CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ SỰ TỰ DO

I. Chúa ban cho con người sự tự do:

SÁNG THẾ KÝ 2: 16-17 – Rồi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác, thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.

– Đức Chúa Trời yêu A-đam khi ban cho ông quyền quản trị mọi loại Chúa đã dựng nên,
– Đức Chúa Trời biết rằng tội lỗi sẽ làm cho A-đam xa cách Ngài và có đời sống khốn khổ,
– Dẫu Đức Chúa Trời yêu A-đam nhưng Ngài vẫn ban cho con người quyền tự do, nghĩa là được chọn lựa điều mình muốn làm,
– Việc Chúa trồng cây biết điều thiện và điều ác ở giữa vườn Ê-đen là muốn ban cho A-đam sự tự do để lựa chọn,
– Vì nếu Chúa ban cho A-đam sự tự do mà không có điều nào để lựa chọn thì đó chỉ là sự tự do hảo,
– Chủ nghĩa Cộng sản là thí dụ điển hình về sự tư do hảo của ma quỉ, khi nói rằng dân chúng trong nước được tự do, nhưng không cho họ có quyền lựa chọn,
– Trong chế độ Cộng sản dân chúng chỉ được quyền chọn điều mà chính quyền đã chỉ định (thí dụ: yêu nước là phải yêu chủ nghĩa Cộng sản),
– Đức Chúa Trời ban cho A-đam từ buổi đầu tiên quyền tự do là muốn vâng lời Chúa hay không,
– Quyền tự do đó vẫn còn được ban cho con người cho đến ngày nay,
– Ngay tại Thiên đàng Chúa vẫn ban cho các thiên sứ quyền tự do muốn hầu việc Chúa hay không,
– Sa-tan và các quỉ sứ của nó là các thiên sứ phản nghịch không muốn hầu việc Đức Chúa Trời.

GIÔ-SUÊ 24: 15 – Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.

– Các tôi tớ Chúa từ xưa đều biết được quyền tự do mà Đức Chúa Trời ban cho con người,
– Lời tuyên bố của Giô-suê phản ảnh sự hiểu biết đó,
– Dân Y-sơ-ra-ên được quyền chọn lựa rằng có muốn phụng sự Chúa hay không,
– Bất kể ý muốn họ thế nào thì Giô-suê và cả nhà ông đều chọn lựa việc phụng sự Chúa.
– Ngày nay các tôn giáo khác trên thế giới đều chịu ảnh hưởng của sự tự do mà Chúa ban cho con người, ngoại trừ Hồi giáo,
– Cộng sản và Hồi giáo là hai tổ chức giống nhau mà trong đó người dân và tín đồ không có sự tự do chọn lựa
(chẳng hạn như khẩu hiệu tuyên truyền trong các nước Cộng sản: Yêu nước là phải yêu chủ nghĩa xã hội)
(trong các nước Cộng sản không hề có một đảng chính trị thứ hai nào được phép hoạt động hoặc ra tranh cử)
(trong các nước Hồi giáo thì tín đồ thuộc các tôn giáo khác đều bị đàn áp, bức tử hoặc bị bắt buột phải gia nhập đạo Hồi)

1CÁC VUA 18: 21 – Đoạn Ê-li đến trước mặt dân sự mà nói rằng: Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn. Song dân sự không đáp một lời.

– Tôn trọng sự tự do chọn lựa của người khác cũng được bày tỏ qua chức vụ của tiên tri Ê-li,
– Đó là một trong những bí quyết truyền giảng chứng đạo của Cơ-đốc-nhân,
– Con dân Chúa phải chứng mính cho người khác thấy sự thực hữu của Chúa trong đời sống mình để thuyết phục họ tin Chúa,
– Khi Cơ-đốc-nhân sống giống như người thế gian thì đã đánh mất hiệu quả của sự làm chứng về Đức Chúa Trời,
– Nếu người ngoại không thấy được sự hành động của Chúa trong đời sống của Cơ-đốc-nhân thì họ không thể tin Chúa được, hoặc chỉ tin bề ngoài mà thôi, như là theo một tôn giáo,
– Sự sống của Chúa chỉ được bày tỏ qua một đời sống nên thánh và mẫu mực hơn người thế gian,
– Nếu đời sống của Cơ-đốc-nhân chỉ mẫu mực ngang với người thế gian thì không cảm động được họ, vì họ cũng có thể tự lực mà sống như vậy, thế thì họ tin Chúa để làm gì?

TRUYỀN ĐẠO 11: 9 phần B – Hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét.

– Sự tự do lựa chọn của con người có kết quả hoặc hậu quả của nó, vì Đức Chúa Trời là Đấng Tể Trị vũ trụ và là Đấng Công Bình,
– Khi con người lựa chọn đúng thì sẽ được phần thưởng. Trong phương diện thuộc linh thì phần thưởng là sự sống đời đời,
– Khi con người chọn lựa sai thì hậu quả là bị đoán xét và bị hình phạt trong hỏa ngục đời đời.
– Con người chỉ có một cuộc đời để lựa chọn mà thôi, sau khi qua đời rồi thì vĩnh viễn không còn cơ hội nữa. Đó cũng là sự công bằng.

II. Con người lựa chọn sai lầm:

– Đức Chúa Trời ban cho con người quyền tự do để có thể lựa chọn điều mà họ muốn làm, nhưng theo lịch sữ của nhân loại từ xưa đến nay thì con người thường sử dụng sự tư do của mình một cách sai lầm.

– Riêng về phương diện tâm linh thì con người không cố gắng để tìm hiểu về Đức Chúa Trời, nhưng lại dùng tư tưởng riêng để tạo ra những thần thánh không có thật và những hình thức lễ nghi, cúng bái không tương xứng, chẳng hạn như việc người ta dùng gỗ để chan5 khắc thành tượng mà thờ lạy.

Ê-SAI 44: 15 – Gỗ ấy người ta sẽ dùng mà chụm, lấy về mà sưởi. Cùng dùng để đun lửa hấp bánh; lại cũng lấy mà làm một vì thần, rồi thờ lạy nó, làm nó nên một tượng chạm mà quì lạy trước mặt nó.

– Vì con người không hiểu được cõi vô hình nên thờ lạy theo tư tưởng và quan điểm của họ,
– Họ thờ lạy chính vật mà họ sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.

Ê-SAI 44: 19 – Trong bọn họ chẳng ai suy đi nghĩ lại, chẳng ai có sự thông biết khôn sáng mà nói rằng: Ta đã lấy phân nửa mà chụm; đã hấp bánh trên lửa than; đã quay thịt và ăn rồi; còn thừa lại, ta dùng làm một vật gớm ghiếc sao? Ta lại đi cúi mình lạy một gốc cây sao?

– Nếu con người chịu khó ngồi lại để suy gẫm cách họ thờ lạy thần tượng thì sẽ thấy đầy những sai lầm (chẳng hạn như mâm trái cây ngày Tết, ruồi đậu vào vật cúng, nhồi tượng đất bằng chân, đọc kinh bằng CD…)
– Loài người dùng điều thiếu thánh khiết để cúng bái mà tưởng rằng điều đó xứng hiệp.

2TI-MÔ-THÊ 3: 2-4 – Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời.

– Vì con người dùng sự tự do mà Chúa ban cho để lựa chọn một cách sai lầm nên cuộc đời trong thế gian mới trở thành biển khổ,
– Nỗi đau khổ của con người bắt đầu từ ngày A-đam phạm tội, tức là dùng sự tự do để lựa chọn điều sai lầm,
– Sự đau khổ và tội ác trong xã hội xãy ra là vì con người dùng sự tự do để làm điều mình muốn chớ không làm theo điều Đức Chúa Trời muốn,
– Khi con người lựa chọn để làm cho mình được vui thì thường là sự thiệt hại cho người khác (thí dụ: khi mình muốn thắng thì người người khác phải bại…),
– Nhưng ý muốn của Đức Chúa Trời là công bằng, tức là mọi người đều được hạnh phúc (chẳng hạn như trong hôn nhân thì Chúa muốn người vợ phải vâng phục chồng nhưng ngược lại chồng phải hy sinh cho vợ. Điều đó xứng hiệp với bản chất của hai giới, vì người nam thì cần sĩ diện mà người nữ thì quan tâm đến phương diện tình cảm nhiều hơn).

III. Sự lựa chọn của Cơ-đốc-nhân:

THI THIÊN 25: 12 – Ai là người kính sợ Đức Giê-hô-va? Ngài sẽ chỉ dạy cho người ấy con đường mình phải chọn.

– Khi biết rằng mình có sự tự do thì cách tốt nhất là nhờ Đức Chúa Trời giúp đỡ và hướng dẫn cho sự chọn lựa của mình,
– Chọn sự kính sợ Đức Chúa Trời tức là tìm cách sử dụng sự tự do mà mình có một cách đúng đắn,
– Sự khôn ngoan của 80 năm đời người không bằng sự khôn ngoan của Đấng Hằng Sống, nên nếu được Đức Chúa Trời giúp đỡ cho sự tự do chọn lựa của mình thì Cơ-đốc-nhân được ích lợi mọi mặt,
– Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Năng, Ngài không cần phải tranh giành lợi ích với con người (bằng chứng là Chúa đã chết cho tội lỗi của con người),
– Đức Chúa Trời là Đấng Yêu Thương nên khi chúng ta nhờ Ngài chỉ dẫn thì Chúa sẽ giúp chúng ta có những chọn lựa tốt,
– Điều kiện mà Chúa đã chỉ định để được Ngài dạy dỗ con đường mà Cơ-đốc-nhân phải chọn là phải kính sợ Đức Giê-hô-va,
– Sự kính sợ Chúa phải theo cách của Ngài đã bày tỏ trong Kinh thánh, chớ không phải theo quan điểm của cá nhân mỗi người, cho dù người đó là Cơ-đốc-nhân,
– Đức Chúa Trời sẽ chỉ dạy người kính sợ Ngài con đường mà người đó phải chọn trong mọi phương diện của đời sống, từ thuộc thể đến thuộc linh, và những sự chỉ dạy đó đều có ghi trong Kinh thánh. Chính vì vậy mà một người kính sợ Chúa sẽ tin cậy Kinh thánh hoàn toàn để dùng làm căn bản gương mẫu cho đời sống mình,
– Theo phương diện tổng quát thì có hai điều quan trọng sau đây mà Cơ-đốc-nhân cần phải chọn lựa: Kinh thánh và hướng đi của đời sống cá nhân (tức là quan điểm về đời sống con người),

2TI-MÔ-THÊ 3: 16 – Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.

– Về Kinh thánh, thì Cơ-đốc-nhân chúng ta có hai chọn lựa: Thứ nhất là tin Kinh thánh một cách tuyệt đối (nghĩa là tin rằng các chân lý được ghi lại trong Kinh thánh là đúng đắn và thống nhất 100%) và thứ hai là tin Kinh thánh một cách tương đối (nghĩa là các chân lý trong Kinh thánh chỉ đúng tùy theo từng thời đại mà con cái Chúa đang sống),
– Mặc dầu có những sai sót về vấn đề phiên dịch và in ấn Kinh thánh nhưng tất cả các chân lý, lẽ đạo và mẫu mực trong Kinh thánh đều đúng đắn và thống nhất từ Sáng thế ký đến Khải huyền,
– Tùy theo mức độ tin Kinh thánh của tôi con Chúa mà sự bày tỏ của Chúa cho người ấy sẽ sâu nhiệm đến bao nhiêu (nghĩa là sự hiểu biết Kinh thánh của mỗi một tôi con Chúa tùy thuộc vào niềm tin của cá nhân người ấy đối với quyển Kinh thánh),
– Tin Kinh thánh bao nhiêu chỉ là một phần của sự tự do chọn lựa mà Cơ-đốc-nhân có, phần còn lại tùy thuộc vào đức tin của mỗi người để có thể vâng phục và làm theo Kinh thánh đến mức độ nào,
– Nếu Cơ-đốc-nhân tin Kinh thánh một cách tương đối (không đạt đến được mức 100&) và chỉ có đức tin non yếu để làm theo những mạng lệnh và mẫu mực dễ dàng thì điều đó chẳng giúp ích chi cho người ấy trong cả phương diện thuộc linh và thuộc thể,
– Điều đó có nghĩa là trong phương diện thuộc linh thì người ấy không đạt được đến yêu cầu của Chúa để nhận sự cứu rỗi vì thiếu đức tin thật (Gia-cơ 2: 17), thiếu sự tái sanh (Giăng 3: 3), thiếu sự nên thánh (Hê-bơ-rơ 12: 14), là 3 yếu tố cần thiết để được cứu và Thiên đàng,
– Về phương diện thuộc thể thì người như vậy không được phước trong Chúa bao nhiêu (Giô-suê 1: 8, Gia-cơ 1: 25),

LU-CA 9: 23 – Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta.

– Đây là mạng lệnh mà Đức Chúa Jêsus đã dạy con dân Ngài trong cách sử dụng sự tự do để lựa chọn hướng đi của mình trong đời sống nầy,
– Sự lựa chọn đó là hoặc theo Chúa bằng cách tự bỏ các tham muốn của đời sống cá nhân và chịu khổ vì danh Chúa (qua hình bóng của việc vác thập tự) hoặc theo đường lối rộng rãi dễ dàng của thế gian,
– Vì tư kỷ (tìm kiếm quyền lợi riêng cho mình) nên đời sống của con người mới đau khổ, vì vậy Chúa muốn Cơ-đốc-nhân từ bỏ mình, chịu vâng phục Chúa để đời sống của cá nhân và những người chung quanh được ích lợi,
– Việc tự bỏ tham muốn cá nhân và vác thập tự là bí quyết giúp cho Cơ-đốc-nhân được có đời sống thoả mãn, vui mừng (Thí dụ: Con người thường buồn bã và mặc cảm khi thấy người khác có điều mà mình không có. Khi tự bỏ lòng tham muốn cá nhân thì mặc dầu người khác có nhiều hơn điều mình có cũng không ảnh hưởng đến tâm trí của Cơ-đốc-nhân, nhờ đó mà có sự vui mừng luôn)

MA-THI-Ơ 7: 13 – Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều.

– Về phương diện thuộc thể thì việc vào cửa hẹp là hình ảnh của một đời sống thỏa lòng, không đòi hỏi nhiều ngoài những nhu cầu cấp thiết của cuộc sống,
– Đường rộng và khoảng khoát là hình ảnh của việc cứ muốn có nhiều hơn điều mà mình cần có, đó là lòng tham không đáy của con người,
– Đa số con người sống trong trần gian thuộc vào thành phần tham muốn, thích đi đường rộng,
– Đường rộng cũng là hình ảnh của ý muốn rằng mọi sự đều phải dễ dàng, muốn được mọi điều mà không cần phải cố gắng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội lỗi (Thí dụ: học sinh làm biếng nên vào phòng thi copy người khác, kẻ không muốn làm việc cực nhọc thì đi cướp của người khác để mong được hưởng thụ…)

LU-CA 14: 27 – Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta.

– Vì vậy Cơ-đốc-nhân nào không chịu từ bỏ tham muốn cá nhân thì không thể làm môn đồ của Chúa, vì sẽ làm cớ vấp phạm cho người khác nói phạm đến danh Chúa,
– Cơ-đốc-nhân không chịu từ bỏ mình sẽ không kinh nghiệm được sự thỏa lòng thật,
– Cơ-đốc-nhân nào không chịu vác thập tự giá (tức là chịu vâng phục mẫu mực của Kinh thánh) thì người đó không theo gương của Đức Chúa Jêsus.

KHẢI HUYỀN 3: 16 – Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta.

– Trong Chúa không có tình trạng bước hai hàng, nghĩa là nữa theo Chúa nữa theo đời,
– Cơ-đốc-nhân thật phải là người biết chọn lựa điều đúng, từ bỏ điều sai,
– Sự hâm hẩm là chữ hình bóng cho việc không dứt khoát trong việc sử dụng tự do của mình,
– Cơ-đốc-nhân hâm hẩm không hưởng được phước trong Chúa và không được Chúa bảo vệ (hình ảnh của cá mẹ ngậm cá con trong miệng để bảo vệ chúng lúc còn nhỏ).

TRUYỀN ĐẠO 11: 9 phần B – Hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét.

– Lời Kinh thánh cảnh cáo rằng mặc dầu con người có sự tự do để lựa chọn, nhưng phải biết rằng những sự chọn lựa ấy có kết quả hoặc hậu quả của nó,
– Nếu chọn sống theo cách của người thế gian thì sẽ phải chịu hậu quả của sự đau khổ và sau khi qua đời sẽ phải chịu Chúa đoán xét vì đã sử dụng sai sự tự do mà mình có,
– Không ai có thể nói được rằng tôi có sự tự do để chọn lựa, còn hậu quả thì người khác chịu, (thí dụ: không ai có thể nói rằng tôi chọn ăn món nầy món kia, nhưng hễ ngọt thì tôi hưởng mà đắng thì người khác chịu!)

(còn tiếp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *