CHÍNH SÁCH KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Sau khi chính phủ các nước Tây Âu và Hoa-kỳ đã dùng đủ mọi biện pháp để vực dậy nền kinh tế bị suy thoái kể từ năm 2008 đến nay, thì những kẻ lãnh đạo bắt đầu chuẩn bị để áp dụng chính sách không cho phép sử dụng tiền mặt. Các ngân hàng trung ương của một số quốc gia đã bắt đầu chương trình ấy chẳng hạn như Thụy điển (vào cuối tháng Giêng vừa qua). Chính sách nầy đã được các chỉnh phủ suy nghĩ đến từ nhiều năm nay. Ðể tóm gọn thì nguyên nhân là như thế nầy: Vào năm 2008 khi thị trường chứng khoáng gặp khủng hoảng và giá trị cổ phần của các công ty sụt giảm trầm trọng thì các chính phủ đã cứu vãn thị trường bằng cách yêu cầu các ngân hàng trung ương in thêm tiền mặt đồng thời hạ mức tiền lời xuống thấp để tạo sự dễ dàng cho các công ty vay mượn. Thí dụ như tại Hoa-kỳ thì Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã hạ mức tiền lời xuống chỉ còn 0.25% từ năm 2009 và in ra mỗi tháng 85 tỷ dollars tiền mặt để cho các công ty vay, nhằm giúp đỡ họ có đủ vốn để mua lại các cổ phần của chính công ty họ mà người đầu tư bán ra trên thị trường chứng khoán. Bằng cách như vậy thì giá trị các cổ phần lên trở lại và tạo nên sự phục hồi kinh tế một cách giả tạo, mà Obama đã khoe khoang mấy năm nay trên hệ thống thông tin. Vì không chủ tâm xây dựng lại nền kinh tế thực thụ mà chỉ tìm cách cứu vãn các tập đoàn kinh doanh lớn nên tình trạng suy thoái vẫn tiếp diễn một cách âm thầm vì người dân thiếu công việc làm. Obama và đồng bọn trong chính phủ đã công bố những con số thất nghiệp một cách giả tạo để qua mắt quần chúng. Họ cho biết là tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa-kỳ ở mức 4.9%, thấp nhất so với các quốc gia phát triển khác, nhưng trong thực tế thì các chuyên gia cho biết là cao hơn nhiều, khoảng từ 18% đến 25%. Vì tình trạng thất nghiệp quá cao như vậy nên nền kinh tế trong nước bị trì trệ vì người dân phải thắt lưng buột bụng, không có khả năng để tiêu xài (nền kinh tế Hoa-kỳ phụ thuộc vào mức mua sắm của công dân trong nước, với tỷ lệ từ 70% đến 80% tổng sản lượng quốc gia). Thế cho nên khi các công ty đã mượn nợ quá mức để mua lại các cổ phần của họ và Ngân hàng Dự trữ Liên bang ngừng in tiền mặt, thì cuộc khủng hoảng kinh tế xuất hiện trở lại. Vào tháng Chạp năm ngoái khi bà Janet Yellen, tổng giám đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang quyết định tăng mức tiền lời lên 0.25% để trở thành 0.50% thì càng làm cho sự suy thoái xãy ra nhanh hơn nữa. Bây giờ thì các kẻ lãnh đạo chỉ còn có các biện pháp cũ đã sử dụng trước đây như in thêm tiền mặt và hạ mức tiền lời thấp xuống trở lại.

Nan đề nằm ở chỗ là hễ càng in tiền mặt ra nhiều chừng nào thì giá trị của nó càng giãm chừng nấy (hiện nay giá đồng dollar Mỹ cao là so với các đồng tiền khác, nhưng nếu so với hàng hóa trên thị trường thì đã giãm rất nhiều trong những thập niên qua, chẳng hạn như cần nhiều tiền hơn để mua cùng một món hàng). Chính vì lẽ đó mà giới lãnh đạo các nước Tây phương (trong đó có Hoa-kỳ) đã suy tính đến việc giãm mức tiền lời xuống dưới con số không (negative interest rate program – NIRP). Họ dùng phương pháp nầy để buột người dân phải tiêu xài mà không thể nào tiết kiệm được, vì với kế hoạch NIRP thì người dân phải trả tiền lời cho ngân hàng khi giữ tiền trong các tài khoản.

Trước đây khi người dân gởi tiền vào ngân hàng thì xem như là cho nhà băng vay và ngân hàng phải trả tiền lời mỗi tháng. Khi chính phủ và các ngân hàng trung ương hạ mức tiền lời thấp xuống gần số 0 để giúp cho giới tài phiệt thì người dân bị thua lỗ vì gởi tiền vào ngân hàng mà chẳng có lời chi hết. Thiệt hại nặng nhất là những người hưu trí có vốn gởi ngân hàng. Bây giờ khi các kẻ lãnh đạo quốc gia muốn dùng chính sách NIRP thì người dân càng thua lỗ to vì khi gởi tiền ngân hàng phải trả tiền lời cho nhà băng. Hễ càng giữ tiền trong tài khoản lâu chừng nào thì trả tiền lời nhiều chừng nấy. Với chính sách nầy chính phủ các nước Tây Âu bóc lột người dân trong nước một cách có hệ thống và hợp pháp. Cũng với chính sách nầy các chính phủ muốn dùng tài sản của người dân để cứu giới tài phiệt có các công ty đang thua lỗ trên thị trường chứng khoán.

Nhưng với chính sách ấy các kẻ lãnh đạo phải đối phó với một tình huống khác, là nếu đạo luật NIRP được ban hành thì điều chắc chắn xãy ra là dân chúng sẽ không gởi tiền tại các ngân hàng nữa mà cất giấu tại nhà hoặc bằng một phương pháp nào đó để khỏi phải trả tiền lời cho nhà băng. Ðể giải quyết viễn cảnh ấy, các chính phủ đã suy tính đến việc cấm lưu hành tiền mặt trong xã hội, chỉ sử dụng thẻ điện tử mà thôi. Thí dụ như người công nhân được trả lương bằng thẻ điện tử và ngân hàng ghi nhận số lương đó vào trong tài khoản. Nếu người công nhân không muốn tiêu xài thì số lương ấy sẽ hao hụt dần dần vì cớ phải bị khấu từ tiền lời cho nhà băng. Bằng phương pháp đó người dân trong nước không thể tiết kiệm được mà bị bắt buột phải tiêu xài, nếu không thì chẳng có cách gì tránh thoát được việc phải trả tiền lời cho ngân hàng.

Hối suất của NZDUSD là 66701, của USDCAD là 1.39457 và của EURGBP là 0.77653

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *