DÂN THIỂU SỐ COPTS TẠI AI-CẬP

Mấy năm nay nếu chúng ta theo dõi báo chí và tin tức về vùng Trung Ðông và Bắc-phi thì thỉnh thoảng vẫn nghe nhắc đến dân Copts bị bắt bớ và giết hại bởi các phần từ quá khích Hồi giáo. Ðây là một trong nhiều sắc dân thiều số ít được thế giới quan tâm. Nhóm dân thiểu nầy được gọi như vậy vì họ vẫn còn sử dụng ngôn ngữ Coptic và là những người Cơ-đốc có lịch sữ nguyên thủy từ nhiều trăm năm trước. Theo như các nhà ngôn ngữ học thì chữ Coptic là dạng từ ngữ được phát triển cuối cùng từ ngôn ngữ cổ đại của dân Ai-cập. Dạng từ ngữ nầy bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ tư S.C. (sau khi Chúa giáng sanh), là sự hổn hợp giữa âm cổ ngữ Ai-cập và mẫu tự Hy-lạp (giống như tiếng Việt chúng ta có âm gốc từ tiếng Quảng đông nhưng lại dùng mẫu tự của tiếng Pháp, chẳng hạn như người Quảng đông phát âm chữ thầy là si-phụ thì người Việt chúng ta viết là sư phụ). Chữ Coptic đã xuất hiện và được phát triển vào thời kỳ cực thịnh của đạo Cơ-đốc tại Ai-cập. Hiện nay các nhà ngôn ngữ học đang tranh cãi giữa 2 quan điểm: một bên cho là chữ Coptic được phát minh nhằm truyền bá niềm tin Cơ-đốc, còn bên kia thì cho rằng chữ Coptic được phát minh bởi những người Do-thái sống tại đất nước nầy. Theo như lịch sữ cho biết thì thời kỳ cực thịnh của Cơ-đốc giáo tại Ai-cập kép dài khoảng 500 năm, từ thế kỷ thứ tư cho đến thế kỷ thứ chín. Trước đó thì người Ai-cập theo đạo thờ thần mặt trời và các loại hình tượng khác, nhưng kể từ khi hoàng đế Constantine của La-mã tuyên bố Cơ-đốc giáo được hợp pháp hóa trên cả đế quốc vào năm 313 S.C. thì tình hình tôn giáo tại Ai-cập có sự chuyển hướng, từ sự thờ lạy thần tượng chuyển sang niềm tin nơi Kinh thánh và Ðức Chúa Jêsus. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận các hoạt động truyền giáo của con cái Chúa trong thời kỳ Hội thánh đầu tiên. Các người chép sữ dùng những dấu mốc như vậy để tiện cho việc ghi chép mà thôi. Ðến khi những người Ả-rập theo đạo Hồi chinh phục được Ai-cập vào khoảng năm 630 S.C. thì mặc dầu người theo đạo Cơ-đốc vẫn còn và ngôn ngữ Coptic vẫn được sử dụng rộng rãi sau đó nhưng dần dần đa số dân chúng bị bắt buộc phải cải đạo theo Hồi giáo và tiếng Ả-rập được thay thế cho ngôn ngữ địa phương cho đến ngày nay. Ðến thế kỷ thứ 16 thì hầu như tiếng Coptic bị mất hẳn, chỉ còn được sử dụng trong các buổi lễ nghi của người Ai-cập theo đạo Chính thống và trong các văn bản tôn giáo của nhóm dân thiều số người Copts.

Chúng tôi thấy cũng cần phải nói thêm một chút về ngôn ngữ Ai-cập vì đây là loại ngôn ngữ lâu đời nhất có mặt trên Ðịa cầu. Các nhà chuyên khoa về ngôn ngữ cho biết là tiếng cổ ngữ Ai-cập đã được sử dụng để nói chuyện và ghi chép từ hơn 3000 trước. Nhưng lâu hơn nữa, khoảng 3500 T.C. (trước Chúa giáng sinh) thì người Ai-cập cổ đại đã có ngôn ngữ và chữ viết, có thể so sánh ngang hàng với cổ ngữ của người Sumerian. Vì vậy cổ ngữ Ai-cập được chia ra làm 5 thời kỳ: thời kỳ Cổ đại (Old Egyptian), thời kỳ Trung đại (Middle Egyptian), thời kỳ Cận đại (Late Egyptian), thời kỳ Demotic và thời kỳ Coptic. Chúng tôi sẽ có dịp cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về các thời kỳ nầy khi nghiên cứu phần Lịch sữ của Kinh thánh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *