HỐI HẬN VÀ ĂN NĂN
Trong tất cả các ngôn ngữ đều có một đặc điểm chung, ấy là việc dùng một từ để mô tả nhiều nghĩa khác nhau. Thí dụ trong tiếng Việt có những chữ như BÁN có nghĩa là trao đổi một vật để lấy tiền (thuần Việt), mà cũng có nghĩa là phân nữa (Hán Việt), hoặc chữ HỌC có nghĩa là tìm hiểu về một điều gì đó, mà cũng có nghĩa là kể lại.
Vì vậy, đối với chữ hối hận và ăn năn được dùng trong Kinh thánh thì chúng ta phải tùy theo trường hợp mà giải thích, căn cứ vào lời của Đức Chúa Trời, chớ không phải căn cứ theo quan điểm thông thường của con người.
Chữ hối hận (regret), ngoài ý nghĩa là hối lỗi, còn có nghĩa là buồn rầu về một điều nào đó, thất vọng về một điều hoặc về một người nào đó
(1Sa-mu-ên 15: 11) Ta hối hận vì đã lập Sau-lơ làm vua; bởi người đã xây bỏ ta, không làm theo lời ta. Sa-mu-ên buồn rầu, kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va trọn đêm. (1Samuel 15: 11) “I greatly regret that I have set up Saul as king, for he has turned back from following Me, and has not performed My commandments.” And it grieved Samuel, and he cried out to the Lord all night.
(1Sa-mu-ên 15: 35) Sa-mu-ên chẳng còn thấy Sau-lơ nữa cho đến ngày mình thác; vì người buồn bực về việc Sau-lơ; còn Đức Giê-hô-va ăn năn đã lập Sau-lơ làm vua của Y-sơ-ra-ên. (1Samuel 15: 35) And Samuel went no more to see Saul until the day of his death. Nevertheless Samuel mourned for Saul, and the Lord regretted that He had made Saul king over Israel.
(2Sa-mu-ên 24: 16) Thiên sứ giơ tay ra trên Giê-ru-sa-lem đặng hại nó; song Đức Giê-hô-va hối hận về tai họa ấy, bèn phán cùng thiên sứ hành hại dân sự rằng: Thôi! Bây giờ hãy rút tay ngươi lại. Bấy giờ, thiên sứ của Đức Giê-hô-va ở gần sân đạp lúa của A-rau-na, người Giê-bu-sít.
Chữ ăn năn (repent, relent) có nghĩa là từ bỏ một ý định nào đó (hoặc tốt hoặc xấu) hoặc giảm thiểu ý định đó cho được nhẹ hơn, ít hơn.
(Giê-rê-mi 26: 3) Hoặc giả chúng nó nghe ngươi, và ai nấy sẽ từ đường xấu mình trở lại; hầu cho ta ăn năn về họa mà ta định làm cho chúng nó, vì sự dữ của việc làm chúng nó.
(Giê-rê-mi 26: 13) Bây giờ các ngươi hãy sửa lại đường lối và việc làm của mình, hãy vâng theo tiếng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, thì Đức Giê-hô-va sẽ ăn năn về tai họa mà Ngài đã rao ra nghịch cùng các ngươi.
(Giê-rê-mi 26: 19) Ê-xê-chia, vua Giu-đa, và cả Giu-đa há có giết người sao? Người há chẳng đã kính sợ Đức Giê-hô-va và nài xin ơn Đức Giê-hô-va sao? Vậy nên Đức Giê-hô-va ăn năn về tai họa mà Ngài đã rao ra nghịch cùng họ. Nay chúng ta làm sự đó, ấy là phạm tội nặng nghịch cùng linh hồn mình.
(Giê-rê-mi 42: 10) Nếu các ngươi cứ ở trong đất nầy, thì ta sẽ gây dựng cho mà không phá đi, vun trồng cho mà không nhổ đi; vì ta ăn năn về sự họa mà ta đã giáng cho các ngươi.
(Ê-xê-chi-ên 24: 14) Ta là Đức Giê-hô-va, ta đã phán; sự đó sẽ xảy đến, và ta sẽ làm thành. Ta sẽ không lui đi, không tiếc, không ăn năn. Người ta sẽ xét đoán mầy theo đường lối mầy và theo việc làm mầy, Chúa Giê-hô-va phán vậy.
(A-mốt 7: 3) Đức Giê-hô-va bèn ăn năn về việc nầy. Đức Giê-hô-va phán rằng: Điều đó sẽ không xảy ra đâu.
(A-mốt 7: 6) Đức Giê-hô-va bèn ăn năn việc nầy. Chúa Giê-hô-va phán rằng: Điều đó cũng sẽ không xảy đến.
(Giô-na 3: 9-10) Ai biết rằng hoặc Đức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao? Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó.
(Xa-cha-ri 8: 11) Vì Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Như ta đã toan giáng tai vạ cho các ngươi, khi tổ phụ các ngươi chọc giận ta, và ta không ăn năn, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
Bởi thế, việc Kinh thánh mô tả Đức Chúa Trời hối hận hoặc ăn ăn về điều đã đã làm hoặc dự định làm thì có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn với việc loài người hối hận hoặc cần phải ăn năn về tội lỗi của họ, theo như sự xác định bằng lời của Ngài đã phán:
(1Sa-mu-ên 15: 29) Vả lại, Đấng phù hộ Y-sơ-ra-ên chẳng nói dối, và không ăn năn; vì Đấng ấy chẳng phải loài người mà ăn năn! (1Samuel 15: 29) And also the Strength of Israel will not lie nor relent. For He is not a man, that He should relent.”
Kinh thánh cho biết là kẻ có không công bình cần phải ăn:
(Lu-ca 15: 7) Ta nói cùng các ngươi, trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn hơn là chín mươi chín kẻ công bình không cần phải ăn năn.
Nhưng Kinh thánh xác nhận rằng Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình:
(Châm ngôn 21: 12) Có một Đấng công bình xem xét kỹ càng nhà kẻ ác; Đấng ấy xô những kẻ ác vào tai họa.
(1Phi-e-rơ 3: 18) Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống.
(1Giăng 2: 1) Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình.
Như vậy ý nghĩa thông thường theo quan điểm của con người về chữ hối hận hoặc ăn năn không thể được áp dụng vào việc giải thích các câu Kinh thánh có liên quan đến hành động của Đức Chúa Trời.
SO SÁNH CÁCH DÙNG CỦA CHỮ ĂN NĂN
Bây giờ chúng ta cùng nhau so sánh về ý nghĩa của chữ ăn năn và hối hận bằng các câu Kinh thánh để thấy rằng tôi con Chúa phải cẩn thận khi giải thích về hai chữ nầy khi được dùng cho con người và được dùng để mô tả các hành động của Đức Chúa Trời.
(2Sữ ký 6: 37) Nếu trong xứ mà họ bị dẫn đến làm phu tù, họ suy nghĩ lại, ăn năn, và cầu khẩn Chúa, mà rằng: Chúng tôi có phạm tội, làm điều gian ác và cư xử cách dữ tợn…
Sự dân Y-sơ-ra-ên cần phải ăn năn là vì họ không biết cầu khẩn Chúa nhưng lại thờ cúng thần tượng. Vả lại, họ cũng là những kẻ phạm tội, làm điều gian ác và hung dữ. Trái lại, Kinh thánh cho biết Đức Chúa Trời là Đấng Nhân Từ, Đấng Công Bình (tức là Đấng Vô Tội) và là Đấng không làm điều ác bao giờ.
(Xuất Ê-díp-tô ký 34: 6) Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! Là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực,
(Phục truyền 32: 4) Công việc của Hòn Đá là trọn vẹn; Vì các đường lối Ngài là công bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực.
(Giăng 8: 46) Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?… Nếu ta nói lẽ thật, sao các ngươi không tin ta?
(Giăng 10: 11) Ta là người chăn hiền lành; người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình.
Kinh thánh cho biết rằng con người là bất toàn, ô uế và đầy thiếu sót, nên vì vậy cần phải ăn năn. Nhưng Đức-Thánh-Linh lại là Đấng Trọn Vẹn, thánh khiết nên chữ ăn năn và hối hận theo nghĩa thông thường không thể được dùng để giải thích về hành động của Ngài:
(Gióp 42: 6) Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi.
(Giê-rê-mi 8: 6) Ta đã lắng tai và nghe: chúng nó chẳng nói ngay thẳng, chẳng có ai ăn năn điều ác của mình, mà rằng: Ta đã làm gì? Thảy đều dong ruổi như ngựa xông vào trận.
(Ma-thi-ơ 21: 32) Vì Giăng đã theo đường công bình đến cùng các ngươi, nhưng các ngươi không tin, còn những kẻ thâu thuế và phường đĩ điếm đã tin người; và các ngươi, khi đã thấy điều ấy, sau cũng không ăn năn đặng tin người.
(Mác 1: 15) mà rằng: Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin lành.
(Lu-ca 3: 3) Giăng bèn dạo qua hết thảy miền lân cận sông Giô-đanh, giảng dạy phép báp-têm về sự ăn năn để được tha tội,
(Công vụ 19: 4) Phao-lô bèn nói rằng: Giăng đã làm phép báp-têm về sự ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Đấng sẽ đến sau mình, nghĩa là tin Đức Chúa Jêsus.
(Ma-thi-ơ 27: 3) Khi ấy, Giu-đa, là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn, bèn đem ba chục miếng bạc trả cho các thầy tế lễ cả và các trưởng lão,
(Mác 1: 4) Giăng đã tới, trong đồng vắng vừa làm vừa giảng phép báp-têm ăn năn, cho được tha tội.
(Lu-ca 15: 10) Ta nói cùng các ngươi, trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn.
(Công vụ 3: 19) Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi,
(Công vụ 8: 22) Vậy, hãy ăn năn điều ác mình, và cầu nguyện Chúa, hầu cho ý tưởng của lòng ngươi đó họa may được tha cho.
(Công vụ 26: 20) nhưng đầu hết tôi khuyên dỗ người thành Đa-mách, kế đến người thành Giê-ru-sa-lem và cả xứ Giu-đê, rồi đến các dân ngoại rằng phải ăn năn và trở lại cùng Đức Chúa Trời, làm công việc xứng đáng với sự ăn năn.
(Rô-ma 2: 5) Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời,
(2Cô-rinh-tô 12: 21) Có lẽ nào khi tôi đến nơi anh em, Đức Chúa Trời lại làm cho tôi phải hạ mình xuống về việc anh em một lần nữa, và tôi sẽ phải khóc lóc về nhiều kẻ trước đã phạm tội, mà không ăn năn về những sự ô uế, gian dâm, luông tuồng họ đã phạm, hay sao?
(2Ti-mô-thê 2: 25) dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật,
(Khải huyền 2: 5) Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó.
(Khải huyền 2: 21) Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, mà nó chẳng muốn ăn năn điều tà dâm nó!
(Khải huyền 3: 3) Vậy hãy nhớ lại mình đã nhận và nghe đạo thể nào, thì giữ lấy, và ăn năn đi. Nếu ngươi chẳng tỉnh thức, ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi không biết giờ nào ta đến bắt ngươi thình lình.
(Khải huyền 3: 19) Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi.
(Khải huyền 9: 20-21) Còn những người sót lại, chưa bị các tai nạn đó giết đi, vẫn không ăn năn những công việc bởi tay chúng nó làm cứ thờ lạy ma quỉ cùng thần tượng bằng vàng, bạc, đồng, đá và gỗ, là những tượng không thấy, không nghe, không đi được. Chúng nó cũng không ăn năn những tội giết người, tà thuật, gian dâm, trộm cướp của mình nữa.
(Khải huyền 16: 9) Loài người bị lửa rất nóng làm sém, chúng nó nói phạm đến danh Đức Chúa Trời là Đấng có quyền trên các tai nạn ấy, và chúng nó cũng không ăn năn để dâng vinh hiển cho Ngài.
(Khải huyền 16: 11) Chúng nó nói phạm đến Đức Chúa Trời trên trời vì cớ đau đớn và ghẻ chốc mình, và cũng không ăn năn công việc mình.
(còn tiếp)