thánh rằng Ngài chính là Đức Chúa Trời hiện thân thành người).

(Khi huyền 22: 16) Ta là Jêsus, đã sai thiên sứ ta đến làm chứng về những sự đó cho các ngươi trước mặt các Hội thánh. Ta là chồi và hậu tự của Đa-vít, là Sao Mai sáng chói.

Nhưng vì Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời nên Ngài có phán thêm rằng Ngài là Sao Mai sáng chói (tức là Đấng lớn hơn hết giữa vòng các thiên sứ, vì họ cũng được xem là con trai của Đức Chúa Trời). Chữ sáng chói nầy không hề cặp thêm với chữ sao mai khi chỉ chỉ về các thiên sứ, mà chỉ được dùng riêng trong trường hợp dùng chữ Sao Mai để mô tả về Đức Chúa Jêsus.

Vì chữ Sao Mai được dùng để mô tả về Đức Chúa Jêsus nên Kinh thánh cũng dùng chữ nầy để mô tả việc Ngài ngự vào tấm lòng của Cơ-đốc-nhân khi họ được tái sanh, được soi sáng bởi quyền năng của Đức-Thánh-Linh qua lời Kinh thánh:

(2Phi-e-rơ 1: 19) Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và Sao Mai mọc trong lòng anh em.

Cũng chính vì lẽ đó nên những người được cứu (tức là được chính thức kể như con cái của Đức Chúa Trời trong Thiên đàng) sẽ được trở thành sao mai theo như ý nghĩa của lời hứa mà Đức Chúa Jêsus đã tuyên phán trong Khải huyền:

(Khải huyền 2: 26-28) Kẻ nào thắng, và giữ các việc của ta đến cuối cùng, ta sẽ ban cho quyền trị các nước: kẻ đó sẽ cai trị bằng một cây gậy sắt, và sẽ phá tan các nước như đồ gốm, khác nào chính ta đã nhận quyền cai trị đó nơi Cha ta. Ta sẽ cho kẻ ấy ngôi sao mai.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chữ sao mai được dùng để mô tả về con cái của Đức Chúa Trời trong Thiên đàng. Trước khi Cơ-đốc-nhân được cứu vào đó thì chữ sao mai được dùng để mô tả các thiên sứ. Chính vì thế, chữ sao mai cũng được dùng để mô tả về Sa-tan, vì trước khi phản nghịch Chúa thì nó cũng là một trong các thiên sứ của Đức Chúa Trời:

(Ê-sai 14: 13-15) Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao. Nhưng ngươi phải xuống nơi Âm phủ, sa vào nơi vực thẳm!

Vì từng là thiên sứ nên ngay cả sau khi phản nghịch Sa-tan vẫn được Đức Chúa Trời cho phép ra mắt Ngài khi các thiên sứ đến chầu trước mặt Chúa:

(Gióp 1: 6) Vả, một ngày kia các con trai của Đức Chúa Trời đến ra mắt Đức Giê-hô-va, và Sa-tan cũng đến trong vòng chúng.

(Gióp 2: 1) Xảy ra một ngày kia, các con trai của Đức Chúa Trời đến ra mắt Đức Giê-hô-va, Sa-tan cũng có đến trong vòng chúng đặng ra mắt Đức Giê-hô-va.

Sự cho phép của Đức Chúa Trời như vậy phù hợp với nguyên tắc nhân từ của Đức Chúa Trời là cho kẻ phạm tội thời gian để ăn năn:

(Khải huyền 2: 21) Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, mà nó chẳng muốn ăn năn điều tà dâm nó!

Nhưng Kinh thánh cũng cho biết là vì sự trì hoãn trong việc trừng phạt kẻ phạm tội mà nhiều người (ngay cả Sa-tan và các quỉ sứ của nó) cứ tiếp tục phạm tội luôn:

(Truyền đạo 8: 11) Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con loài người chuyên làm điều ác.

Bây giờ chúng ta cùng nhau nghiên cứu một chút về Sa-tan qua các câu Kinh thánh trong đoạn 14 của sách Ê-sai cùng những câu khác trong Kinh thánh để có thể biết được về nó cùng những mưu chước mà nó vẫn thường sử dụng để cám dỗ con người, nhất là để tấn công Cơ-đốc-nhân trong thế gian nầy:

(Ê-sai 14: 13-15) Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao. Nhưng ngươi phải xuống nơi Âm phủ, sa vào nơi vực thẳm!

Việc Cơ-đốc-nhân tìm hiểu về ma quỉ là điều cần nên có, vì theo như lời Kinh thánh thì con dân Chúa cần phải nhận diện được ma quỉ cách rõ ràng và cần biết rõ các cách thức cũng như mưu mô của nó trong việc cám dỗ loài người để chúng ta có thể cậy ơn và sức của Chúa mà đối phó và thắng hơn nó:

(2Cô-rinh-tô 2: 11) Hầu đừng để cho quỉ Sa-tan thắng chúng ta, vì chúng ta chẳng phải là không biết mưu chước của nó.

Cũng theo ý nghĩa của câu Kinh thánh trên thì việc mà Cơ-đốc-nhân trong các thời đại bị cám dỗ và sa ngã nhiều cũng là vì không chịu tìm hiểu về kẻ thù chính yếu của mình trong cõi thuộc linh, nên bởi đó mà rất nhiều không có thể nhận ra được các âm mưu thâm độc của nó.

Lời Kinh thánh trên khẳng định rằng Cơ-đốc-nhân biết rất rõ mưu chước của ma quỉ, nhưng trong thực tế thì số người biết được về chúng thật ít lắm. Ấy là Cơ-đốc-nhân vẫn luôn xem thường ma quỉ và chẳng biết về nó bao nhiêu, nói chi là các mưu chước của nó.

(còn tiếp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *