ÐẦU XUÂN NHỚ ÐẾN CỘI NGUỒN
Kinh thánh: Xuất Ê-díp-tô ký 20: 1-12
Câu gốc: Xuất Ê-díp-tô ký 20: 12 – Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho.
*******
I. Cúng kiếng ông bà cha mẹ:
A. Không phải là cách báo hiếu duy nhất:
(Xuất 20: 12) Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho.
(Lê-vi ký 19: 3) Ai nấy phải tôn kính cha mẹ mình và giữ những ngày sa-bát ta: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi.
(Lê-vi ký 20: 9) Khi một người nào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị xử tử: nó đã chửi rủa cha mẹ; huyết nó sẽ đổ lại trên mình nó.
(Phục truyền 27: 16) Đáng rủa sả thay người nào khinh bỉ cha mẹ mình! Cả dân sự phải đáp: A-men!
(1Ti-mô-thê 5: 4) Nhưng nếu bà góa có con hoặc cháu, thì con cháu trước phải học làm điều thảo đối với nhà riêng mình và báo đáp cha mẹ; vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời.
(Cô-lô-se 3: 20) Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy vâng phục cha mẹ mình, vì điều đó đẹp lòng Chúa.
(Ru-tơ 2: 11) Bô-ô đáp: Người ta có thuật cho ta nghe mọi điều nàng đã làm cho mẹ chồng nàng, từ khi chồng nàng chết, và cách nào nàng đã lìa cha mẹ, xứ sở sanh của nàng, đặng đi đến một dân tộc mà nàng không biết trước.
B. Không được đầy đủ:
(Sáng thế ký 1: 27) Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.
(Ma-thi-ơ 19: 4) Ngài trả lời rằng: Các ngươi há chưa đọc lời chép về Đấng Tạo Hóa, hồi ban đầu, dựng nên một người nam, một người nữ.
(Ma-thi-ơ 19: 4) Vì A-đam được dựng nên trước nhất, rồi mới tới Ê-va.
(1Cô-rinh-tô 15: 45) Ấy vậy, có lời chép rằng: Người thứ nhất là A-đam đã nên linh hồn sống. A-đam sau hết là thần ban sự sống.
C. Là truyền thống dựa trên huyền thoại:
(Ê-sai 45: 18) Vì Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các từng trời, tức là Đức Chúa Trời đã tạo thành đất và làm ra nó, đã lập nó cho bền vững, chẳng phải dựng nên là trống không, bèn đã làm nên để dân ở, phán như vầy: Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác!
(Ê-sai 66: 1) Đức Giê-hô-va phán như vầy: Trời là ngai ta, đất là bệ chân ta. Các ngươi sẽ xây nhà thể nào cho ta? Các ngươi sẽ lấy nơi nào làm chỗ nghỉ ngơi cho ta?
(Ê-sai 40: 18) Vậy thì các ngươi có thể ví Đức Chúa Trời với ai, lấy ảnh tượng nào mà so sánh với Ngài được?
(Công vụ 17: 24) Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu.
II. Thờ phượng Ðức Chúa Trời:
A. Là nhớ đến cội nguồn:
(Ê-sai 43: 10) Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi là kẻ làm chứng ta, và là đầy tớ ta đã chọn, hầu cho các ngươi được biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa.
(Xuất Ê-díp-tô ký 3: 14) Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: ĐẤNG TỰ HỮU đã sai ta đến cùng các ngươi.
(Công vụ 17: 26) Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người, và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở.
(Ma-la-chi 2: 10) Hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một cha sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao?
B. Là báo hiếu cho tất cả các thế hệ đã qua:
(Ma-la-chi 1: 6) Con trai tôn kính cha mình, đầy tớ tôn kính chủ mình. Vậy nếu ta là cha, nào sự tôn kính thuộc về ta ở đâu? Và nếu ta là chủ, nào sự kính sợ ta ở đâu?
(Lu-ca 4: 8) Đức Chúa Jêsus đáp: Có chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.
Bách Việt là từ dùng để gọi chung những nhóm dân Việt có nguồn gốc từ vùng Ðông Nam Trung hoa (tức là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, Phạm Lãi Tây Thi) như Ư Việt, Dương Việt, Cán Việt, Mân Việt, Dạ Lang, Nam Việt, Sơn Việt, Âu Việt, Lạc Việt. Trong những thời kỳ xa xưa người dân Việt rời khỏi vùng đất mà họ sinh sống vì cớ mất mùa hoặc vì cớ chiến tranh và di tản dần xuống miền Nam cho đến khi định cư tại vùng Ðồng bằng Bắc bộ.
Bộ tộc Lạc Việt đến Việt Nam trước, khoảng năm 700 B.C., lúc có loạn lạc tại Trung Hoa vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Khoảng 400 năm sau bộ tộc Âu Việt mới đến Việt Nam.
Vua Hùng Vương thứ nhất (Kinh dương vương Lộc Tục, sinh quán tại Hồ Nam, Trung quốc) lập quốc (gọi là Xích Quỷ sau đổi lại là Văn Lang) vào khoảng 2900 trước Thiên Chúa giáng sinh, còn các bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt đến Việt Nam vào khoảng 700 đến 300 năm B.C, tức là sau đó gần hơn 20 thế kỷ. Cho nên chúng ta gọi mình là con rồng cháu tiên hoàn toàn không chính xác. Vì theo các bằng chứng khai quật được của khảo cổ học thì vùng đồng bằng Bắc bộ từng có người ở vào khoảng 12,000 năm trước, nghĩa là khoảng 8000 năm trước thời vua Hùng Vương thứ nhất.
Khoảng giữa thế kỷ thứ 3 B.C (tức khoảng năm 250 B.C.) Thục Phán (thuộc bộ lạc Âu Việt) thống nhất hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt, truất phế triều đại Hùng Vương và thành lập vương quốc Âu Lạc. (Ðó là thời gian mà Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa). Huyền thoại con rồng cháu tiên bắt đầu xuất hiện từ thời gian nầy: Lạc Long Quân (Lạc Việt) và Âu cơ (Âu Việt) lấy nhau sinh ra 100 người con.
Huyền thoại về con rồng bắt nguồn từ Trung hoa, còn trên trống đồng Ðông Sơn thời vua Hùng vương thứ 12 (trước thời Thục phán khoảng 700 năm) không hề có hình một con rồng nào hết.
Sách sữ ký sớm nhất về lịch sữ Việt Nam là quyển Ðại Việt Sữ ký của Lê văn Hưu được viết vào thế kỷ thứ 13 S.C. (tức là gần 33 thế kỷ sau thời vua Hùng Vương) nên có một số chi tiết dựa vào huyền thoại hơn là bằng chứng lịch sữ.
Dòng vua Hùng vương thứ hai là Hùng Hiền Vương Sùng Lãm, còn gọi là Lạc Long Quân lấy bà Âu cơ.
Ðời vua Hùng thứ 10 tức là Hùng Nghi Vương mới bắt đầu phát triển khả năng đúc trống đồng (Trống đồng Ðông Sơn) phát triển mạnh mẽ dưới thời vua Hùng vương thứ 12 là Hùng Vũ Vương.
Ðời Hùng vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương các giáo sĩ Phật giáo mới đến Việt Nam. Ðây cũng là thời gian mà bộ tộc Âu Việt của Thục Phán đến xâm lăng vương quốc của vua Hùng.