CHÍNH SÁCH KINH TẾ SAI LẦM CỦA NHẬT BẢN

Hiện nay ngân hàng trung tâm của các quốc gia tân tiến trên thế giới đều có chung một kế hoạch để phát triển kinh tế là áp dụng chính sách tiền lời dưới số không (negative interest rate program - NIRP). Như điều mà chúng tôi đã giải thích trong bài CHÍNH SÁCH KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT thì khi người dân bắt đầu hiểu được thủ đoạn gian trá của các chính phủ trong việc phục hồi kinh tế thì họ sẽ có cách đối phó để tự bảo vệ chính họ. Điều đang xãy ra tại Nhật bản là một bằng chứng điển hình.

Sau khi Ngân hàng trung tâm Nhật bản ban hành đạo luật NIRP vào hai tuần trước với hy vọng cứu vãn tình hình suy thoái trầm trọng của quốc gia kể từ năm 2001 đến nay thì người dân trong nước lập tức rút tiền mặt mà họ có trong các tài khoản ngân hàng để cất giấu tại nhà. Đây là phản ứng tự nhiên, vì khi người dân gởi tiền vào ngân hàng thì cũng giống như là cho nhà băng vay và ngân hàng phải trả tiền lời vào các tài khoản của khách hàng. Khi các ngân hàng trung tâm hạ lãi suất xuống thấp thì họ đã gián tiếp cướp đoạt tài sản của quần chúng (vì mặc dầu các chính phủ cho đó là cách để giúp thương nhân vay vốn làm ăn, nhưng trong thực tế các ngân hàng không bao giờ cho vay với lãi suất thấp như vậy. Chẳng hạn như tại Hoa-kỳ, khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang hạ lãi suất cho vay vốn xuống chỉ còn 0.25% trong các năm qua thì khi thương nhân vay tiền ngân hàng để kinh doanh họ phải mượn với mức lãi suất thấp nhất là 4.5%, còn các ngân hàng thì chỉ trả tiền lời vào các tài khoảng tiết kiệm có 0.25% mà thôi). Bằng chính sách như vậy các chính phủ chỉ làm lợi cho giới tài phiệt ngân hàng, còn người dân thì bị thua thiệt. Chính vì lẽ đó mà sau nhiều năm cố gắng hạ mức tiền lời xuống thật thấp để kích thích thị trường phát triển thì họ vẫn thất bại, mà khoảng cách giữa người nghèo và kẻ giàu càng ngày càng cách biệt hơn. Tại Hoa-kỳ thì Obama lại dùng hiện trạng đó để vận động cho kế hoạch áp dụng chính sách lấy của người giàu chia cho người nghèo, nhưng thực chất là để bỏ túi các chính khách và đảng phái của họ.

Trở lại với tình hình kinh tế tại Nhật, thì chính sách NIRP của tổng giám đốc Ngân hàng trung ương Nhật bản (Bank of Japan) Haruhiko Kuroda chỉ đem lại phản ứng trái ngược. Họ tưởng rằng với chính sách lấy lãi từ các tài khoản của người dân thì quần chúng sẽ bị bắt buột rút tiền ra để tiêu xài và nhờ đó kích thích kinh tế trong nước; nhưng trái lại dân chúng lại rút tiền để cất dấu. Phản ứng đó làm cho các ngân hàng bị hụt vốn và giới lãnh đạo bị bắt buột phải in thêm tiền mặt để cứu các ngân hàng, trực tiếp làm cho giá trị đồng bạc quốc gia bị mất giá và nền kinh tế tiếp tục suy thoái thêm. Để duy trì chính sách sai lầm đó đồng thời để đối phó với việc dân chúng rút tiền mặt ra khỏi các ngân hàng quá nhiều, các chính phủ sẽ áp dụng thêm chính sách xã hội không có tiền mặt để bắt buột người dân chỉ được dùng thẻ tín dụng mà thôi. Chính sách nầy đã được chính phủ Thụy điển áp dụng vào cuối năm trước.

Theo các nguồn tin từ Nhật bản thì hiện nay dân chúng xứ Phù Tang đã kéo nhau đi mua các két sắt an toàn để cất giữ tiền mặt tại nhà. Đối với họ cách nầy là tốt nhất vì tiền dành dụm của họ không bị các ngân hàng khấu trừ tiền lời. Tại các cửa hiệu chuyên dụng trong cả thủ đô Tokyo các két sắt cá nhân loại $700 đô-la một cái đã được bán hết từ mấy ngày trước và những khách mua còn lại bắt buột phải đợi hơn một tháng nữa mới có hàng mới. Chẳng những vậy thôi người dân Nhật bản còn đối phó với chính sách NIRP bằng cách là mua các loại ngoại tệ an toàn với số lượng lớn, chẳng hạn như mua giấy bạc 1000 franc của Thụy sĩ (hối suất của CHFJPY hiện nay là 113.003, và 1000 franc tương đương với hơn 100,000 yen Nhật bản). Trong khi đó tại Thụy sĩ nhu cầu về tờ giấy bạc 1000 franc đã tăng 17% kể từ lúc Ngân hàng trung ương nước nầy (Swiss National Bank - SNB) áp dụng chính sách NIRP.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *