ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI GIẢI CỨU 2
Kính thưa quý Hội thánh, chúng ta đã cùng nhau suy gẫm qua phần thứ nhất của Chủ đề nầy và biết rằng để được Đức Chúa Trời giải cứu thì mỗi một Cơ-đốc-nhân cần phải được lòng Chúa, có nghĩa là phải có đời sống đẹp lòng Ngài theo như những mẫu mực mà Chúa đã có cho ghi lại trong Kinh thánh. Thông thường thì con dân của Chúa không nhớ đến Chúa bao nhiêu khi đời sống mình được phẳng lặng bình yên. Chỉ khi nào có khó khăn thử thách xãy ra thì lúc đó con dân Chúa mới nhớ đến Ngài để cầu nguyện và nài xin. Làm như vậy thì chẳng có hiệu quả bao nhiêu, vì dẫu rằng Đức Chúa Trời là Đấng Nhân Từ sẳn sàng để cứu giúp con dân Ngài, nhưng vì Chúa cũng là Đấng Công Bình nữa nên khi làm điều gì thì Chúa cũng đều cân nhắc để có thể thỏa mãn sự quân bình giữa các mỹ đức của Ngài. Đó là vì vinh hiển của Chúa là tuyệt đối cho nên Ngài không thể làm điều ngược lại với sự chân thật vinh hiển của Ngài. Đây là điều mà Cơ-đốc-nhân thường không nhớ đến nên cứ nghĩ rằng hễ mình cầu nguyện hoặc có đông người cùng cầu nguyện với mình thì Chúa sẽ trả lời. Vấn đề trọng tâm là con dân của Chúa có xứng đáng để được Đức Chúa Trời trả lời và giải cứu trong những lúc gặp khó khăn thử thách hay không. Điều nầy là một thực tế mà Cơ-đốc-nhân ít muốn nghe hoặc ít muốn nói đến vì sợ mích lòng người khác. Chúng ta thử nghĩ mà xem, nếu chúng ta là cha mẹ mà thưởng phạt con cái không phân minh thì gia đình của chúng ta sẽ như thế nào? Nếu chúng ta cưng đứa con nầy hơn đứa kia hoặc chìu chuộng đứa con mà mình thích và lơ là với đứa mà mình không thích thì các con sẽ nghĩ sao? Chúng sẽ nghĩ là chúng ta thiên vị mà từ đó sẽ có sự hiềm khích thù hằn giữa đứa được cưng và đứa bị ghét bỏ. Câu chuyện về gia đình của Gia-cốp là một thí dụ điển hình mà tôi đã có lần thưa trình với quý Hội thánh và cũng đã nói rằng nếu cha mẹ nào mà muốn gia đình mình xào xáo thì cứ việc thương con không đều thì trong nhà sẽ có loạn liền. Điều đó vẫn thấy xãy ra trong cả gia đình thường dân lẫn trong các gia đình danh vọng hoặc là trong triều cung.
Chính bởi lẽ đó mà Đức Chúa Trời không thể ban phước hoặc nhậm lời cầu xin của những người không xứng đáng. Trong câu chuyện đã xãy ra cho Gióp thì chúng ta có thể thấy rằng ngay cả đối với Gióp là người công bình mà ma quỉ còn có thể kiện cáo ông trước mặt Đức Chúa Trời, huống chi là khi Cơ-đốc-nhân không hội đủ điều kiện để được Đức Chúa Trời trả lời cho sự cầu nguyện của mình.
Chúng ta thử đọc lại phần Kinh thánh có đề cập đến việc ma quỉ kiện cáo Gióp để thấy được điều nó đã làm và lý do mà Cơ-đốc-nhân cần phải sống đẹp lòng Chúa để được Ngài bênh vực trong những lúc hoạn nạn khó khăn. Xin chúng ta cùng xem lời của Chúa trong (Gióp 1: 9-11).
Dầu Gióp là người công bình mà Sa-tan còn cố ý kiện cáo ông với Chúa, với ý muốn nói rằng Đức Chúa Trời thiên vị và Gióp tin cậy Chúa chỉ vì muốn được lợi mà thôi. Thế thì nếu Cơ-đốc-nhân không xứng đáng với sự ban phước của Chúa mà vẫn nhận được ơn ban của Ngài thì ma quỉ sẽ còn kiện cáo đến mức độ nào nữa. Bởi lẽ đó mà Đức Chúa Trời muốn Cơ-đốc-nhân trước tiên phải sống xứng đáng với các yêu cầu của Chúa rồi sau đó thì Ngài sẽ can thiệp và giải cứu cho.
Nhiều người có thể nghĩ rằng điều mà tôi đang trình bày đây sẽ làm cho Cơ-đốc-nhân nản lòng trong sự cầu nguyện, nhưng nếu con dân Chúa vì những lời thẳng thắn như vậy mà thật sự nản lòng thì còn có hy vọng gì để học hỏi lẽ thật từ nơi Chúa. Vì theo như lời của Đức Chúa Jêsus cho biết thì Ngài đến thế gian nầy là để đem gương giáo vào trong tâm linh của con người, như lời Chúa đã phán và đã được ghi lại trong (Ma-thi-ơ 10: 34).
Chữ gươm giáo mà Đức Chúa Jêsus đã dùng ở đây là có ý muốn nói đến việc lời của Ngài sẽ như là thanh gươm đâm vào tấm lòng của mỗi người để làm cho đau đớn và nhờ đó mà Cơ-đốc-nhân có thể tỉnh thức khỏi sự ru ngủ của xác thịt hầu cho biết sống một đời xứng đáng trong phương diện thuộc linh, như lời Kinh thánh đã được chép trong (Hê-bơ-rơ 4: 12).
Vì vậy hễ Cơ-đốc-nhân nào không thể nghe được những lời thẳng thắng và chân thật trong Kinh thánh thì người đó cần phải xem xét lại đức tin của mình. Phải thử hỏi cá nhân rằng mình đang theo Chúa trên con đường hẹp của sự từ bỏ bản ngã, hay là đang theo một tôn giáo kiểu như người thế gian. Con người thường thích nghe những điều êm tai và hợp với sở thích của mình, nhưng Cơ-đốc-nhân thì phải biết lắng nghe điều mà Kinh thánh đã bày tỏ, nhất là đối với những lời làm tổn thương bản ngã và sự kiêu ngạo của mình. Chỉ có như vậy thì Cơ-đốc-nhân mới có cơ hội thật sự thay đổi và mới có thể bắt đầu tiến trình nên thánh trong đời sống cá nhân.
Trở lại với việc được Đức Chúa Trời giải cứu thì Cơ-đốc-nhân cần phải nhận biết hai lẽ thật quan trọng có liên quan đến vấn đề nầy, đó là Đức Chúa Trời mà chúng ta đang thờ phượng là Đấng có quyền năng để thắng hơn mọi sự, nhất là Ngài sẳn sàng thay đổi dòng lịch sử để giải cứu con dân của Ngài, và thứ hai là Cơ-đốc-nhân cần phải xứng đáng để có thể nhận được sự giải cứu tuyệt diệu của Chúa.
Về nguyên tắc thứ nhất, là nhận biết quyền năng của Chúa thì chắc chắn là Cơ-đốc-nhân nào cũng nghĩ rằng mình đã có lòng tin như vậy, nhưng tỷ lệ và mức độ thì có phần khác nhau. Vấn đề trọng tâm là chúng ta có tin nơi quyền năng của Chúa một cách tuyệt đối hay không, nhất là khi sự can thiệp và trả lời của Chúa khác với lời cầu xin của chúng ta. Trong những hợp như vậy thì đã có người nản lòng và từ đó về sau không còn cầu nguyện nữa, hay nói một cách chính xác hơn là không thèm cầu nguyện nữa. Thái độ của những người đó giống như là giận lẫy đối với Đức Chúa Trời và từ đó thì cứ phú mặc cho mọi chuyện, có xãy ra như thế nào cũng được, thậm chí còn chối bỏ đức tin nữa để trở lại với cuộc sống giống như người thế gian. Những người đó không bao giờ hiểu được rằng Đức Chúa Trời có đường lối và chương trình khác với quan điểm của con người, như lời của Ngài đã phán và đã có ghi lại trong (Ê-sai 55: 9).
Như điều mà tôi đã có trình bày trước đây và có lẽ sẽ cần phải nhắc lại trong một dịp khác, là sự trả lời của Chúa cho sự cầu nguyện của Cơ-đốc-nhân thường xãy ra trong 3 cách: Hoặc là Chúa đồng ý để ban cho điều mà con dân Ngài cầu xin, hoặc là Chúa không đồng ý và thực hiện chương trình của Ngài hoàn toàn khác với sự mong mỏi của Cơ-đốc-nhân, hoặc là Chúa bảo con dân Ngài phải đợi để tới đúng kỳ hạn thì Chúa sẽ ban cho. Dầu là bằng cách nào trong ba cách ấy thì Đức Chúa Trời cũng đã trả lời cho sự cầu xin của con dân Ngài, nhưng có nhiều người không hiểu được như vậy và tưởng rằng sự trả lời của Chúa là phải xãy ra đúng với điều mà mình cầu xin, còn nếu không đúng như vậy tức là Chúa không có trả lời hoặc sự cầu nguyện không có linh nghiệm gì hết. Thậm chí có người khi không nhận được sự trả lời của Chúa đúng theo ý mình thì còn sinh ra hoài nghi rằng không biết Chúa có thực hữu hay không. Chính vì tất cả những lý do đó mà Cơ-đốc-nhân cần phải có đức tin mạnh mẽ vào quyền năng của Chúa cũng như hiểu về những lẽ thật căn bản trong Kinh thánh để có thể hy vọng là được Đức Chúa Trời giải cứu mình lúc cần thiết.
Về nguyên tắc thứ nhất nầy thì chúng ta cần phải nhớ đến sự cầu nguyện của Phao-lô để xin Chúa giải cứu ông khỏi cái giằm xóc đau đớn trong xác thịt, như chính lời của Phao-lô đã có tường thuật lại trong (2Cô-rinh-tô 12: 7-9).
Trong sự nài xin nầy của Phao-lô thì đời sống ông là một thí dụ điển hình về đức tin nơi Chúa khi cầu xin Ngài giải cứu mình khỏi những khó khăn thử thách của đời sống. Cơ-đốc-nhân cần phải có tâm tình như vậy trước khi bắt đầu quỳ gối xuống cầu nguyện hầu có thể kết thúc lời cầu xin của mình một cách mạnh mẽ trong đức tin rằng Xin ý Cha được nên trên đời sống con. Vì nếu không cẩn thận thì sự cầu nguyện sốt sắng mà thiếu hiểu biết về lẽ thật sẽ có thể làm cho Cơ-đốc-nhân bị thất vọng, nản lòng, sinh ra hồ nghi và thậm chí còn mất đức tin nữa khi không được Đức Chúa Trời trả lời theo ý mình. Đã có nhiều người sa vào tình trạng đó cho nên chúng ta phải cẩn thận.
Nếu cần phải dùng thí dụ để làm sáng tỏ thêm cho điều mà chúng ta đang suy gẫm sáng hôm nay về sự giải cứu của Đức Chúa Trời thì chúng ta có thể đơn cử ra vụ gian lận trong kỳ bầu cử vừa qua. Theo sự nhận xét của nhiều người am hiểu thì đây là vụ lừa đảo và gian lận bầu cử lớn nhất trong lịch sử Hoa-kỳ từ ngày lập quốc đến nay. Trước đây thì cũng đã có những lần gian lận trong bầu cử, nhưng chỉ xãy ra lẻ tẻ và đột xuất khi những kẻ bất lương muốn kiếm phiếu cho cá nhân họ. Nhưng lần nầy thì sự gian lận và lừa đảo lại có hệ thống rõ ràng hơn, và người ta đã đưa ra hàng trăm bằng chứng và người chứng, rằng vụ lừa đảo nầy bao gồm nhiều người, từ các chính trị gia cao cấp của cả hai đảng chính trị chủ yếu tại Hoa-kỳ, như thượng nghị sĩ và dân biểu quốc hội, cho đến các cựu tổng thống và các thẩm phán đương nhiệm của các tòa án tối cao tại các tiểu bang. Ngay cả Trung tâm tình báo Hoa-kỳ và Văn phòng điều tra Liên bang cũng nhún tay vào để che dấu và bảo vệ những kẻ gian lận. Còn các tay tỷ phú xuyên quốc gia thì cung cấp tài chánh và các công ty truyền thông lớn tại Hoa-kỳ thì làm công tác tuyên truyền để lừa dối cử tri. Ngoài ra thì bằng chứng còn cho thấy là các giáo sư tại các viện đại học nổi tiếng của Hoa-kỳ cũng đã nhận hối lộ của Trung cộng để nhồi sọ sinh viên học sinh và các hãng phim lớn của Hollywood cũng trở thành bộ máy tuyên truyền cho ngoại bang mà bưng bít và bóp méo sự thật. Sự gian lận nầy lớn đến nỗi nhiều người đã tuyên bố rằng đây là một vụ đảo chánh và chỉ có nội chiến mới có thể giải quyết được mà thôi. Một điều đáng chú ý là những kẻ gian lận và lừa đảo trong cuộc bầu cử vừa qua cũng là những kẻ chủ trường bắt bớ và tiêu diệt Cơ-đốc-giáo tại Hoa-kỳ. Chính sách của họ tại các tiểu bang và tại quốc hội liên bang đã cho thấy điều đó. Vì vậy mà rất nhiều Hội thánh đã kêu gọi con dân Chúa đồng lòng với nhau để cầu nguyện và nài xin Đức Chúa Trời giải cứu con dân Ngài khỏi nguy cơ nầy, để đất nước Hoa-kỳ tiếp tục là đồn lũy cho Cơ-đốc-nhân được tự do thờ phượng Chúa và chờ đợi Ngài cho đến khi Đức Chúa Jêsus tái lâm.
Sự kêu gọi con dân Chúa để cầu nguyện như vậy là điều đáng phải làm và chính tôi cũng đã cầu nguyện nhiều trong thời gian qua. Nhưng như điều mà tôi vừa trình bày cùng với quý Hội thánh khi nãy thì sự cầu nguyện của chúng ta phải đặt căn bản trên lẽ thật để chúng ta luôn có lòng bình an trong Chúa trước mọi hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời cho phép xãy ra tại đất nước nầy. Tất cả chúng ta đều biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng có quyền thay đổi dòng lịch sử theo ý muốn của Ngài. Loài người có thể kiêu ngạo để tuyên bố rằng bàn tay mình làm nên tất cả, thậm chí dùng cả bạo lực và sự lừa đảo để tiếm đoạt quyền thế, nhưng thật ra chính Đức Chúa Trời mới là Đấng quyết định lịch sử của con người sẽ xoay chuyển theo hướng nào.
Chúng ta có thể nhớ lại câu chuyện về sự giải cứu dân Giu-đa mà Đức Chúa Trời đã thực hiện trong thời kỳ vua Ê-xê-chia. Tôi đã có thưa trình cùng với quý Hội thánh về câu chuyện ấy nên sáng hôm nay chỉ nhắc lại ngắn gọn mà thôi. Mặc dầu quân đội A-si-ri thiện chiến và hung bạo, nhưng chỉ cần một thiên sứ của Chúa được sai đến thì cả đạo quân đông đảo đó bị tiêu diệt chỉ trong một đêm mà thôi. Với tình hình hiện tại sau vụ bầu cử thì chúng ta có thể thấy rằng số những kẻ bất lương, lừa đảo và gian lận thì đông lắm, mà nhiều kẻ trong số họ lại đang giữ những chức vụ quan trọng đầy quyền lực trong các ban nghành của chính phủ. Vì thế mà họ có đủ mọi cách để thủ tiêu chứng cứ, sửa đổi văn bản, tiêu hủy tài liệu, thậm chí còn đe dọa, bắt bớ, hành hung những nhân chứng dám can đảm lên tiếng trình bày tội ác của họ trước công chúng. Bởi lẽ đó mà nhiều người đã bày tỏ nỗi hoang mang, lo lắng, sợ hãi, đến nỗi đã tuyên bố rằng hoàn cảnh nầy hoàn toàn không có hy vọng lật ngược lại tình thế. Với mức độ gian lận có hệ thống và đầy quyền lực như vậy thì nhiều người đã cho rằng từ đây trở về sau các cuộc bầu cử các cấp chỉ còn là trò hề dân chủ mà thôi và Hoa-kỳ sẽ trở thành nước độc đảng như các chế độ độc tài khác trên thế giới.
Với hoàn cảnh như vậy thì Cơ-đốc-nhân chúng ta có đủ đức tin để tin rằng Đức Chúa Trời đang quan sát hiện trạng Hoa-kỳ hay không? Dầu những kẻ lừa đảo đó nghĩ rằng công việc mờ ám của họ không thể bị người ta phơi bày ra ánh sáng, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng biết rõ hết mọi điều đó. Chẳng có gì kín dấu hoặc che khuất khỏi con mắt của Ngài. Nhưng Cơ-đốc-nhân chúng ta cần phải nhận biết rằng sự quan sát của Chúa trên đất nước nầy là quan sát thái độ, hành động và cuộc sống của Cơ-đốc-nhân. Còn những kẻ gian lận và lừa đảo thì Ngài đã biết dư rồi, chỉ cần một hơi thở của Ngài thì họ sẽ bị đùa đi, bị bay đi như trấu trên sân đạp lúa, bị tiêu biến đi chẳng còn một mảy mai nào. Nhưng sự chú ý của Chúa là trên đời sống của con dân Ngài và phản ứng của mỗi cá nhân khi đối diện với quyền lực tội lỗi đang tấn công Hội thánh của Ngài.
Có một thí dụ thực tế của đời sống mà ai ai cũng biết và chúng ta có thể rút ra được bài học ở đây, ấy là đối với một con chuột khi bị rượt đuổi thì nó không hề nhìn đến kẻ rượt đuổi nó, hoặc là một con mèo, hoặc là một con chó, mà nó chỉ nhìn chăm chăm vào cái hang để có thể nhanh chóng chạy lại trú ẩn ở trong đó. Cũng cùng một cách như vậy khi Cơ-đốc-nhân giáo và con dân Chúa bị kẻ thù tấn công thì điều mà chúng ta đáng phải làm là chạy đến ẩn náu trong cánh bóng nhân từ của Chúa, giống như lời Kinh thánh đã nhắc nhở trong (Thi thiên 94: 22).
THI THIÊN 94: 22 – Nhưng Đức Giê-hô-va là nơi ẩn náu cao của tôi; Đức Chúa Trời tôi là Hòn Đá, tức nơi tôi nương náu mình.
Và một câu nữa, ở trong (Na-hum 1: 7), cũng là câu gốc nền tảng của chúng ta sáng hôm nay.
NA-HUM 1: 7 – Đức Giê-hô-va là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn, và biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài.
Vì vậy sự cầu nguyện của chúng ta trong lúc nầy là điều cần thiết hơn hết và mỗi một con dân Chúa phải cầu nguyện khẩn cấp mới được. Chính tôi thì rạng sáng hôm sau ngày bầu cử thì tôi đã bắt đầu tập trung cầu nguyện cho nan đề mà con dân Chúa đang phải đối diện tại Hoa-kỳ. Những người đi tìm tự do như chúng ta chỉ ao ước có được nơi chốn bình yêu để thờ phượng Chúa và chờ đợi Ngài cho đến khi Chúa trở lại, đồng thời cũng để có thể dạy dỗ con cái mình trong đường lối tin kính của Chúa mà không sợ bị xuyên tạc, chụp mũ, bắt bớ hay hành hung. Tôi biết là trong vòng quý Hội thánh cũng đã có nhiều người cầu nguyện nhiều lắm cho vấn đề nầy như điều mà chúng ta đã thường xuyên nêu trình trong các thì giờ cầu thay. Vì vậy mà sáng hôm nay tôi mới cậy ơn Chúa để cùng suy gẫm với quý Hội thánh một cách hơi chi tiết một chút về việc được Đức Chúa Trời giải cứu trong những hoàn cảnh như thế nầy.
Lời của Chúa trong sách tiên tri Na-hum cho biết rằng Đức Giê-hô-va là đồn lũy kiên cố cho con dân Ngài ẩn núp trong ngày hoạn nạn và chúng ta đều tin chắc nơi điều ấy, vì biết Đức Chúa Trời mà chúng ta đang thờ phượng là Đấng Toàn Năng. Nhưng chúng ta cũng cần phải chú ý đến phần sau của câu gốc nền tảng, vì đó là yêu cầu, hay nói chính xác hơn, là sự đòi hỏi của Chúa để Ngài có thể giải cứu chúng ta. Ấy là Cơ-đốc-nhân phải biết Ngài và được Ngài biết đến.
Yêu cầu của Chúa cần phải được thỏa mãn trước tiên thì sự ẩn núp của Cơ-đốc-nhân nơi Chúa mới có kết quả và lời cầu xin của chúng ta mới được Chúa nhậm lời. Nếu nói đến việc biết đến Chúa thì tất cả các Cơ-đốc-nhân đều sẽ khẳng định rằng mình đã biết Ngài, vì nếu không biết Ngài thì làm sao có thể được gọi là Cơ-đốc-nhân, là người của Chúa được? Nhưng suy nghĩ như vậy là chỉ mới rờ đụng đến ý nghĩa bề mặt của chữ mà thôi. Chúng ta cần phải suy gẫm thêm để có thể hiểu được tỏ tường ý nghĩa của chữ biết Ngài thì mới có thể thỏa mãn được yêu cầu của Chúa để được Ngài giải cứu cho. Theo như lời của Đức Chúa Jêsus đã phán thì chúng ta có thể biết được bí quyết để làm sao biết Đức Chúa Trời một cách rõ ràng theo như ý muốn của Chúa. Lời phán ấy của Chúa đã được ghi lại trong (Giăng 14: 21)
Qua câu Kinh thánh nầy thì sự biết Chúa không phải đơn giản như nhiều Cơ-đốc-nhân vẫn nghĩ, là những hình thức hành đạo chẳng hạn như đi nhà thờ, đọc Kinh thánh, cầu nguyện, dâng hiến và làm một số các công tác trong Hội thánh. Nhưng sự biết Chúa theo lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus là ghi nhớ tất cả các điều răn của Ngài và cố hết sức để làm theo, mà lời của Chúa tại đây đã dùng chữ vâng giữ lấy. Chỉ bởi cố gắng sống một cách mẫu mực như vậy mà Cơ-đốc-nhân mới có thể này tỏ tấm lòng yêu mến Chúa thật sự và nhờ đó mà được Chúa yêu lại và bày tỏ chính Ngài cho chúng ta được biết. Điều đó cũng có nghĩa là ngày nào mà Cơ-đốc-nhân còn chưa cố gắng sống theo các tiêu chuẩn và mẫu mực mà Đức Chúa Trời đã dạy dỗ thì ngày đó Cơ-đốc-nhân vẫn còn chưa biết rõ về Ngài như điều cần phải có.
Cũng theo lời của Chúa trong câu gốc vừa được trưng dẫn thì Cơ-đốc-nhân có thể biết Kinh thánh và hiểu được lời mà người khác rao giảng về Kinh thánh hoặc về Đức Chúa Trời, nhưng điều đó vẫn chưa được kể là thật sự biết Chúa nếu con dân Chúa không thật sự sống theo mẫu mực mà Đức Chúa Trời đã chỉ định và đã cho ghi lại trong lời của Ngài. Khuynh hướng của nhiều người theo Chúa là chỉ muốn nghe mà thôi chớ không muốn làm theo. Điều đó đã xãy ra từ thời Đức Chúa Jêsus còn thi hành chức vụ của Ngài trên mặt đất, như lời của chính Ngài đã phán với dân Giu-đa, như có chép trong (Lu-ca 6: 46).
Ngay cả các Cơ-đốc-nhân trong thời kỳ Hội thánh đầu tiên cũng có nhiều người chỉ nghe lời Chúa mà thôi chớ không muốn làm theo. Chính vì vậy mà Gia-cơ đã phải nhắc nhở họ về yếu tố quan trọng của đức tin thật là thế nào, như lời Kinh thánh đã có ghi lại trong (Gia-cơ 1: 22).
Bởi thế cho nên khi Cơ-đốc-nhân không sống theo tiêu chuẩn của Chúa mà vẫn nghĩ rằng mình sẽ được phần thưởng từ nơi Ngài thì điều đó chỉ là sự tự lừa dối mà thôi. Nhưng theo thực tế cho thấy thì nhiều người thích nghe lời Chúa cách như vậy, có nghĩa là chỉ muốn biết Chúa sẽ làm điều gì cho mình, còn ngược lại thì mình không muốn sống theo điều Chúa đã dạy dỗ mà cũng không thích nghe nhắc nhở về điều ấy. Vì vậy khi con dân Chúa muốn được Đức Chúa Trời giúp đỡ thì chúng ta phải nhận biết rằng chính mình phải sống xứng đáng với ân điển mà mình đang cầu xin.
Có thể là trong những hoàn cảnh bình thường thì Cơ-đốc-nhân sẽ không để ý đến yêu cầu nầy của Chúa vì nghĩ rằng đời sống mình vẫn còn bình yên không sóng gió nên cũng không cần lắm sự trả lời hoặc sự giải cứu của Chúa. Nhưng như hoàn cảnh hiện tại khi Cơ-đốc giáo phải đối diện với sự tấn công của ma quỉ trên khắp thế giới và ngay cả tại nơi duy nhất mà con dân Chúa có thể được tự do thờ phượng Ngài mà vẫn đang có nguy cơ bị bắt bớ và đàn áp thì việc được Đức Chúa Trời trả lời và giải cứu là nhu cầu lớn lao và cấp thiết lắm, và cũng vì vậy mà Cơ-đốc-nhân cần phải cố gắng thỏa mãn các yêu cầu của Chúa để được Ngài can thiệp và giúp đỡ cho. Thử nhìn vào cuộc diện của sự lừa đảo và gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua để làm thí dụ thì chúng ta có thể hiểu được rằng tình hình của Cơ-đốc-giáo là nguy hiểm đến mức độ nào. Cả một guồng máy chính phủ khổng lồ của một cường quốc trên thế giới cùng hợp nhau lại với các kẻ lừa đảo tại các quốc gia khác như Đức quốc, Trung cộng, Anh quốc, Iran và chính phủ liên hiệp Châu Âu để tấn công chỉ một người đại diện cho quần chúng nhân dân thì hoàn cảnh bất lợi là như thế nào. Một bên thì đầy quyền lực và tài lực bởi sự giúp đỡ của các siêu tỷ phú, một bên thì đơn thân độc mã cùng với quần chúng bình dân thì cán cân quân bình nghiên lệch như thế nào thì chúng ta đã biết. Thử hỏi trong hoàn cảnh như vậy thì chúng ta sẽ làm sao? Đứng trước quá nhiều kẻ thù và quá nhiều những kẻ lừa đảo vô lương tâm đầy quyền lực như vậy thì chẳng lẽ Cơ-đốc-nhân vẫn còn trù trừ chưa chịu trả giá để được Đức Chúa Trời can thiệp và cứu giúp? Nếu không nhờ sức của Đức Chúa Trời thì những người dân bình thường như chúng ta lấy gì để kháng cự với họ? Đã một lần đi tìm tự do rồi thì chẳng lẽ chúng ta lại muốn con cháu và các thế hệ tương lai lại một lần nữa đi tìm tự do cho chúng? Trong hoàn cảnh đen tối như hiện nay thì vũ khí mà con dân Chúa có thể đắc thắng kẻ thù và những kẻ lừa đảo trong vòng loài người là hai đầu gối của chúng ta. Tôi đã từng đề cập đến điều nầy nhiều lần trong những năm trước. Kẻ thù của Cơ-đốc-nhân có thể có đầy quyền lực, có đầy tài chánh, có súng đạn và hung hăng như một đàn sói dữ, nhưng Cơ-đốc-nhân thì có hai đầu gối của mình để quỳ xuống trước mặt Đức Chúa Trời như vua Ê-xê-chia đã làm khi xưa. Khi Cơ-đốc-nhân chịu trả giá theo yêu cầu của Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ sai thiên sứ Ngài đến để giúp chúng ta. Những kẻ gian ác trong đời nầy và đầu đảng của họ là Sa-tan không thể nào thắng hơn được quyền lực của Đức Chúa Trời chúng ta. Họ chỉ có thể thắng hơn chúng ta khi con dân Chúa không chịu cầu nguyện mà thôi, nhất là khi không chịu trả giá để được đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Vì vậy khi Cơ-đốc-nhân hết lòng sống theo các mẫu mực mà Đức Chúa Trời đã chỉ định thì Chúa sẽ biết chúng ta và chúng ta sẽ biết Ngài, giống như lời của Chúa trong Na-hum 1: 7 và như lời phán của Đức Chúa Jêsus trong Giăng 14: 21. Lúc bấy giờ thì Đức Chúa Trời sẽ hành động, thiên sứ của Chúa sẽ được sai đến và con dân Ngài sẽ được giải cứu. Lúc ấy thì chúng ta sẽ nhận biết được quyền năng của Chúa là lớn lao như thế nào. Dầu kẻ thù của chúng ta có đông đảo đến đâu, dầu mưu kế của chúng là quỉ quyệt như thế nào, dầu chúng có quyền lực và giàu có đến mấy thì cũng phải bị sa bại trước sức mạnh và quyền năng của Đức Chúa Trời chúng ta, giống như lời của Chúa đã được ghi lại trong (Ê-sai 29: 5-6).
Bởi lẽ đó mà Cơ-đốc-nhân chúng ta phải nhận biết rằng việc chúng ta sống đẹp lòng Chúa là cần thiết hơn hết để chúng ta có thể nhận được sự sống đời đời trong tương lai và đang khi còn sống giữa thế gian nầy thì cũng sẽ được giải cứu. Kẻ thù nghịch dù đông, dù nhiều, dù quyền lực cũng sẽ không thể thắng hơn chúng ta được. Đức Chúa Trời sẽ biết chúng ta khi con dân Chúa hết lòng kính yêu Ngài và sống theo tiêu chuẩn mà Chúa đã chỉ định. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể kinh nghiệm được sự giải cứu của Chúa là tuyệt diệu và trọn vẹn như thế nàơ.
Vì vậy cầu xin Đức Chúa Trời đoái thương con dân Ngài và tiếp tục nhắc nhở Cơ-đốc-nhân sống xứng đáng để được đẹp lòng Chúa luôn luôn hầu cho khi hoạn nạn thử thách xãy ra thì có thể được Chúa giải cứu ngay lập tức. Cầu xin Đức Chúa Trời xem xét sự sự tàn ác và mưu chước của những kẻ lừa đảo hãm hại con dân Chúa để xử phạt họ tương xứng với tội ác mà họ đã thực hiện. Và cầu xin Đức Chúa Trời bao trùm con dân Chúa trong cánh bóng quyền lực của Ngài để Cơ-đốc-nhân được bình an cho đến ngày Đức Chúa Jêsus tái lâm. Amen.
CÁC CÂU KINH THÁNH ĐÃ TRƯNG DẪN:
GIÓP 1: 9-11 – Sa-tan thưa với Đức Giê-hô-va rằng: Gióp há kính sợ Đức Chúa Trời luống công sao? Chúa há chẳng dựng hàng rào binh vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao? Chúa đã ban phước cho công việc của tay người và làm cho của cải người thêm nhiều trên đất. Nhưng bây giờ hãy giơ tay Chúa ra, đụng đến hại các vật người có, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt.
THI THIÊN 94: 22 – Nhưng Đức Giê-hô-va là nơi ẩn náu cao của tôi; Đức Chúa Trời tôi là hòn đá, tức nơi tôi nương náu mình.
Ê-SAI 29: 5-6 – Nhưng muôn vàn kẻ thù ngươi sẽ như bụi nhỏ, lũ cường bạo như trấu bay đi; sự đó sẽ xảy đến thình lình chỉ trong một lát. Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ dùng sấm sét, động đất, tiếng ầm, gió lốc, bão, và ngọn lửa thiêu nuốt mà thăm phạt nó.
Ê-SAI 55: 9 – Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.
NA-HUM 1: 7 – Đức Giê-hô-va là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn, và biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài.
MA-THI-Ơ 10: 34 – Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo.
LU-CA 6: 46 – Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán?
GIĂNG 14: 21 – Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta.
2CÔ-RINH-TÔ 12: 7-9 – Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự tỏ ra ấy chăng, thì đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Sa-tan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo. Đã ba lần tôi cầu nguyện Chúa cho nó lìa xa tôi. Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi.
HÊ-BƠ-RƠ 4: 12 – Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.
GIA-CƠ 1: 22 – Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.