CHÍNH SÁCH TẠO BẤT ỔN ÐỊNH CỦA OBAMA
Mức độ phạm pháp hình sự ngày càng tăng cao tại nội địa Hoa-kỳ. Theo báo cáo của văn phòng cảnh sát thành phố Los Angeles tiểu bang California thì tỷ lệ phạm pháp đã tăng hơn 20% so với cùng thời kỳ năm trước và chính phủ khuyến khích người dân cần tìm biện pháp bảo vệ chính họ vì có thể cảnh sát không đến kịp hiện trường khi có vụ án xãy ra. Nguyên nhân là vì với chính sách kinh tế sai lầm của Obama, người dân nghèo càng ngày càng đông (hơn 45 triệu người lãnh phiếu thực phẩm, gần 93 triệu người không có mặt trong lực lượng lao động của quốc gia vì thiếu công việc làm, chưa kể những người chính thức đăng ký vào danh sách thất nghiệp) nên tình trạng cướp giật phạm pháp theo đó mà tăng cao. Vả lại với sự chi tiêu bất hợp lý của chính phủ Obama (gây thêm hơn 8 ngàn tỷ đô-la nợ nầng chỉ trong vòng hơn 7 năm cầm quyền) đã làm cho ngân sách quốc gia và tiểu bang phải cắt giảm tối đa, tạo nên tình trạng thiếu hụt nhân viên công lực để bảo đảm an ninh cho người dân. Theo các chuyên gia an ninh thì với tình trạng nầy người dân Hoa-kỳ cần phải chuẩn bị năm điều để bảo đảm sự sống còn của cá nhân và của chính gia đình họ, đó là thực phẩm, nước uống, nơi trú ẩn an toàn, nhiên liệu và vũ khí tự vệ. Trong những năm qua nhiều người đã làm theo lời góp ý trên, nhưng riêng về điều thứ năm thì ít người chuẩn bị đầy đủ. Chính chủ tịch của Hội cảnh sát bảo vệ thành phố Los Angeles (Police Protective League) Jamie McBride đã phát biểu như vậy. McBride còn cho biết thêm rằng vì các lần cắt giảm ngân sách mà lực lượng cảnh sát thành phố đã không có đủ nhân viên để thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi hoạt động. Chẳng hạn như vào các buổi sáng từ 5 giờ 30 cho đến 10 giờ cảnh sát chỉ có vỏn vẹn ba xe tuần tra (mỗi xe chỉ có một cảnh sát) để giữ an ninh cho khu vực phía Tây thành phố với diện tích 65 dặm vuông và hơn 200,000 người dân. Ðáng lẽ lực lượng tối thiểu phải là 7 xe với 14 cảnh sát viên.
Theo báo USA Today thì trong tháng Giêng vừa qua tại thành phố Chicago (thành phố đông dân đứng hàng thứ ba của Hoa-kỳ sau thành phố New York và Los Angeles) đã có 51 vụ giết người, là tỷ lệ cao nhất trong một tháng trong vòng 16 năm qua (tháng Giêng năm 2014 có 20 vụ giết người và tháng Giêng năm 2015 có 29 vụ). Ngoài ra con số thống kê cũng cho biết là tháng Giêng vừa qua đã có 241 vụ nổ súng so với 119 vụ vào tháng Giêng năm 2015. Nếu tính tổng cộng thì trong năm 2015 tại thành phố Chicago có 468 vụ giết người (tăng 12.5% so với năm 2014) và có hơn 2900 vụ nổ súng (tăng 13% so với năm trước). Cũng cần đề cập thêm rằng Chicago là thành phố mà Obama sống tại đấy lâu nhất và hơn 80% dân số là người da đen (đa số dân da trắng đã rời khỏi thành phố nầy kể từ năm 2010 khi chính quyền thành phố ban hành những đạo luật cấm vũ khí gắt gao nhất nước Mỹ).
Sau đây là một câu chuyện điển hình xãy ra tại thành phố New York để chúng ta có thể thấy cách hành xử của chính phủ Hoa-kỳ ngày hôm nay. Vào ngày Chúa nhật tuần trước, lúc khoảng 9 giờ tối có một người cha đi dạo trong công viên với đứa con gái 18 tuổi. Năm người đàn ông lạ mặt xuất hiện từ trong bóng tối và dùng súng uy hiếp người cha phải đi nơi khác. Sau đó cả năm tên hãm hiếp cô gái mãi cho đến khi người cha trở lại với 2 cảnh sát viên chúng mới chịu bỏ chạy. Cho đến ngày hôm nay chính quyền thành phố New York vẫn chưa bắt giữ được các kẻ tội phạm mặc dầu thị trưởng Bill de Blasio đã lên truyền hình hứa hẹn đủ điều nào là sẽ truy tố nặng nề (không có hung thủ thì lấy ai để truy tố?).
Khi có người hỏi tại sao người cha không ở lại để bảo vệ con mình thì ông ta cho biết là trong người không có vũ khí để tự vệ, vả lại chính phủ vẫn thường khuyên là khi có tình huống nguy hiểm xãy ra thì đừng phản ứng hoặc chống đối mà phải gọi cảnh sát và đợi chính quyền đến giải quyết. Khi cảnh sát đến được hiện trường thì mọi sự đã rồi, không sao cứu vãn được. Với tình trạng thiếu hụt nhân viên công lực thì với lời đề nghị của chính phủ, người dân chỉ còn biết đưa thân ra chịu nạn mà thôi. Ðó là phương pháp lãnh đạo của chính quyền Tây phương ngày hôm nay: Không bao giờ trừng trị kẻ tội phạm thẳng tay (đa số các tiểu bang tại Hoa-kỳ đều đã bãi bỏ án tử hình) và càng không bao giờ muốn người dân phản kháng, dù là đối với tội phạm hoặc chính sách độc tài của giới cầm quyền. Chính vì vậy mà sau khi Obama đắc cử tổng thống y không chú ý bao nhiêu đến việc cải thiện nền kinh tế trong nước (một mình y gây nợ nhiều hơn tất cả các tổng thống Hoa-kỳ từ ngày lập quốc đến nay cộng lại) nhưng dùng hết thủ đoạn gian trá của chính trường để tước khả năng tự vệ của người dân, đồng thời nhập cư dân Hồi giáo càng ngày càng nhiều vào quốc gia nầy. Nhiều người nhận xét một cách bi quan rằng với chính sách ấy sự suy tàn của Hoa-kỳ là không tránh khỏi và chẳng sớm thì muộn quốc gia nầy sẽ về tay Hồi giáo nếu người dân Mỹ không nổi dậy để tự bảo vệ truyền thống của họ.