CHỊU KHỔ VÌ DANH CHÚA

THÁNH KINH TỔNG QUÁT

PHẦN THỨ NĂM – CON NGƯỜI

V. CƠ-ĐỐC NHÂN SỐNG ĐẠO

CHỊU KHỔ VÌ DANH CHÚA

Trong tất cả các thời đại từ ngày Hội thánh được thành lập đến nay, con dân Chúa luôn luôn bị thế gian bắt bớ, không nhiều thì ít. Việc Cơ-đốc-nhân chịu khổ vì danh Chúa là điều đương nhiên và đó là một thực tế hiện diện thường xuyên trong đời sống của chúng ta sau khi tin nhận Đức Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của đời sống mình:

(1Phi-e-rơ 2: 21) Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài.

Theo như lời Kinh thánh thì Đức Chúa Trời đã giáng thế thành người và trong thân vị của Đức Chúa Jêsus đã vì tội lỗi chúng ta mà chịu khổ, để chúng ta nhờ đó được có cơ hội trở lại, ăn năn và được xưng công bình. Bởi lẽ đó ngày hôm nay khi chúng ta theo Chúa thì sự chịu khổ đương nhiên là con đường mà chúng ta phải đi, vì Đức Chúa Jêsus đã đi trước chúng ta trong sự chịu khổ và thương khó của Ngài:

(Mác 8: 31) Bấy giờ, Ngài khởi sự dạy môn đồ rằng Con người phải chịu khổ nhiều, phải bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo loại ra, phải chịu giết, sau ba ngày phải sống lại.

Vì Đức Chúa Jêsus đã từng phán dạy rằng hễ ai muốn theo Ngài thì phải vác thập tự mình mà theo, thì sự chịu khổ vì danh Chúa là hình bóng của sự vác thập tự của chúng ta:

(Lu-ca 9: 23) Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta.

Theo như lời phán của Chúa thì vác thập tự, hay là sự chịu khổ vì danh Chúa, là điều kiện cần phải có cho mọi Cơ-đốc-nhân, không miễn trừ một ai, nhưng đã có rất nhiều con dân Chúa ngại ngần để chấp nhận thực tế ấy. Đó là điều không phải chỉ xãy ra trong thời đại ngày nay, mà tâm lý nầy đã thấy xuất hiện từ thời kỳ các Hội thánh đầu tiên. Chính vì vậy mà Đức Chúa Jêsus đã phán với con dân Ngài rằng chớ ngại điều mà mình sẽ chịu khổ:

(Khải huyền 2: 10) Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống.

Trong câu Kinh thánh trên lời Chúa cho chúng ta thấy những điểm quan trọng, đó là:

– Kẻ làm cho Cơ-đốc-nhân bị khốn khó, khổ sở,
– Thí dụ về hình thức chịu khổ
– Thời gian của sự chịu khổ,
– Đặc điểm Cơ-đốc-nhân cần có khi chịu khổ,
– Phần thưởng sau khi đã chịu khổ xong rồi.

Để bắt đầu suy gẫm về vấn đề chịu khổ vì danh Chúa của Cơ-đốc-nhân thì chúng ta cần phải phân biệt ra hai dạng chịu khổ: Sự chịu khổ thuộc linh và sự chịu khổ thuộc thể.

Trước khi đi vào chi tiết thì chúng tôi muốn tóm tắt tổng quát về hai sự chịu khổ ấy như thế nầy: Sự chịu khổ thuộc linh là điều xuất phát từ đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời và nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Sự chịu khổ thuộc thể là những khó khăn xãy ra liên quan đơn thuần đến sự sống của con người (chẳng hạn như đau bệnh vì tuổi tác, mệt mõi vì làm việc nhiều, bị áp lực tinh thần vì thiếu sự thư giãn cần thiết)

Khi một người chịu khổ về thuộc thể thì không thể nói được rằng đó là vì mình đang chịu khổ vì danh Chúa, bởi lẽ sự chịu khổ về thuộc thể là điều xãy ra cho tất cả mọi người. Theo như thí dụ mà chúng tôi vừa đưa ra ở trên, thì khi già yếu, ai cũng phải đau bệnh, bất kể rằng người đó có tin Chúa hay không. Cũng một thể ấy, khi làm việc nhiều thì ai cũng bị mệt mõi mất sức, hoặc nếu không cẩn thận thì sẽ gặp phải những lúc bị tai nạn. Đó là điều xãy đến cho mọi người, bất kể người đó có đức tin nơi Đức Chúa Jêsus hay không. Việc bị áp lực tinh thần cũng giống như vậy. Ngay cả Cơ-đốc-nhân cũng gặp phải tình trạng căng thẳng, lo âu, suy sụp tinh thần nếu không biết thư giãn đúng mức, nhất là không biết nương cậy nơi Chúa để tìm sự bình an thật.

Riêng sự chịu khổ về thuộc linh thì lại được chia ra làm hai loại khác nhau: Thứ nhất là sự chịu khổ vì có đức tin mạnh mẽ trong Chúa, và thứ hai là sự chịu khổ vì thiếu đức tin hoặc vì đã tin Chúa mà cứ còn tiếp tục cố tình phạm tội.

(còn tiếp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *