CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ BỔN PHẬN MỖI NGÀY
Khi nhắc đến hai chữ bổn phận và trách nhiệm thì có nhiều người không muốn nghe, thậm chí có người còn sợ phải gánh lấy bất cứ bổn phận hoặc trách nhiệm nào đó, có thể vì nghĩ rằng mình không có đủ khả năng, nhưng đa số trường hợp là không muốn bị ràng buột. Cả hai chữ bổn phận và trách nhiệm đều mang chung một ý nghĩa như vậy, tức là bị ràng buột phải thực hiện điều đã qui định cho mình.
Nhưng mặc dầu không muốn thì con người chúng ta được sanh vào đời sống nầy để nhận lấy bổn phận và trách nhiệm, chẳng hạn như con cái thì có bổ phận hiếu thảo với cha mẹ, học sinh thì có bổn phận phải học tập chuyên cần, người công nhân thì có bổ phận phải làm việc siêng năng, người thầy giáo thì có trách nhiệm giảng dạy tốt, người bác sĩ thì có trách nhiệm chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân một cách có lương tâm, người lãng đạo thì có trách nhiệm phải công bình, liêm chính và thương dân, lo cho nước nhà. Không một ai phản đối những bổn phận trách nhiệm nầy ở những người có địa vị và vai trò khác nhau trong xã hội.
Cũng một thể ấy, khi con dân Đức Chúa Trời mang lấy danh hiệu của Đấng Christ trên đời sống mình thì cũng phải có chấp nhận những trách nhiệm và bổn phận mà Đấng Tạo Hóa đã chỉ định chúng ta thực hiện suốt cả đời sống nầy. Trong giới hạn của bài viết hôm nay chúng tôi chỉ trình bày về bổn phận của Cơ-đốc-nhân mà thôi, vì là yêu cầu chung cho tất cả tôi con Chúa (nghĩa là người tín hữu bình thường và các người hầu việc Chúa). Còn về đề tài CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM CẦN PHẢI LÀM thì chúng tôi sẽ đăng trong một dịp khác.
Nhưng trước khi đi vào chi tiết của vấn đề đang được trình bày tại đây thì chúng tôi xin được giải thích một chút về sự khác nhau giữa hai chữ trách nhiệm và bổn phận. Chữ bổn phận có nghĩa là những yêu cầu tất cả mọi người cần phải thực hiện, bất kể ở trong địa vị nào trong xã hội, chẳng hạn như khi nói đến bổn phận của Cơ-đốc-nhân thì từ người con cái Chúa bình thường trong Hội thánh cho đến các mục sư, giáo sư, truyền đạo, giáo sĩ đều phải thực hiện. Còn chữ trách nhiệm thì chỉ dùng để mô tả về những yêu cầu giành cho từng người một khi họ có những nghề nghiệp hoặc địa vị khác hẳn nhau.
Riêng đối với Cơ-đốc-nhân thì theo lời Kinh thánh đây là những bổn phận mà tôi con Chúa cần phải thực hiện mỗi ngày:
SỰ CẦU NGUYỆN
Lu-ca 18: 1 – Đức Chúa Jêsus phán cùng môn đồ một thí dụ, để tỏ ra rằng phải cầu nguyện luôn, chớ hề mỏi mệt.
Đây là mạng lệnh mà Đức Chúa Jêsus đã truyền phán cho tôi con Ngài phải thực hiện mỗi ngày, là cầu nguyện, tìm kiếm Chúa và tương giao với Ngài.
Chữ luôn ở đây không có nghĩa là cầu nguyện 24/24 mỗi ngày, mà cũng không có nghĩa là thỉnh thoảng cầu nguyện một hai lần trong tuần. Đơn vị thời gian mà Đức Chúa Trời đã sáng lập từ ban đầu là một ngày, vì vậy tôi con Chúa đáng phải cầu nguyện với Ngài ít nhất một lần mỗi ngày.
Khi thực hiện được như vậy thì Cơ-đốc-nhân đã vâng phục lời truyền phán của Đức Chúa Jêsus và theo gương của các tôi tớ thánh của Đức Chúa Trời, như sự cầu nguyện mỗi ngày của vua Đa-vít:
THI THIÊN 86: 3 – Chúa ôi! Xin thương xót tôi; Vì hằng ngày tôi kêu cầu Chúa.
và như lời Kinh thánh trong một Thi thiên khác:
THI THIÊN 88: 9 – Mắt tôi hao mòn vì hoạn nạn; Đức Giê-hô-va ơi!Hằng ngày tôi cầu khẩn Ngài, Và giơ tay lên hướng cùng Ngài.
Sự cầu nguyện không phải là điều khó, và mọi lứa tuổi đều có thể thực hiện được, ngay cả những người đang bệnh hoặc già yếu vẫn có thể cầu nguyện mỗi ngày. Nhưng trong thực tế, vì sự cầu nguyện là hoạt động tâm linh, là điều đi ngược lại bản tánh xác thịt của con người, nên trở nên khó đối với rất nhiều tôi con Chúa. Theo sự nhận xét của nhiều người thì tôi con Chúa ngày nay cầu nguyện mỗi ngày với Chúa là ít lắm.
(Xin đọc thêm bài viết về CƠ-ĐỐC NHÂN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN)
ĐỌC KINH THÁNH
Bền đổ đọc lời của Đức Chúa Trời mỗi ngày là bổn phận thứ hai của đời sống tôi con Chúa
(còn tiếp)