DÂN HOA-KỲ TIẾP TỤC TỪ BỎ QUỐC TỊCH
Bộ thuế vụ của Hoa-kỳ vừa công bố bản báo cáo về việc dân chúng Mỹ từ bỏ quyền công dân trong ba tháng đầu năm 2016. Đứng trước tệ nạn tham nhũng và chính sách thuế khóa nặng nề của chính phủ Hoa-kỳ trong những năm gần đây, số người Mỹ từ bỏ quyền công dân để tránh bị đánh thuế quá đáng đã ngày một tăng cao. Chỉ trong vòng ba tháng đầu tiên của năm nay đã có 1158 người Mỹ từ bỏ quốc tịch, đa số là những người giàu có. Nếu tính tổng cộng từ quý 3 của năm 2010, khi mà người ta bắt đầu theo dõi con số thống kê của vấn đề nầy, thì đã có 16,109 người Mỹ từ bỏ quyền công dân. Theo những người hiểu biết vấn đề nầy cặn kẽ hơn, thì con số thực tế của những người từ bỏ quyền công dân Hoa-kỳ còn cao hơn nhiều. Nhưng vì đa số những người ấy là người giàu có hoặc nổi tiếng nên chính phủ tìm cách ém nhẹm bớt con số để không gây hoang mang trong quần chúng. Ngoài ra cũng để ngăn chặn làn sóng từ bỏ quốc tịch Hoa-kỳ, chính phủ của Obama đã tăng tiền phạt lên đến $2350 dollars và người nộp đơn phải chờ ít nhất là một năm hoặc lâu hơn nữa (có khi vài năm) mới được mời lên phỏng vấn.
Theo một số người từng làm việc trong Bộ ngoại giao của Hoa-kỳ cho biết (họ dấu tên vì không muốn rắc rối với chính quyền) thì tại Thụy sĩ, tòa đại sứ Hoa-kỳ duyệt khoảng 4 đến 5 hồ sơ từ bỏ quốc tịch của công dân Hoa-kỳ mỗi ngày. Thử tính rằng tòa đại sứ tại Thụy sĩ làm việc 5 ngày một tuần, 49 tuần một năm (trừ ra những ngày nghỉ lễ) thì với số hồ sơ đó phải có tất cả là 735,1225 người Mỹ từ bỏ quốc tịch mỗi năm (chỉ riêng tại Thụy sĩ mà thôi).
Riêng tại Nam Triều tiên thì vào năm 2013 Bộ công tác quốc ngoại của nước nầy (Ministry of Foreign Affairs) cho biết là có 1991 người Nam Triều tiên từ bỏ quốc tịch Hoa-kỳ để về sống lại trong nước. Còn trong năm 2012 thì có tất cả là 2128 người. Trong khi đó thì Bộ thuế vụ của Hoa-kỳ (IRS) chỉ cho biết là có 63 người Nam Triều tiên từ bỏ quốc tịch Mỹ trong năm 2013 mà thôi.
Như báo chí đưa tin thì mỗi năm số người xin nhập tịch Mỹ lên đến khoảng vài chục triệu người, trong khi số người từ bỏ quốc tịch thì chỉ có chừng vài chục ngàn, nên không có gì đáng kể. Nhưng nếu nhìn vào cá nhân từng người một thì chúng ta sẽ thấy sự khác biệt. Số người xin nhập tịch Mỹ đa số xuất thân từ các quốc gia nghèo khó hoặc đang trong cảnh chiến tranh. Đối với họ thì Hoa-kỳ là mảnh đất đầy cơ hội để họ có thể thay đổi cuộc đời. Trái lại, những người từ bỏ quốc tịch Hoa-kỳ thường là những người giàu có không muốn chính phủ đánh thuế quá cao trên tài sản mà họ gây dựng được. Số người từ bỏ quốc tịch Mỹ tăng cao kể từ ngày Obama lên cầm quyền, nguyên nhân cũng là vì chính sách mà y từng khoe khoang là lấy của người giàu chia cho người nghèo (các kẻ lãnh đạo đánh thuế nặng người giàu với danh nghĩa là giúp đỡ người nghèo những thực tế là bỏ túi riêng của họ trước rồi phần còn lại mới đến tay người khó khăn – Thử hỏi những lần Obama đi đánh golf tại Florida vào ngày cuối tuần bằng phi cơ Air Force One tiêu tốn hàng mấy triệu dollars thì lấy tiền ở đâu để chi phí cho những lần như vậy?)
Trong ý định tiếp tục đối đầu với Nga-sô tại chiến trường Syria, Obama đang dự định cung cấp cho các toán khủng bố Hồi giáo chống Assad loại hỏa tiển phòng không cá nhân Stinger (chỉ cần một người sử dụng và có thể vác vai để khai hỏa) để đối phó với các cuộc oanh tạc của quân đội Assad và Nga-sô. Khoảng hơn 20 nghị sĩ và dân biểu của Quốc hội Hoa kỳ đã kêu gọi Obama đình hoãn dự định nầy vì lo sợ rằng các loại hỏa tiển phòng không ấy không những được sử dụng để bắn hạ các oanh tạc cơ mà còn có thể được bọn khủng bố dùng để bắn các phi cơ dân sự chở hành khách. Nhưng hiện tại Obama vẫn chưa chính thức trả lời về yêu cầu đó, phản ứng của y đúng như điều mà người ta vẫn nhận định là sinh mạng của người dân không đáng giá gì hết đối với các kẻ lãnh đạo đời nay.
Cuộc cháy rừng dữ dội vùng mỏ dầu Alberta của Canada đã làm ảnh hưởng đến mức sản xuất dầu thô của khu vực. Các chuyên gia kinh tế ước tính mức thiệt hại tổng quát vào khoảng 1 tỷ dollars và làm giảm mức sản xuất dầu từ 400 đến 500 thùng một ngày trong vòng 10 ngày cho đến khi các mỏ dầu có thể hoạt động trở lại. Điều đó có nghĩa là thị trường dầu thô thế giới sẽ giảm khoảng 5 triệu thùng và làm cho giá xăng dầu có thể tăng đôi chút.
Để buột các quốc gia khác trong khối Cộng đồng chung Châu Âu phải nhận thêm di dân Hồi giáo, các chính khách trong ban lãnh đạo Cộng đồng (European Commission) tại Brussels đã quyết định đưa ra điều luật là phạt 290,000 Euro cho mỗi một đầu người di dân bị các nước từ chối. Điều luật nầy nhắm vào các quốc gia của khối Đông Âu cũ, chẳng hạn như Ba-lan, Hungary, Slovakia, Tiệp khắc và Áo. Mức phạt nầy quá nặng và rất vô lý đến nỗi tất cả các quốc gia đó đều phản đối và gọi những kẻ lãnh đạo khối Cộng đồng chung Châu Âu là những kẻ cướp tống tiền (blackmail).
Cũng trong thời gian ấy ban lãnh đạo Cộng đồng Châu Âu đã chính thức tiến hành cuộc chiến chống việc lưu trữ tiền mặt trong vòng những người dân bình thường khi cho biết là từ nay trở đi tờ giấy bạc 500 Euro sẽ không được in ấn nữa. Trước đây không lâu họ cũng đã có thông báo tương tự về tờ giấy bạc 1000 Euro. Sau khi thông báo nầy được ban hành thì giá trị đồng Euro sụt giãm lập tức và người ta kéo nhau đi mua ngoại tệ Thụy sĩ để cho được an toàn.