CHIẾN TRANH LẠNH VỀ KINH TẾ
Ngày thứ Ba 12 tháng Chạp vừa qua đại diện Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF – International Monetary Fund) đã quyết định tiếp tục cho Ukraine vay nợ để có thể duy trì hoạt động trong nước và viện trợ cho cuộc chiến giành lại vùng Crimea bị lực lượng thân Nga-sô chiếm đóng trong hơn một năm qua. Chính phủ của tổng thống Porochenko tuyên bố không trả lại cho Nga-sô món nợ 3 tỷ đô-la mà Ukaine đã vay trước đây. Theo như luật lệ của IMF từ ngày mới thành lập vào năm 1947 thì Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế sẽ không cho bất cứ nước nào vay nếu còn mắc nợ một quốc khác, nhưng mặc dầu Ukraine còn nợ Nga-sô và quyết định không trả vì cớ vấn đề tranh chấp tại Crimea thì IMF vẫn phá bỏ lệ luật để cho vay tiếp tục và phát ngôn nhân của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, ông Gerry Rice, đã giải thích rằng đạo luật trên chỉ áp dụng cho các món nợ được vay nguyên thủy bằng đồng đô-la Mỹ mà thôi. Trong trường hợp của Ukraine thì món nợ được vay trước đây theo giá trị của đồng ruble (đồng bạc Nga) nên vì thế không được hưởng quy chế ấy. Theo các quan sát viên trên thế giới thì vấn đề nầy có thể mở màng cho cuộc Chiến Tranh Lạnh (Cold War) về kinh tế. Trong tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay, khi các quốc gia cần vay mượn nợ để duy trì hoạt động trong nước, thì việc trốn bỏ món nợ đã vay của Trung cộng (bằng đồng nhân dân tệ) và của Nga-sô (bằng đồng ruble) để xoay sang mượn nợ của IMF mà không phải sợ gặp khó khăn thì sẽ có nhiều nước thử làm như vậy. Hiện tại có một số quốc gia Nam Mỹ (chẳng hạn như Peru) và Phi châu (như Nigeria) đang mắc nợ Trung cộng. Chính phủ các quốc gia nầy có thể vì lời tuyên bố của IMF mà trốn nợ, dùng ngân sách đáng lẽ trả nợ nầy để xoay sang mượn món nợ khác. Ngoài ra Trung cộng và Nga-sô, sau khi đã lập được quỹ tiền tệ BRICS (tên viết tắt của các nước Brazil, Russia, India, China, South Africa) có thể sẽ trả đủa bằng cách tương tự, là khuyến khích các nước mắc nợ đồng đô-la chuyển sang vay đồng tiền của họ. Bằng cách tuyên bố như trên IMF đã trực tiếp ra mặt chia rẽ sự thống nhất của nền kinh tế thế giới trong những thập niên vừa qua thành hai khối, một bên là đồng đô-la Mỹ và một bên là đồng bạc hiện hành của Nga-sô và Trung cộng.