ÐỒNG ÐÔ-LA HONG KONG CÓ NGUY CƠ THẢ NỔI
Với tình hình kinh tế khủng hoảng ngày hôm nay thì thị trường Á-châu càng trở nên rối loạn. Thị trường chứng khoáng Shanghai đã sụt giãm hơn 20% so với đỉnh cao vào tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó thì đồng đô-la Hong Kong đang bị áp lực nặng nề bởi sự mất giá của đồng nhân dân tệ và có thể phải thả nổi trong thời gian tới. Theo báo Wall Street Journal cho biết thì Trung cộng đang trong tình trạng thất thoát ngoại tệ dự trữ (foreign currency reserve). Tờ báo dẫn chứng lời của một viên chức ngân hàng Industrial & Commercial Bank tại Bắc kinh thì trong những tuần gần đây số người muốn đổi đồng nhân tệ để lấy đô-la Mỹ đã tăng cao đến mức báo động. Người dân nội địa Trung hoa đang lo âu vì đồng tiền quốc gia bị mất giá thêm nữa nên vì lẽ đó mà chỉ muốn giữ đô-la để bảo đảm an toàn. Chính phủ Bắc kinh vừa ra lệnh cho các ngân hàng trong toàn quốc hạn chế tối đa việc đổi ngoại tệ nhằm ngăn chận tình trang suy thoái tiền mặt.
Trong tuần lễ tới đây các công ty hàng đầu của Hoa-kỳ sẽ công bố mức lợi nhuận kinh tế trong 3 tháng cuối năm 2015 và các chuyên gia tiên đoán rằng tỷ lệ lợi tức có thể sẽ giãm đến 7.2% do giá trị đồng đô-la đã tăng cao nhiều trong những tháng qua. Ðây sẽ là kết quả tệ hại nhất của thương trường Hoa-kỳ kể từ năm 2009 và sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế chung. Hiện nay hối suất của EURUSD là 1.08674, của GBPUSD là 1.43853, của AUDUSD là 0.69343 và của USDCAD là 1.44573.
Giá vận chuyển của các tàu dầu khổng lồ cũng đã giãm nhiều vì cớ tình trạng thặng dư dầu thô trên cả thế giới. Theo báo Bloomberg đăng tải thì giá tàu chuyên chở dầu thô từ Saudi Arabia tới Nhật bản đã giảm hơn 53% chỉ còn $50,955 đô-la một chuyến. Ngoài ta vì tình trạng thặng dư dầu thô toàn cầu nên các kho chứa dầu đã không còn đủ khả năng để nhận dầu dự trữ nữa, vì vậy các tàu dầu cở lớn (super tanker) bắt buột phải thả neo ngoài khơi để chờ có chỗ trống tại các kho mà xả dầu. Theo báo kinh tế Bloomberg thì hiện nay ngoài khơi tiểu bang North Carolina và Louisana có đến hơn 43 chiếc tàu dầu đang thả neo bất định mà không biết lúc nào có thể cặp bến các kho bãi.
Với tình hình kinh tế suy thoái ngày hôm nay, nhiều chuyên gia lịch sữ nhận xét rằng một trong những phương pháp mà giới lãnh đạo các quốc gia thường hay sử dụng để giải quyết tình trạng bất mãn của dân chúng khi đời sống họ gặp khó khăn là tạo ra các cuộc chiến tranh để đánh lạc hướng sự chú ý của những người bị trị và gia tăng mức độ sản xuất của các nghành công nghiệp liên quan đến quân sự. Ðây là phương pháp lâu đời vẫn được sử dụng suốt chiều dài lịch sữ của nhân loại. Giới cầm quyền không bao giờ muốn vị trí của họ bị lung lay hay thay đổi, nên vào thời kỳ hòa bình thì thường cố gắng khích lệ kinh tế trong nước để cuộc sống người dân được thoải mái và dễ dàng chấp nhận sự lãnh đạo của họ. Nhưng khi gặp khủng hoảng kinh tế và sinh hoạt của người dân trở nên khó khăn, thiếu thốn, thì để tránh sự nổi dậy của quần chúng vì cớ bất mãn, các kẻ cầm quyền thường tìm cách gây ra các cuộc chiến tranh để trước nhất là củng cố tinh thần yêu nước hầu người dân có thể tiếp tục tin cậy nơi sự lãnh đạo của họ, kế đến là tạo công ăn việc làm trong xã hội khi guồng máy chiến tranh bắt đầu thúc đẩy các hoạt động công nghiệp liên đới, và lý do thứ ba là hủy diệt một phần lớn thanh niên của đất nước, là lứa tuổi dễ bị khích động phản kháng, để ngăn bớt tiềm lực chống đối của nhân dân.
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, chắc chắn các cuộc chiến tranh đang xãy ra sẽ được giới chính khách thổi bùng hơn nữa để lan truyền ra những khu vực khác, đồng thời họ cũng sẽ tạo ra những cuộc chiến tranh mới để thích ứng với phương pháp mà các kẻ cầm quyền từ xưa đến nay vẫn áp dụng. Một trong những bằng chứng rõ rệt nhất là cuộc chiến của bọn khủng bố Isis. Mặc dầu trên bề mặt các cường quốc đều rêu rao rằng đang tìm mọi cách để triệt tiêu chúng, nhưng đàng sau hậu trường họ lại ngấm ngầm ủng hộ vũ khí, tiền bạc, và làm ngơ để chúng có thể phát triển rộng rãi ở những nơi khác. Chính vì lẽ đó mà đám Isis chỉ mới xuất hiện vài ba năm gần đây đã tạo được tiếng vang và hoạt động tại nhiều nơi trên thế giới, trong khi đó danh sách các nước chống đối chúng thì đều là các quốc gia tầm cỡ, có thế lực quân đội hùng hậu, chẳng hạn như Mỹ, Nga-sô, Anh, Pháp, Ðức, Canada, Úc-đại-lợi, Ý, Saudi Arabia, Iran, Ai-cập, Do-thái, mà dường như chẳng có ai làm gì được chúng. Ngày hôm qua các thành phần ủng hộ Isis ở Indonesia đã cho nổ bom và đối đầu với cảnh sát tại thủ đô Jakarta để tỏ lộ cho thế giới thấy rằng chúng đang trên đà phát triển mạnh mẽ vượt ra ngoài phạm vi của Trung Ðông và vùng Bắc Phi.