CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ SỰ NHỊN NHỤC

THÁNH KINH TỔNG QUÁT

PHẦN THỨ NĂM – CON NGƯỜI

CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ SỰ NHỊN NHỤC

Sự nhịn nhục là một trong những mỹ đức hàng đầu mà Cơ-đốc-nhân cần phải có trong đời sống mình. Theo như lời Kinh thánh cho biết thì nếu một Cơ-đốc-nhân không có đức tính nầy thì người ấy chưa được kể là trọn vẹn mặc dầu có đời sống rất tốt trong những phương diện khác.

GIA-CƠ 1: 3-4 – Vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.

Nhiều Cơ-đốc-nhân lầm tưởng rằng hễ là người theo Chúa thì phải nhịn nhục mọi lúc mọi khi và cứ để cho người khác lấn lướt mình thế nào cũng được. Nhưng theo như lời trong Kinh thánh thì Đức Chúa Trời không hề dạy con dân Ngài nhịn nhục một cách mù quáng để trở thành bụi đường cho kẻ khác dẫm đạp. Sự nhịn nhục mà Chúa dạy dỗ Cơ-đốc-nhân là sự nhịn nhục mềm mại, khôn ngoan để làm chứng cho họ về Đức Chúa Trời.

Vì vậy, theo như lời Kinh thánh thì Cơ-đốc-nhân có thể yêu cầu người khác nhịn nhục mình một chút để có thể giải bày những điều cần thiết muốn nói, giống như trong trường hợp của Gióp:

GIÓP 21: 3-4 – Hãy nhịn nhục tôi, để tôi nói: Sau khi tôi đã nói, các bạn hãy cứ nhạo báng đi. Còn về phần tôi, than van tôi há hướng về loài người sao? Nhân sao trí tôi không hết nhịn nhục?

Nhịn nhục là một trong những yếu tố quan trọng cần phải có khi Cơ-đốc-nhân trông đợi Chúa giúp đỡ mình:

THI THIÊN 40: 1 – Tôi nhịn nhục trông đợi Đức Giê-hô-va, Ngài nghiêng qua nghe tiếng kêu cầu của tôi.

Cơ-đốc-nhân có thể nhìn xem gương của Chúa để tập tành nhịn nhục trong mọi hoàn cảnh. Kinh thánh cho biết là chính Đức Chúa Trời đã từng nhiều lần nhịn nhục loài người và dân Y-sơ-ra-ên khi họ phạm tội:

Ê-SAI 48: 9 – Ta vì danh mình mà tạm nhịn giận ta; vì sự vinh hiển mình mà nhịn nhục đối với ngươi, đặng không hủy diệt ngươi.

Đức Chúa Trời vì danh vinh hiển Ngài mà nhịn nhục con người thì Cơ-đốc-nhân chúng ta cũng nên vì danh Chúa mà nhịn nhục kẻ khác trong đời sống nầy.

Tiên tri Giê-rê-mi nhận biết rằng Đức Giê-hô-va nhịn nhục đối với những kẻ phạm tội trong vòng quan trưởng của dân Y-sơ-ra-ên. Những kẻ đó đã từng bắt bớ ông, vì vậy ông kêu xin để Chúa không phải vì sự nhịn nhục của Ngài mà quên nỗi khốn khổ ông phải chịu dưới tay họ:

GIÊ-RÊ-MI 15: 15 – Hỡi Đức Giê-hô-va! Ngài hiểu biết. Xin hãy nhớ đến tôi, thăm viếng tôi, và trả thù những kẻ bắt bớ cho tôi. Xin chớ cất tôi đi trong sự nhịn nhục Ngài; xin biết cho rằng tôi vì Ngài chịu nhuốc nhơ!

Kinh thánh đã cho biết rằng Đức Chúa Trời nhịn nhục loài người, nên cũng giống như vậy, khi giáng sanh vào trong trần gian, Đức Chúa Jêsus cũng từng nhịn nhục những kẻ phạm tội trong vòng dân Y-sơ-ra-ên:

MA-THI-Ơ 17: 17 – Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi dòng dõi không tin và gian tà kia, ta sẽ ở với các ngươi cho đến chừng nào? Ta sẽ nhịn nhục các ngươi cho đến khi nào? Hãy đem con đến đây cho ta.

Kết quả quan trọng của sự nhịn nhục vì danh Chúa là chúng ta nhờ đó giữ được linh hồn mình xứng đáng với sự cứu chuộc ngày sau:

LU-CA 21: 19 – Nhờ sự nhịn nhục của các ngươi mà giữ được linh hồn mình.

Những kẻ gian ác trong đời nầy còn biết nhịn nhục vì cớ luật pháp bất bình đẳng của họ, như trong trường hợp của Ga-li-ôn, thì Cơ-đốc-nhân đáng phải nên vì luật pháp thánh khiết trọn vẹn của Chúa mà học tập sự biết nhịn nhục trong đời sống nầy:

CÔNG VỤ 18: 14 – Phao-lô vừa toan mở miệng trả lời, thì Ga-li-ôn nói cùng dân Giu-đa rằng: Hỡi người Giu-đa, giá như về nỗi trái phép hay tội lỗi gì, thì theo lẽ phải, ta nên nhịn nhục nghe các ngươi.

Chính Phao-lô sau nầy cũng đã làm giống như Gióp, là yêu cầu người khác nhịn nhục một chút để ông có thể giải bày đức tin của mình:

CÔNG VỤ 26: 3 – Nhất là vì vua đã rõ mọi thói tục người Giu-đa, và cũng biết sự cãi lẫy của họ. Vậy, xin vua hãy nhịn nhục mà nghe tôi.

Nhưng khi Đức Chúa Trời nhịn nhục loài người, hầu cho họ có cơ hội trở lại để ăn năn, thì con người lại nhơn đó mà khinh dễ và xem thường sự khoan dung của Chúa:

RÔ-MA 2: 4 – Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?

Cho đến ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn nhịn nhục loại người gian ác phạm thượng hầu cho họ có cơ hội để tin đến Đức Chúa Jêsus Christ mà được xóa sạch tội lỗi và được xưng công bình:

RÔ-MA 3: 26 – Trong buổi Ngài nhịn nhục; tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus.

Theo lời Kinh thánh thì Cơ-đốc-nhân chúng ta nên vui mừng mỗi khi gặp hoạn nạn, vì đó là cơ hội để chúng ta thực hiện sự nhịn nhục cần phải có hầu phát triển được năng lực chịu đựng và biết trông cậy nơi sự giúp đỡ của Chúa:

RÔ-MA 5: 3-4 – Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy.

Trong định nghĩa về đức tin thì niềm tin nơi Đức Chúa Trời và nơi Đức Chúa Jêsus Christ của Cơ-đốc-nhân chúng ta là niềm tin của sự nhịn nhục:

RÔ-MA 8: 25 – Song nếu chúng ta trông điều mình không thấy, ấy là chúng ta chờ đợi điều đó cách nhịn nhục.

Sự nhịn nhục là đức tánh cần phải có của mỗi Cơ-đốc-nhân, vì vậy sự hoạn nạn mà chúng ta sẽ gặp trong đời sống nầy là điều đương nhiên phải xãy ra cho mỗi một người theo Chúa để nhờ đó chúng ta học tập và phát triển được lòng nhịn nhục:

RÔ-MA 12: 12 – Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện.

Theo như sự giải bày trong lời của Chúa thì một trong những lý do mà Kinh thánh được viết ra ấy là vì muốn dạy dỗ con dân Chúa học biết sự nhịn nhục và tìm sự trông cậy nơi lời của Chúa trong những lúc cần phải nhịn nhục. Ngoài ra lời của Chúa cũng cho biết thêm là nhờ vào sự biết sống một đời nhịn nhục cũng như tìm sự yên ủi nơi Kinh thánh mà Cơ-đốc-nhân có thể phát triển được đức tin, nghĩa là có sự trông cậy nơi Đức Chúa Trời để giữ được đức tánh nầy luôn luôn, mọi khi mọi lúc:

RÔ-MA 15: 4-5 – Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy. Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ.

KINH THÁNH TRƯNG DẪN:

GIÓP 21: 3-4 – Hãy nhịn nhục tôi, để tôi nói: Sau khi tôi đã nói, các bạn hãy cứ nhạo báng đi. Còn về phần tôi, than van tôi há hướng về loài người sao? Nhân sao trí tôi không hết nhịn nhục?

THI THIÊN 40: 1 – Tôi nhịn nhục trông đợi Đức Giê-hô-va, Ngài nghiêng qua nghe tiếng kêu cầu của tôi.

Ê-SAI 48: 9 – Ta vì danh mình mà tạm nhịn giận ta; vì sự vinh hiển mình mà nhịn nhục đối với ngươi, đặng không hủy diệt ngươi.

GIÊ-RÊ-MI 15: 15 – Hỡi Đức Giê-hô-va! Ngài hiểu biết. Xin hãy nhớ đến tôi, thăm viếng tôi, và trả thù những kẻ bắt bớ cho tôi. Xin chớ cất tôi đi trong sự nhịn nhục Ngài; xin biết cho rằng tôi vì Ngài chịu nhuốc nhơ!

MA-THI-Ơ 17: 17 – Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi dòng dõi không tin và gian tà kia, ta sẽ ở với các ngươi cho đến chừng nào? Ta sẽ nhịn nhục các ngươi cho đến khi nào? Hãy đem con đến đây cho ta.

LU-CA 21: 19 – Nhờ sự nhịn nhục của các ngươi mà giữ được linh hồn mình.

CÔNG VỤ 18: 14 – Phao-lô vừa toan mở miệng trả lời, thì Ga-li-ôn nói cùng dân Giu-đa rằng: Hỡi người Giu-đa, giá như về nỗi trái phép hay tội lỗi gì, thì theo lẽ phải, ta nên nhịn nhục nghe các ngươi.

CÔNG VỤ 26: 3 – Nhất là vì vua đã rõ mọi thói tục người Giu-đa, và cũng biết sự cãi lẫy của họ. Vậy, xin vua hãy nhịn nhục mà nghe tôi.

RÔ-MA 2: 4 – Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?

RÔ-MA 3: 26 – Trong buổi Ngài nhịn nhục; tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus.

RÔ-MA 5: 3-4 – Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy.

RÔ-MA 8: 25 – Song nếu chúng ta trông điều mình không thấy, ấy là chúng ta chờ đợi điều đó cách nhịn nhục.

RÔ-MA 12: 12 – Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện.

RÔ-MA 15: 4-5 – Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy. Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ.

1CÔ-RINH-TÔ 4: 12 – Chúng tôi dùng chính tay mình làm việc khó nhọc; khi bị rủa sả, chúng tôi chúc phước; khi bị bắt bớ, chúng tôi nhịn nhục.

1CÔ-RINH-TÔ 13: 4 – Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo.

2CÔ-RINH-TÔ 1: 6 – Như vậy, hoặc chúng tôi gặp hoạn nạn, ấy là cho anh em được yên ủi và được rỗi; hoặc chúng tôi được yên ủi, ấy là cho anh được em yên ủi, mà sự yên ủi đó được hiện ra bởi anh em chịu cách nhịn nhục những sự đau đớn mà chúng tôi cùng chịu.

2CÔ-RINH-TÔ 6: 4 – Nhưng chúng tôi làm cho mình đáng trượng trong mọi sự, như kẻ hầu việc Đức Chúa Trời, bởi lòng nhịn nhục lắm trong những sự hoạn nạn, thiếu thốn, khốn khổ,

2CÔ-RINH-TÔ 12: 12 – Các bằng cớ về chức sứ đồ tôi đã tỏ ra trong anh em bởi sự nhịn nhục mọi đàng, bởi các dấu lạ, các sự khác thường, và các phép lạ.

GA-LA-TI 5: 22 – Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.

Ê-PHÊ-SÔ 4: 2 – Phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chiều nhau.

CÔ-LÔ-SE 1: 11 – Nhờ quyền phép vinh hiển Ngài, được có sức mạnh mọi bề, để nhịn nhục vui vẻ mà chịu mọi sự.

CÔ-LÔ-SE 3: 12 – Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhượng, mềm mại, nhịn nhục.

1TÊ-SA-LÔ-NI-CA 5: 14 – Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người.

2TÊ-SA-LÔ-NI-CA 1: 4 – Chúng tôi cũng vì anh em mà khoe mình cùng các Hội thánh của Đức Chúa Trời, vì lòng nhịn nhục và đức tin anh em trong mọi sự bắt bớ khốn khó đang chịu.

2TÊ-SA-LÔ-NI-CA 3: 5 – Nguyền xin Chúa soi dẫn lòng anh em tới đến sự yêu mến Đức Chúa Trời, và sự nhịn nhục của Đấng Christ!

1TI-MÔ-THÊ 1: 16 – Nhưng ta đã đội ơn thương xót, hầu cho Đức Chúa Jêsus Christ tỏ mọi sự nhịn nhục của Ngài ra trong ta là kẻ làm đầu, để dùng ta làm gương cho những kẻ sẽ tin Ngài được sự sống đời đời.

1TI-MÔ-THÊ 6: 11 – Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời, hãy tránh những sự đó đi, mà tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại.

2TI-MÔ-THÊ 2: 24 – Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục.

2TI-MÔ-THÊ 3: 10 – Về phần con, con đã nói theo ta trong sự dạy dỗ, tánh hạnh, ý muốn, đức tin, nhịn nhục, yêu thương, bền đỗ của ta.

2TI-MÔ-THÊ 4: 2 – Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi.

TÍT 2: 2 – Khuyên những người già cả phải tiết độ, nghiêm trang, khôn ngoan, có đức tin, lòng yêu thương và tánh nhịn nhục vẹn lành.

HÊ-BƠ-RƠ 6: 12 – Đến nỗi anh em không trễ nải, nhưng cứ học đòi những kẻ bởi đức tin và lòng nhịn nhục mà được hưởng lời hứa.

HÊ-BƠ-RƠ 6: 15 – Ấy, Áp-ra-ham đã nhịn nhục đợi chờ như vậy, rồi mới được điều đã hứa.

HÊ-BƠ-RƠ 10: 36 – Vì anh em cần phải nhịn nhục, hầu cho khi đã làm theo ý muốn Đức Chúa Trời rồi, thì được như lời đã hứa cho mình.

HÊ-BƠ-RƠ 12: 1 – Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta.

GIA-CƠ 1: 3-4 – Vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.

GIA-CƠ 5: 7-8 – Hỡi anh em, vậy hãy nhịn nhục cho tới kỳ Chúa đến. Hãy xem kẻ làm ruộng: họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng nào đã được mưa đầu mùa và cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy nhịn nhục và bền lòng; vì kỳ Chúa đến gần rồi.

GIA-CƠ 5: 10-11 – Hỡi anh em, hãy lấy các đấng tiên tri đã nhân danh Chúa mà nói, làm mẫu mực về sự chịu khổ và nhịn nhục cho mình. Anh em biết rằng những kẻ nhịn nhục chịu khổ thì chúng ta xưng là có phước. Anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp, và thấy cái kết cuộc mà Chúa ban cho người; vì Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ.

1PHI-E-RƠ 3: 20 – Tức là kẻ bội nghịch thuở trước, về thời kỳ Nô-ê, khi Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người được cứu bởi nước, là chỉ có tám người.

2PHI-E-RƠ 1: 6 – Thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính.

2PHI-E-RƠ 3: 9 – Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.

2PHI-E-RƠ 3: 15 – Lại phải nhìn biết rằng sự nhịn nhục lâu dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu chuộc anh em, cũng như Phao lô, anh rất yêu dấu của chúng ta, đã đem sự khôn ngoan được ban cho mình mà viết thơ cho anh em vậy.

KHẢI HUYỀN 1: 9 – Tôi là Giăng, là anh em và bạn của các anh em về hoạn nạn, về nước, về sự nhịn nhục trong Đức Chúa Jêsus, tôi đã ở trong đảo gọi là Bát-mô, vì cớ lời Đức Chúa Trời và chứng của Đức Chúa Jêsus.

KHẢI HUYỀN 2: 2-3 – Ta biết công việc ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không thể dung được những kẻ ác, lại biết ngươi đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, ngươi đã rõ rằng chúng nó giả dối. Ngươi hay nhịn nhục và chịu khó vì danh ta, không mệt nhọc chút nào.

KHẢI HUYỀN 2: 19 – Ta biết công việc ngươi, lòng thương yêu ngươi, đức tin ngươi, sự hầu việc trung tín ngươi, lòng nhịn nhục ngươi, và công việc sau rốt ngươi còn nhiều hơn công việc ban đầu nữa.

KHẢI HUYỀN 3: 10 – Vì ngươi đã giữ lời nhịn nhục ta, ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách, là giờ sẽ đến trong khắp thế gian, đặng thử những người ở trên đất.

KHẢI HUYỀN 13: 10 – Nếu ai bắt người làm phu tù, chính mình sẽ bị làm phu tù; nếu ai giết người bằng gươm, mình phải bị giết bằng gươm. Đây là sự nhịn nhục và đức tin của các thánh đồ.

KHẢI HUYỀN 14: 12 – Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Jêsus.

(còn tiếp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *