HỒI GIÁO
Tất cả mọi người trên thế giới đều biết rằng Hồi giáo là kẻ thù lâu đời của dân Do-thái. Theo như lời Kinh thánh cho biết thì mối hận thù nầy bắt nguồn từ thời Áp-ra-ham, là tổ phụ của dân Y-sơ-ra-ên (ban đầu tên của ông là Áp-ram). Ông có một người vợ lấy từ khi còn trẻ tên là Sa-ra (tên trước đó của bà là Sa-rai). Trong nhiều năm Sa-ra không hề sinh cho ông một người con nào:
(Sáng thế ký 11: 29-30) Áp-ram và Na-cô cưới vợ; vợ Áp-ram tên là Sa-rai, còn vợ Na-cô tên là Minh-ca; Minh-ca và Dích-ca tức là con gái của Ha-ran. Vả, Sa-rai son sẻ, nên người không có con.
Người xưa rất quan trọng việc có được con trai nối dõi, mà truyền thống của người Á-châu chúng ta vẫn còn mang đậm quan điểm nầy. Vì vậy mà Áp-ra-ham và vợ tìm mọi cách để có con. Ông đã cầu nguyện nài xin Chúa, và Đức Chúa Trời đã hứa là sẽ ban cho ông một người con trai để nối dõi:
(Sáng thế ký 13: 14-16) Sau khi Lót lìa khỏi Áp-ram rồi, Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Hãy nhướng mắt lên, nhìn từ chỗ ngươi ở cho đến phương bắc, phương nam, phương đông và phương tây: Vì cả xứ nào ngươi thấy, ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm đặng dòng dõi ngươi vậy.
Nhưng nhiều năm sau, từ khi Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham rằng ông sẽ có con trai và dòng dõi hậu tự của ông sẽ đông nhiều như sao trên trời, thì Áp-ra-ham vẫn chưa nhận được như điều Chúa đã hứa, vì vậy ông có lần đã than thở điều đó với Chúa:
(Sáng thế ký 15: 2-3) Áp-ram thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ nối nghiệp nhà tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách. Áp-ram lại nói rằng: Nầy, Chúa làm cho tôi tuyệt-tự; một kẻ tôi tớ sanh đẻ tại nhà tôi sẽ làm người kế nghiệp tôi.
Mặc dầu Đức Chúa Trời có đảm bảo với Áp-ra-ham rằng ông sẽ có con để nối dõi, nhưng vì chờ đợi lâu quá nên Áp-ra-ham nghe lời vợ là Sa-ra để lấy con hầu gái của bà tên là A-ga, người Ê-díp-tô, để làm vợ lẽ, và sau đó A-ga sanh ra một con trai tên là Ích-ma-ên:
Sáng thế ký 16: 1-4) Vả, Sa-rai, vợ của Áp-ram, vẫn không sanh con; nàng có một con đòi Ê-díp-tô, tên là A-ga. Sa-rai nói cùng Áp-ram rằng: Nầy, Đức Giê-hô-va đã làm cho tôi son sẻ, vậy xin ông hãy lại ăn ở cùng con đòi tôi, có lẽ tôi sẽ nhờ nó mà có con chăng. Áp-ram bèn nghe theo lời của Sa-rai. Sau khi Áp-ram đã trú ngụ mười năm tại xứ Ca-na-an, Sa-rai, vợ người, bắt A-ga, là con đòi Ê-díp-tô mình, đưa cho chồng làm hầu. Người lại cùng con đòi, thì nàng thọ thai. Khi con đòi thấy mình thọ thai, thì khinh bỉ bà chủ mình.
Ngay từ ban đầu, khi đứa trẻ chưa được sinh ra thì A-ga đã ra mặt khinh bỉ Sa-ra:
(Sáng thế ký 16: 15-16) Rồi nàng A-ga sanh được một con trai; Áp-ram đặt tên đứa trai đó là Ích-ma-ên. Vả lại, khi A-ga sanh Ích-ma-ên cho Áp-ram, thì Áp-ram đã được tám mươi sáu tuổi.
Thái độ bất kính và hống hách của A-ga bày tỏ bản tính của người phụ nữ ấy, và sau nầy nó cũng trở nên bản chất của Ích-ma-ên và của dòng dõi ông mãi đến ngày hôm nay. Kinh thánh cho biết là mười bốn năm sau, kể từ lúc Ích-ma-ên được sanh ra, thì Đức Chúa Trời làm phép lạ cho Sa-ra và bà có thể sinh con được vào độ tuổi chín mươi, khi Áp-ra-ham được 100 tuổi:
(Sáng thế ký 21: 1-3) Đức Giê-hô-va đến viếng Sa-ra, theo như lời Ngài đã phán, và làm cho nàng như lời Ngài đã nói. Sa-ra thọ thai, sanh một con trai cho Áp-ra-ham trong khi tuổi đã già, đúng kỳ Đức Chúa Trời đã định. Áp-ra-ham đặt tên đứa trai mà Sa-ra đã sanh cho mình là Y-sác.
Vào ngày sinh nhật một tuổi của Y-sác, lúc bấy giờ Ích-ma-ên đã được 15 tuổi, thì cậu bé ấy đã bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với đứa em nhỏ cùng cha khác mẹ với mình:
(Sáng thế ký 21: 8-9) Đứa trẻ lớn lên, thì thôi bú. Chính ngày Y-sác thôi bú, Áp-ra-ham bày một tiệc lớn ăn mừng. Sa-ra thấy đứa trai của A-ga, người Ê-díp-tô, đã sanh cho Áp-ra-ham, cười cợt…
Thái độ khinh bỉ đó làm cho Sa-ra không đẹp lòng, vì vậy bà đã yêu cầu chồng đuổi cả hai mẹ con của con đòi A-ga ra khỏi gia đình:
(Sáng thế ký 21: 10) Người nói với Áp-ra-ham rằng: Hãy đuổi con đòi với con nó đi đi, vì đứa trai của con đòi nầy sẽ chẳng được kế nghiệp cùng con trai tôi là Y-sác đâu.
Điều Sa-ra muốn chồng làm là khôn ngoan, vì Áp-ra-ham là người rất giàu có, nếu không đề phòng trước thì con của kẻ tôi đòi, là Ích-ma-ên, với tánh tình bất kính và khinh bỉ con ruột của chủ, có thể âm mưu với gia nhân trong nhà hãm hại Y-sác. Vì muốn bảo vệ con mà Sa-ra đã yêu cầu chồng đuổi cả hai mẹ con A-ga.
Cũng từ ngày đó trở đi, A-ga, và nhất là Ích-ma-ên, trở nên những kẻ cay đắng, hận thù, không những đối với Y-sác và dòng dõi của ông sau nầy, mà còn hận thù cả những người khác nữa, có lẽ vì nghĩ rằng không có ai bênh vực họ trong lúc thất thế sa cơ. Kinh thánh cho biết là lúc A-ga và đứa con trai bị đuổi đi thì không hề có một ai chứa chấp họ, và Ích-ma-ên đã phải lớn lên trong đồng vắng mông lung hiu quạnh một mình:
(Sáng thế ký 21: 14-16) Áp-ra-ham dậy sớm, lấy bánh và một bầu nước, đưa cho A-ga; để các món đó trên vai nàng, và giao đứa trai cho nàng, rồi đuổi đi. Nàng ra đi, đi dông dài trong đồng vắng Bê-e-Sê-ba. Khi nước trong bầu đã hết, nàng để đứa trẻ dưới một cội cây nhỏ kia, đi ngồi đối diện cách xa xa dài chừng một khoảng tên bắn; vì nói rằng: Ôi! Tôi nỡ nào thấy đứa trẻ phải chết! Nàng ngồi đối diện đó, cất tiếng la khóc.
Trong lúc tuyệt vọng thì A-ga và đứa trẻ được Đức Chúa Trời giúp đỡ, và nhờ vậy mà họ có cơ hội để sống sót:
(Sáng thế ký 21: 17 và 19-21) Đức Chúa Trời nghe tiếng đứa trẻ khóc, thì thiên sứ của Đức Chúa Trời từ trên trời kêu nàng A-ga mà phán rằng: Hỡi A-ga! Ngươi có điều gì vậy? Chớ sợ chi, vì Đức Chúa Trời đã nghe tiếng đứa trẻ ở đâu đó rồi… Đoạn, Đức Chúa Trời mở mắt nàng ra; nàng bèn thấy một cái giếng nước, và đi lại múc đầy bầu cho đứa trẻ uống. Đức Chúa Trời vùa giúp đứa trẻ; nó lớn lên, ở trong đồng vắng, có tài bắn cung. Nó ở tại trong đồng vắng Pha-ran; mẹ cưới cho nó một người vợ quê ở xứ Ê-díp-tô.
Vì bản tính bất kính, thiếu an phận, lại có thêm lòng hận thù cay đắng với mọi người nên Kinh thánh đã tiên tri từ ban đầu về Ích-ma-ên và dòng dõi của ông như là những kẻ luôn chống đối và tranh chiến với người khác:
(Sáng thế ký 16: 11-12) Lại phán rằng: Nầy, ngươi đang có thai, sẽ sanh một trai, đặt tên là Ích-ma-ên; vì Đức Giê-hô-va có nghe sự sầu khổ của ngươi. Đứa trẻ đó sẽ như một con lừa rừng; tay nó sẽ địch cùng mọi người, và tay mọi người địch lại nó. Nó sẽ ở về phía đông, đối mặt cùng hết thảy anh em mình.
Lời tiên tri ấy đã trở thành thực tế trong lịch sữ loài người, khi người Ả-rập và tín đồ Hồi giáo không thể nào sống hòa đồng được với bất cứ một dân tộc nào. Kinh thánh cho biết rằng người Ả-rập là dòng dõi của Ích-ma-ên và từ thời kỳ xa xưa đã sinh sống trong khu vực mà ngày nay chúng ta gọi là vùng Trung Đông (là khoảng đất giữa Ê-díp-tô và Ấn độ)
(Sáng thế ký 25: 12-18) Đây là dòng dõi của Ích-ma-ên, con trai của Áp-ra-ham, do nơi nàng A-ga, người Ê-díp-tô, con đòi của Sa-ra, đã sanh. Và đây là tên các con trai của Ích-ma-ên, sắp thứ tự theo ngày ra đời: Con trưởng nam của Ích-ma-ên là Nê-ba-giốt; kế sau Kê-đa, Át-bê-ên, Mi-bô-sam, Mích-ma, Đu-ma, Ma-sa, Ha-đa, Thê-ma, Giê-thu, Na-phích, và Kết-ma. Đó là các con trai của Ích-ma-ên và tên của họ tùy theo làng và nơi đóng trại mà đặt. Ấy là mười hai vị công hầu trong dân tộc của họ. Ích-ma-ên hưởng thọ được một trăm ba mươi bảy tuổi, rồi tắt hơi mà qua đời, được qui về nơi tổ tông. Dòng dõi người ở trước mặt anh em mình, từ Ha-vi-la cho đến Xu-rơ, đối ngang Ê-díp-tô, chạy qua A-si-ri.
Dòng lịch sữ vừa nêu trên là một trong những lý do mà người Ả-rập và dân Hồi giáo căm thù nước Do-thái và quyết tâm tiêu diệt dòng dõi của Áp-ra-ham cho đến người cuối cùng.
Có nhiều người thắc mắc rằng tại sao Đức Chúa Trời sau khi đã chọn dân Do-thái làm tuyển dân của Ngài mà lại còn để cho dòng dõi của Ích-ma-ên sống sót đến nỗi sau nầy trở thành nỗi khổ của dân Do-thái cho đến mãi ngày hôm nay.
Câu trả lời có thể được giải thích cả trong phương diện thuộc linh và thuộc thể (khía cạnh lịch sữ)