IRAN SỬ DỤNG VŨ KHÍ KỸ THUẬT MỚI

Khi 10 thủy thủ thuộc Hải quân Hoa-kỳ bị Iran bắt giữ thì Ngũ giác đài thông báo với giới báo chí rằng sự việc đó xãy ra do trục trặc về máy móc định vị trên hai chiếc tàu tuần duyên. Nhưng một số người am hiểu đã thắc mắc rằng tại sao sự trục trặc như vậy lại trùng hợp và xãy ra cùng một lúc cho cả hai chiếc tàu. Người ta nghi ngờ rằng Iran đã chế tạo được một loại thiết bị đặc biệt có khả năng làm rối loại máy định vị hàng hải và nhờ đó mà họ làm cho các thủy thủ Hoa-kỳ mất phương hướng để rồi lạc vào hải phận của Iran và bị bắt giữ. Sự nghi ngờ nầy đã trở nên xác thực hơn khi tổng giáo chủ đạo Hồi của Iran (ayatollah) là Ali Khamenei đã tiến hành nghi thức gắn huy chương cho các quân nhân đã có công bắt giữ thủy thủ Hoa-kỳ. Nếu chỉ là một vụ bắt giữ thông thường vì tàu bị lạc phương hướng thì không cần phải ban thưởng, đàng nầy thì người lãnh đạo tối cao của Iran đích thân tới gặp từng người để trao tặng huy chương thì điều đó phải có lý do quan trọng của nó. Vài ngày trước đây chính phủ Tehran đã cho công bố một đoạn phim ngắn về hàng không mẫu hạm của Hoa-kỳ trong vùng biển Ba-tư do một chiếc phi cơ không người lái (drone) của Iran thu hình được, trong khi Hải quân Mỹ không giải thích được vì sao hệ thống phòng không của các chiến hạm bảo vệ không ngăn chận được hoạt động nầy. Với việc Bộ quốc phòng Hoa-kỳ thông báo qua loa về sự trục trặc kỹ thuật của máy móc trong khi không hề thấy đưa ra một nhận định nào về các nghi vấn kia thì làm cho người ta càng hồ nghi rằng Hoa-kỳ đã bị tụt hậu về phương diện khoa học kỹ thuật so với các quốc gia đối lập. Theo các báo chí đưa tin thì trong thời gian Obama cầm quyền đến nay đã có hơn 10 vụ đột nhập vào hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ (từ hệ thống an ninh của Ngũ giác đài, đến hệ thống lưu trữ danh sách nhân viên của Bộ an ninh quốc gia, cho đến vụ đột nhập vào kho lưu trữ vi tính của CIA và Bộ thuế vụ) mà Washington chưa hề chỉ ra hoặc bắt giữ được thủ phạm nào.

Ðể dằn mặt chính phủ Hoa-kỳ và chứng tỏ rằng họ vẫn còn hoạt động mạnh tại Syria, bọn khủng bố Hồi giáo Isis đã cho tiến hành một vụ nổ bom tự sát tại thủ đô Damascus làm cho hơn 60 người bị thiệt mạng và hành chục người khác bị thương. Trong khi đó thì tổng thư ký quốc gia John Kerry lại đang khoe khoang rằng sẽ thúc đẩy tiến trình hòa bình tại quốc gia nầy với giải pháp làm hài lòng tất cả các phe phái. Vụ nổ bom xãy ra chỉ cách thánh địa quan trọng nhất của phe Hồi giáo Shiite khoảng 600 sãi (yard) mà thôi. Mặc dầu bị Nga-sô, Pháp, Mỹ ném bom dữ dội trong mấy thánh qua nhưng đám khủng bố nầy vẫn tiếp tục hoạt động mạnh, đã vậy lại còn dự định thành lập lực lượng hải quân để khống chế vùng biển Syria. Ðó là theo sự xác minh của tình báo Hoa-kỳ, Anh quốc và Italy. Không biết các cường quốc trên thế giới có phải thật sự ném bom bọn chúng hay không mà chẳng thấy chúng bị hề hấn gì. Cũng có người nhận định rằng bọn khủng bố dùng thường dân, nhất là phụ nữ trẻ em để làm bia che chắn các cơ sở quan trọng của chúng nên các chính phủ Tây phương không dám ném bom, sợ sẽ giết lầm người dân vô tội. Thế là chúng cứ tha hồ hoạt động mà không cần sợ hãi gì. Vì thế mà có một số chính trị gia muốn đưa bộ binh vào tham chiến để có thể tiếp cận những khu vực ấy, nhưng chưa được sự thống nhất từ các chính phủ liên hệ.

Sau khi bắn hạ một oanh tạc cơ của của Nga-sô vào tháng 11 năm 2015, chính phủ của tổng thống Erdogan lại một lần nữa lên tiếng cảnh cáo Moscow về việc họ xâm phạm không phận của Thổ nhĩ kỳ. Lần trước thì oanh tạc cơ của Nga chỉ bay ngang qua biên giới của Thổ có 70 giây mà thôi, không phải là một sự vi phạm quá đáng. và vì vậy mà Moscow đã cáo buột rằng Istanbul đã cố tình rình rập để bắn hạ phi cơ của Nga. Thời gian sau nầy Erdogan đã dựa vào thế lực của khối quân sự Bắc đại tây dương (NATO) để ngày càng táo tợn hơn trong việc đối đầu với Nga-sô và bắt bớ những chính khách chống đối trong nước. Giới lãnh đạo Tây Âu cứ tiếp tục ủng hộ Erdogan bằng cách làm ngơ cho y tiến hành các cuộc thanh trừng trong nước, từ việc ám sát các đối thủ cho đến việc bắt giam và truy tố giới báo chí chống đối. Theo kiểu cách ủng hộ mù quáng nầy thì Thổ nhĩ kỳ sẽ có cơ hội để kéo các nước Tây phương vào cuộc chiến với Nga-sô trong tương lai.

Tại nội địa Hoa-kỳ lần đầu tiên Obama chính thức bày tỏ sự ủng hộ Hồi giáo bằng cách đến thăm các giáo đường đạo Hồi và hớn hở để tuyên bố với báo chí rằng y muốn chúc mừng họ vì cớ những đóng góp to lớn vào lịch sữ của đất nước. Chắc Obama muốn ăn mừng sự thành công của đám Hồi giáo như vụ tiêu hủy hai tòa nhà thương mại tại Nữu ước, vụ đặt bom tại cuộc thi marathon ở Boston và vụ tàn sát thường dân ở San Bernadino. Thử hỏi có bao giờ Obama đến thăm khu Chinatown. Người Trung hoa đã có mặt tại Mỹ từ thế kỷ thứ 18 (khoảng năm 1730) và đã đóng góp công sức to lớn vào việc xây dựng tuyến đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên, từ bờ biển miền Ðông sang vùng Viễn tây Hoa-kỳ, nhưng có bao giờ Obama nhắc đến đâu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *