CHÚA CHỮA BỆNH BÀ GIA PHI-E-RƠ CÙNG CÁC BỆNH KHÁC (8: 14-17)

(Ma-thi-ơ 8: 14) Đoạn, Đức Chúa Jêsus vào nhà Phi-e-rơ, thấy bà gia người nằm trên giường, đau rét.

Theo như tin lý của giáo hội Công giáo từ thời Trung cổ thì Phi-e-rơ là giáo hoàng đầu tiên và là người không có vợ. Giáo hội Công giáo nhấn mạnh đến việc Phi-e-rơ chưa từng bao giờ lập gia đình và dùng tín lý nầy để làng bằng chứng cho luật cấm các linh mục Công giáo không được lập gia đình.

Nhưng vào thời kỳ hiện kim (ngày nay) thì một số các giáo sư Công giáo cho rằng Phi-e-ơ có vợ nhưng vợ ông đã qua đời lúc Đức Chúa Jêsus chữa bệnh cho bà gia của Phi-e-rơ. Và họ biện luận rằng chữ vợ trong 1Cô-rinh-tô 9: 5 phải được dịch là chị em thuộc linh đi theo đoàn truyền giáo của Phi-ơ-rơ (Sê-pha) giống như nữ tu sĩ ngày nay.

(1Cô-rinh-tô 9: 5) Há không có phép dắt một người chị em làm vợ đi khắp nơi với chúng tôi như các sứ đồ khác cùng các anh em Chúa và Sê-pha đã làm, hay sao?

Nhưng vào thời các sứ đồ thì trong vòng dân Do-thái cũng như những người vừa mới tin Chúa không hề có nữ tu sĩ. Vai trò nầy chỉ bắt đầu xuất hiện vào đầu thời kỳ Trung cổ mà thôi. Vì vậy tín lý của giáo hội Công giáo là cố tình sửa đổi lời Kinh thánh để ủng hộ quan điểm riêng của họ. Nhưng nếu chúng ta giải thích Kinh thánh đúng theo như các lời đã được ghi lại thì vấn đề rõ ràng và dễ hiểu hơn nhiều lắm.

Chính vì lẽ đó mà Kinh thánh đã tiên tri về các thời kỳ sau nầy khi những giáo hội đi sai lạc cố tình đặt ra những tín lý cấm cưới gả để củng cố tài sản đời nầy (Một người có gia đình thì sau suốt một đời làm việc, của cải tài sản sẽ thuộc về con cái. Riêng những người độc thân thì sau khi chết đi, công sức một đời của họ sẽ thuộc về giáo hội).

(1Ti-mô-thê 4: 1-3) Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ, bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã lì, họ sẽ cấm cưới gả, và biểu kiêng các thức ăn Đức Chúa Trời đã dựng nên cho kẻ có lòng tin và biết lẽ thật, tạ ơn mà dùng lấy.

Chữ cấm cưới gả trong câu gốc trên không có ý nói về việc cấm tất cả tín đồ trong giáo hội Công giáo không được lập gia đình (vì luật của giáo hội từ trước đến nay vẫn cấm việc ngừa thai, có nghĩa là người tín đồ cứ lập gia đình và cứ sanh) mà có ý muốn nói đến việc cấm những người trong hàng giáo phẩm không được phép lập gia đình. Trong giáo luật của Công giáo đối với các tu sĩ thì việc lập gia đình bị xem là tội trọng hơn tội gian díu (có quan hệ luyến ái) với người khác và cũng bị xem là tội trọng hơn tội có quan hệ luyến ái với trẻ em (Xin xem thêm phần phụ lục về việc giáo hội Công giáo che dấu cho các tu sĩ phạm tội với trẻ em sẽ được đăng trong thời gian tới).

Trái với quan điểm của người Công giáo rằng hàng giáo phẩm không nên lấy vợ, thì Kinh thánh cho biết là mỗi người đáng phải nên lập gia đình để khỏi bị xác thịt thôi thúc trong vấn đề luyến aí mà phạm tội tà dâm:

(1Cô-rinh-tô 7: 2) Song, cho được tránh khỏi mọi sự dâm dục, thì mỗi người đàn ông phải có vợ, mỗi người đàn bà phải có chồng.

Sứ đồ Phao-lô cũng đã cho biết là chỉ những người được Chúa ban ơn giống như ông (tức là có thể sống độc thân mà không bị lửa tình un đốt) mới không cần phải lập gia đình. Còn tất cả những người khác đều nên lấy vợ, lấy chồng để tránh việc phạm tội.

(1Cô-rinh-tô 7: 7) Tôi muốn mọi người đều được giống như tôi; song mỗi người đã được ban riêng cho mình bởi Đức Chúa Trời, người nầy thể nầy, kẻ kia thể khác.

(1Cô-rinh-tô 7: 9) Song nếu họ chẳng thìn mình được, thì hãy cưới gả; vì thà cưới gả còn hơn để cho lửa tình un đốt.

Đức Chúa Trời là Đấng có quyền ban cho mỗi người những ân tứ khác nhau. Không phải vì cớ giáo hội Công giáo tự lập ra luật bắt buộc các người thuộc trong hàng giáo phẩm phải độc thân thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ đều có khả năng ở một mình. Chính vì vậy mà khi các tu sĩ bị ham muốn xác thịt thúc giục, họ đã phạm tội tà dâm với nhau và ghê gớm hơn là phạm tội với trẻ em.

(Rô-ma 1: 27) Những người đàn ông cũng vậy, bỏ cách dùng tự nhiên của người đàn bà mà un đốt tình dục người nầy với kẻ kia, đàn ông cùng đàn ông phạm sự xấu hổ, và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình.

Tội lỗi nầy xãy ra chủ yếu cũng vì luật cấm cưới gả của giáo hội Công giáo đối với các linh mục.

Vì vậy, khi Kinh thánh cho biết rằng Phi-e-rơ có gia đình, tức là có vợ và có mẹ vợ thì chúng ta phải tin như vậy, chớ nên cãi trả và biện luận theo ý riêng của cá nhân hoặc theo quan điểm của đoàn thể hoặc giáo hội.

Các giáo sư Công giáo vẫn thắc mắc rằng tại sao trong sách Ma-thi-ơ và Lu-ca, hai trước giả đều không hề nhắc đến vợ của Phi-e-rơ. Vì thắc mắc ấy mà họ tự giải thích rằng vợ của Phi-e-rơ chắc đã qua đời. Nhưng lý luận như vậy là mâu thuẫn với 1Cô-rinh-tô 9: 5. Và vì vậy mà họ cố tình giải nghĩa sai chữ đã được dùng trong câu Kinh thánh để xóa dấu vết mâu thuẫn trong lập luận của họ.

Nhưng nếu chúng ta nhớ đến lời của Đức Chúa Jêsus đã từng phán với các môn đồ và đoàn dân đông liên quan đến sự vấn vương với vợ con khi theo Chúa thì chúng ta sẽ hiểu rằng Ma-thi-ơ và Lu-ca đã được Chúa soi dẫn để không đề cập đến chi tiết đời tư của Phi-e-rơ:

(Lu-ca 18: 29-30) Đức Chúa Jêsus phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, người nào vì cớ nước Đức Chúa Trời mà bỏ nhà cửa, cha mẹ, anh em, vợ con, thì trong đời nầy được lãnh nhiều hơn, và đời sau được sự sống đời đời.

Trong câu gốc trên Đức Chúa Jêsus không có ý nói đến việc từ bỏ cha mẹ, vợ con theo nghĩa đen thông thường (chẳng hạn như ruồng rẫy, bỏ bê, ly dị) nhưng Chúa muốn nhấn mạnh đến việc đừng để cho những mối quan hệ trong đời sống gia đình làm cản trở công tác hầu việc Chúa. Thí dụ như việc một người đã lập gia đình mà được Đức Chúa Trời kêu gọi vào chức vụ hầu việc Chúa thì không thể từ chối bằng cách viện dẫn rằng cha mẹ không đồng ý vì có trách nhiệm con trưởng nam trong gia đình hoặc vợ không vui vì sự kêu gọi ấy.

Vả lại, Kinh thánh viết ra vì cớ đức tin của những người theo Chúa với mục tiêu là tập trung hoàn toàn nơi Ngài. Kinh thánh không phải được viết ra như một quyển tiểu thuyết để kể chi tiết về đời tư của từng người, mặc dầu họ có vai trò quan trọng đến đâu. Nếu Kinh thánh cho biết là những điều liên quan về Đức Chúa Jêsus còn chưa có thể chép hết, thì chẳng lẽ các trước giả lại đề cập đến đời tư của Phi-e-rơ, rằng lúc đó ông đang ở đâu, để làm gì?

(Giăng 21: 25) Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy.

Phần phụ lục:

Catholic Church sexual abuse cases/Wikipedia

(Ma-thi-ơ 8: 16) Đến chiều, người ta đem cho Đức Chúa Jêsus nhiều kẻ bị quỉ ám, Ngài lấy lời nói mà đuổi quỉ ra; cũng chữa được hết thảy những người bịnh.

Kinh thánh thường phân chia thời gian trong ngày ra làm 3 buổi: sáng, trưa, chiều. Như vậy, với câu Kinh thánh trên thì trước giả Ma-thi-ơ cho biết là Đức Chúa Jêsus đến thăm gia đình của Phi-e-rơ nhiều tiếng đồng hồ trong ngày hôm đó. Vì Đức Chúa Jêsus là khách quý đối nên bà gia Phi-e-rơ vừa mới được Chúa chữa lành bệnh là bắt tay hầu việc Ngài ngay.

Chúng ta lấy điều đó làm hình bóng cho đời thuộc linh của Cơ-đốc nhân, rằng khi đã được Chúa viếng thăm tấm lòng của chúng ta thì Cơ-đốc nhân đáng nên sốt sắng hầu việc Chúa để tỏ lòng tôn trọng Ngài và giữ lấy Ngài lâu dài trong đời sống mình.

Khi Đức Chúa Jêsus đến viếng nhà Phi-e-rơ thì tin đồn được lan truyền đến những người chung quanh và vì vậy mà họ đem người bệnh đến để được Ngài chữa cho. Vì phương tiện di chuyển ngày xưa thô sơ và đa số dân chúng đi bộ, nên mặc dầu Đức Chúa Jêsus đến nhà Phi-e-rơ vào buổi sáng hoặc buổi trưa nhưng mãi đến chiều người ta mới đem người bịnh đến được với Ngài.

Dân chúng không những đem người bệnh đến mà còn đem cả người bị quỉ ám đến nữa để mong Ngài chữa cho họ được lành.

Những người theo hệ phái Ngũ tuần thường cho rằng người bị bệnh là người bị quỉ ám. Một lần kia, khi chúng tôi đến cầu nguyện buổi sáng tại nhà của một con cái Chúa thì có hai người Mục sư Ngũ tuần cũng tham dự. Họ từ Việt Nam sang du lịch và tạm trú trong nhà của người con cái Chúa kia. Trước khi cầu nguyện thì một trong hai người cho biết là tối hôm qua không biết ăn phải món nào mà cả đêm đau bụng quá, đến sáng hôm ấy cũng chưa khỏi, và vì vậy muốn được cầu thay cho. Lập tức người Mục sư kia đặt tay lên người bị đau bụng và la to lên rằng: Nhơn danh Đức Chúa Jêsus tại Na-xa-rét, ta truyền cho mầy, con quỉ đau bụng, phải ra khỏi người nầy.

Chúng ta thấy có sự vô lý tại đây: Nếu đau bụng tức là bị quỉ ám thì chẳng lẽ Cơ-đốc nhân, mặc dầu đã tin Chúa, đã có Chúa, mà vẫn cứ bị quỉ ám nhiều lần? Vì có ai trong đời nầy mà chẳng từng nhiều lần bị đau bụng? Nhưng nếu đã là mục sư mà vẫn cứ bị quỉ ám thì còn nói gì nữa? Hoặc giả là mục sư ngũ tuần suốt đời bị quỉ ám vì cớ thỉnh thoảng vẫn bị đau bụng như những người khác? Hoặc giả hễ là mục sư Ngũ tuần thì suốt đời sẽ không bao giờ bị đau bụng?

Chẳng những không phải chỉ có lần đó mà thôi, nhưng chúng tôi còn tận mắt chứng kiến những lần khác mà trong đó các mục sư Ngũ tuần cầu nguyện đuổi quỉ nhức đầu, quỉ đau lưng và nhiều loại quỉ làm đau những phần khác trong cơ thể. Suy nghĩ như vậy thật là sai lầm biết bao.

Chúng ta cần phải phân biệt giữa những bệnh hoạn mà con người thường gặp với việc bị quỉ ám. Kinh thánh cho biết bệnh hoạn của con người xãy ra là vì cớ sự phạm tội của cá nhâ, của tập thể hay của cả một quốc gia:

(Phục truyền 28: 58-89) Nếu ngươi không cẩn thận làm theo các lời của luật pháp nầy, ghi trong sách nầy, không kính sợ danh vinh hiển và đáng sợ nầy là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, thì Đức Giê-hô-va sẽ giáng cho ngươi và dòng giống ngươi những tai vạ lạ thường, lớn lao và lâu bền, những chứng độc bịnh hung.

(1Cô-rinh-tô 11: 29-30) vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình. Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ.

Nhưng không phải tất cả những người bị bệnh đều là kẻ phạm tội. Cũng có trường hợp Chúa cho cơn bệnh xãy ra để giúp cho tôi con Chúa giữ sự nhu mì khiêm nhường trong đời sống họ, chẳng hạn như trường hợp của Phao-lô:

(2Cô-rinh-tô 12: 7) Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự tỏ ra ấy chăng, thì đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Sa-tan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo.

Ngoài ra, bệnh hoạn cũng là điều thông thường xãy ra trong đời sống con người, nhất là khi trở về già, tuổi cao tác lớn, như trong trường hợp của Ê-li-sê:

(2Các Vua 13: 14) Ê-li-sê đau bịnh, tại bịnh ấy người phải chết. Giô-ách, vua Y-sơ-ra-ên, đến thăm người, khóc trước mặt người, mà nói rằng: Hỡi cha tôi! Cha tôi! Xe và lính kỵ của Y-sơ-ra-ên!

Trong các phần Kinh thánh đã xem qua ở trên thì chúng ta có thể biết được nguyên nhân vì sao con người bị bệnh tật. Còn về trường hợp bị quỉ ám thì Kinh thánh cho biết rằng những người bị như vậy đều có phản ứng bất thường và cơ thể của họ có những khả năng mà người bình thường không có, chẳng hạn như trường hợp người bị quỉ ám ở Giê-ra-sê:

(Mác 5: 2-5) Ngài mới ở trên thuyền bước xuống, tức thì có một người bị tà ma ám từ nơi mồ mả đi ra đến trước mặt Ngài. Người thường ở nơi mồ mả, dẫu dùng xiềng sắt cũng chẳng ai cột trói được nữa; vì nhiều lần người bị cùm chân hoặc bị xiềng, rồi bẻ xiềng tháo cùm, không ai có sức trị được. Người cứ ở nơi mồ mả và trên núi, ngày đêm kêu la và lấy đá đánh bầm mình.

Ngay trong thực tế ngày hôm nay chúng ta cũng thường nghe kể lại việc những người bị quỉ ám có sức mạnh hơn người, hoặc có khả năng bẻ cong người lại tưởng chừng như gãy cả xương sống, hoặc có khả năng leo trèo như mèo hay khỉ. Cũng có trường hợp trẻ em bị quỉ ám nói giọng đàn ông bằng một loại ngôn ngữ mà không ai hiểu được.

Kinh thánh cho biết rằng tất cả những điều đó, từ bệnh hoạn tật nguyền cho đến các trường hợp bị quỉ ám, thì đều xãy ra bởi cớ tội lỗi của con người hoặc được Đức Chúa Trời cho phép xãy ra để làm chứng về Ngài, hầu Chúa được vinh hiển

(Giăng 9: 1-3) Đức Chúa Jêsus vừa đi qua, thấy một người mù từ thuở sanh ra. Môn đồ hỏi Ngài rằng: Thưa thầy ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người.

Kinh thánh cho biết là để có thể đuổi được quỉ thì cần phải cầu nguyện và kiêng ăn, chớ chẳng phải đuổi quỉ bằng cách rải nước thành hoặc hù dọa nó bằng cây thập tự.

(Ma-thi-ơ 17: 19 & 21) Môn đồ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus, mà hỏi riêng rằng: Vì cớ gì chúng tôi không đuổi quỉ ấy được? Nhưng thứ quỉ nầy nếu không cầu nguyện và không kiêng ăn thì chẳng trừ nó được.

Vì vậy chúng ta cậy đức tin trong Chúa mà nhận lãnh cũng như chịu đựng mọi sự Chúa cho phép xãy ra trên đời sống mình, hầu cho Chúa được sáng danh và làm gương tốt cho người chưa tin:

(Ê-phê-sô 5: 20) Hãy thường thường nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta.

Lời của Chúa cũng đã cảnh cáo Cơ-đốc nhân rằng chớ để cho ma quỉ trở lại đời sống của mình, như như vậy sẽ làm cho người đó còn xấu hơn là lúc chưa tin:

(Ma-thi-ơ 12: 43-45) Khi tà ma ra khỏi một người, thì nó đi đến nơi khô khan kiếm chỗ nghỉ, nhưng kiếm không được; rồi nó nói rằng: Ta sẽ trở về nhà ta mà ta mới ra khỏi; khi trở về, thấy nhà không, quét sạch, và sửa soạn tử tế. Nó bèn lại đi, đem về bảy quỉ khác dữ hơn nó nữa, cùng vào nhà đó mà ở; vậy số phận người ấy sau lại xấu hơn trước. Dòng dõi dữ nầy cũng như vậy.

Darwin, người đưa ra giả thuyết tiến hóa và cho rằng loài người có nguồn gốc từ loài khỉ, là tín đồ giáo hội Anh quốc giáo, được làm phép báp-tem lúc chưa được 1 tuổi. Giả thuyết tiến hóa của ông làm hại cho Cơ đốc giáo biết là bao nhiêu.

Hitler là người gốc Do-thái, nhưng đã tàn sát hơn 6 triệu người Do-thái tại Châu Âu trong kỳ Đệ nhị thế chiến.

George Soros, tỷ phú người Mỹ gốc Hungary, là dân Do-thái, là kẻ chủ mưu trong hầu hết các rối loạn chính trị trên thế giới ngày hôm nay. Ông ta đã đóng góp 11 tỷ đô-la để tạo các cuộc biến động trong xã hội tại Châu Âu và tại Hoa-kỳ. Trong kỳ Đệ nhị thế chiến ông ta làm nhờ vào việc chỉ điểm cho Gestapo Đức tàn sát dân Do-thái. Ngày nay hắn vẫn tự hào rằng thời gian đó là thời gian vui vẽ nhất của y.

Vì vậy Cơ-đốc nhân chúng ta sau khi đã tin Chúa rồi thì giống như một căn nhà đã đuổi được quỉ ra khỏi. Cơ-đốc nhân cần phải mời Chúa vào ngự trong lòng mình và cẩn thận đừng bao giờ làm buồn lòng Đức Thánh Linh, bằng không thì Ngài sẽ rời khỏi đời sống của người đó và con quỉ cũ sẽ mời 7 con quỉ khác trở về chiếm hữu lấy đời sống ấy.

Phần còn lại trong khúc Kinh thánh nầy cũng cho chúng ta biết rằng việc Đức Chúa Jêsus đuổi quỉ là ứng nghiệm với các lời tiên tri đã được viết trước về Ngài từ hằng mấy trăm năm trước.

(Ma-thi-ơ 8: 17) Vậy cho được ứng nghiệm lời của Đấng tiên tri Ê-sai đã nói rằng: Chính Ngài đã lấy tật nguyền của chúng ta, và gánh bịnh hoạn của chúng ta.

Cả Kinh thánh có hơn 300 lời tiên tri về Đức Chúa Jêsus và đều đã được ứng nghiệm vào Ngài. Chúng ta sẽ có dịp cùng nhau nghiên cứu về các lời tiên tri ấy để làm vững thêm đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Jêsus, là Đức Chúa Trời hiện thân thành người trong thế gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *