KẺ LÃNH ĐẠO CỦA LOÀI NGƯỜI
Năm nay là năm bầu cử tại Hoa-kỳ nên các hệ thống thông tin đều đăng tải tin tức về các cuộc vận động, về các chính khách và về tất cả những điều có liên hệ đến vấn đề nầy. Chúng ta cũng thường thấy những nhóm người đứng tại góc đường với các biểu ngữ, khẩu hiệu, hoặc để ủng hộ ứng cử viên nọ hoặc để phản đối ứng cử viên kia. Nhiều người tưởng lầm rằng trong số các chính trị gia ít nữa cũng có người biết yêu nước, thương dân. Nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược hẳn. Trong thời hiện tại kẻ mà họ lầm lẫn nhiều nhất là tổng thống da đen hiện nay của Hoa-kỳ. Y nhờ màu da mà thắng thế hơn nhiều kẻ khác vì cứ hể đụng đến y thì người ta lập tức bị kết án là kỳ thị. Dân da đen tại Mỹ bỏ phiếu cho y hai lần (98%) cũng chỉ vì màu da mà thôi, ngoài ra không còn lý do nào khác. Họ đòi hỏi dân da trắng phải tôn trọng họ vì người da đen là một phần của quốc gia nầy nhưng khi bỏ phiếu thì họ lại chỉ nghĩ đến kẻ có màu da giống họ mà thôi, chớ không hề nghĩ rằng Obama chưa bao giờ nắm giữ một vị trí lãnh đạo nào, dù là nhỏ nhất, thì làm sao có kinh nghiệm để lãnh đạo đất nước vốn là cường quốc của cả thế giới. Nhiều người biện minh một cách vô lý rằng y cần phải làm tổng thống mới có kinh nghiệm, chớ làm sao mà có kinh nghiệm của một tổng thống được. Nhưng những người đó quên rằng điều y cần phải có là kinh nghiệm lãnh đạo, chớ chẳng phải là kinh nghiệm làm tổng thống. Địa vị của một tổng thống đâu phải là công việc vừa làm vừa rút kinh nghiệm được.
Mới đây báo chí có đưa tin về một trong những bằng chứng cho thấy rằng các chính khách chỉ nghĩ đến bản thân hoặc cảm giác của họ mà thôi, còn sinh mạng nhân dân ra sao cũng thây kệ. Năm 2015 vừa qua khi Obama có ý định bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Iran thì nhiều chính khách trong cả Thượng và Hạ viện Hoa-kỳ đều phản đối. Mặc dầu đa số các chính khách thuộc đảng Dân chủ ủng hộ ý định trên (vì là cùng một đảng chớ chẳng phải vì lợi ích chung của thế giới hay của chính đất nước nầy) thì có một vài thành viên trong đảng phản đối. Một trong những người đó là thượng nghị sĩ Chuck Schumer của thành phố New York. Điều ấy làm cho Obama khó chịu và y tìm cách trả thù. Đầu năm nay, khi đệ trình trước Quốc hội bảng dự trù ngân sách cho niên khóa 2016-2017, Obama đã cắt bỏ ngân sách chống khủng bố của New York như là cách để dằn mặt các chính khách của thành phố, nhất là Chuck Schumer, rằng đừng tưởng là chống đối y thì vẫn được yên thân. Thành phố New York là mục tiêu hàng đầu của bọn khủng bố, vì là trung tâm tài chánh của cả Hoa-kỳ, lại là nơi có trụ sở Liên hiệp quốc, dân cư thì đông đúc, nên nếu có bất cứ sự kiện nào xãy ra thì cũng đều được đăng tin trên cả thế giới (giống như vụ tấn công hai tòa nhà thương mại vào năm 2001). Trong khi những thành phố nhỏ hơn và ít danh tiếng hơn đều được trợ cấp của Liên bang một cách đầy đủ để chống khủng bố thì Obama cắt viện trợ cho thành phố New York đến nỗi tổng trưởng cảnh sát New York Ray Kelly đã phải cho giới báo chí biết đây là cách trả thù của Obama dành cho Chuck Schumer.
Sự an toàn của dân chúng Hoa-kỳ sinh sống tại New York trước nguy cơ bị giết hại bởi các vụ đặt bom hoặc nổ súng của bọn khủng bố không phải là mối quan tâm của Obama. Cảm giác hoặc sự tự mãn về địa vị của cá nhân y mới quan trọng hơn, cho nên ai đụng chạm đến thì y cần phải trả đủa ngay bất kể rằng trách nhiệm của y là phải quan tâm đến sự an ninh của người dân, mà trong trường hợp nầy là cư dân của thành phố New York. Cũng cần nên nhắc lại là New York có tỷ lệ dân da đen đông nhất trong tất cả các thành phố lớn của Mỹ. Lá phiếu của họ đã giúp cho người khác thấy là kẻ cùng màu da, được họ ủng hộ, xem sinh mạng của họ rẻ đến bậc nào.