CHIẾN TRANH DẦU HỎA THẾ KỶ THỨ 21 (p. 3)

Về phương diện chính trị Saudi Arabia thuộc nhóm Hồi giáo Sunni, còn Iran thì lại thuộc về nhóm Hồi giáo Shiite. Hai nhóm nầy không thể nào hòa hợp được với nhau và nhóm nào cũng lên án nhóm kia là tà giáo, đáng phải bị tiêu diệt nếu không chịu cải đạo. Trong những tháng gần nay sự đối đầu của hai nước càng ngày càng rõ rệt, nhất là trong cuộc nội chiến tại Syria, khi Saudi Arabia ủng hộ bọn khủng bố Isis (thuộc nhóm Sunni) và Iran giúp đỡ cho chính quyền Assad (nghiêng về nhóm Shiite). Mấy tuần trước Saudi Arabia đã cho tử hình một thầy cả đạo Hồi và 46 người khác thuộc nhóm Shiite với tội danh là khích động quần chúng chống chính phủ Riyadh. Ðược tin nầy dân Iran đã xuống đường biểu tình và tấn công tòa đại sứ Saudi Arabia tại thủ đô Tehran. Ðể trả đủa chính quyền Riyadh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran và kêu gọi các quốc gia trong khu vực thuộc nhóm Sunni làm theo giống như vậy. Vì ảnh hưởng chính trị lớn của Saudi Arabia nên chính phủ các nước trong vùng nghe theo, nhưng chỉ ở mức độ lập lững, riêng Bahrain thì thực hiện đến nơi đến chốn bằng việc đoạn giao với Iran.

Theo các quan sát viên thì với hình hình nầy, nếu không có cách hòa giải ổn thỏa, sẽ dẫn đến sự đối đầu quân sự giữa hai nước. Nếu chiến cuộc nổ ra thì giá xăng dầu có thể tăng vọt lên qua khỏi mức $100 đô-la một thùng. Saudi Arabia, dầu là đồng minh của Mỹ trong nhiều thập niên, nhưng sau khi Hoa-kỳ nới lõng lệnh cấm vận đối với Iran và cho phép chính quyền Tehran được tự do bán dầu thô ra thị trường thế giới, thì mối liên hệ giữa Riyadh và Washington đã có phần nào thay đổi, nhất là khi vì áp lực của thế giới chính phủ của Obama bắt đầu chính thức ném bom Isis chớ không làm cầm chừng như trước đây nữa.

Ngày hôm nay giá dầu thô tiếp tục giãm, xuống đến mức $27.92 đô-la một thùng. Trong vòng 18 tháng qua, giá dầu thô đã giãm hơn 70% so với lúc cao nhất (gần $120.00 đô-la một thùng). Với sự mất giá như vậy, nhiều công ty dầu hỏa cỡ nhỏ đã phải đóng cửa. Theo các số liệu công bố thì từ cuối năm 2015 đến nay tại Bắc Mỹ (bao gồm Hoa-kỳ và Canada) đã có 42 công ty dầu hỏa bị phá sản và hơn 130,000 công nhân viên chức thuộc nghành công nghiệp nầy phải mất việc. Báo chí cho biết giá xăng trong nội địa Hoa-kỳ đã giãm nhiều. khoảng $1.75 đến $1.86 đô-la một gallon. Vào ngày thứ Hai vừa qua, giá xăng tại một vài nơi trong tiểu bang Michigan có lúc chỉ còn $0.46 đô-la một gallon. Nhưng tình hình nầy chưa phải là ngừng lại tại đây. Sau khi lệnh cấm vận Iran được bãi bỏ vào đầu tuần nầy thì chính quyền Tehran cho biết là họ chuẩn bị bán dầu thô vào thị trường thế giới để bù lại những năm không được sản xuất và sản lượng ban đầu sẽ là 500 ngàn thùng dầu một ngày. Giới quan sát cho biếtb là chẳng bao lâu thì tình trạng dư thừa nhiên liệu sẽ trở thành nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó thì Saudi Arabia và các quốc gia sản xuất dầu hỏa trong khối OPEC lại không muốn giãm bớt mức sản xuất dầu thô, trái lại họ càng gia tăng sản lượnh nhiều hơn nữa. Nguyên nhân cũng dễ hiểu, là với giá dầu thô quá thấp như thế nầy thì họ cần phải bán nhiều hơn mới đủ chi phí cho nền kinh tế quốc gia. Các nước sản xuất dầu hỏa thường không có một nghành công nghiệp nào khác để nâng đỡ nền kinh tế trong nước nên họ chỉ còn biết trông cậy vào lợi nhuận của việc sản xuất dầu thô. Nếu trước đây với một thùng dầu họ có thể thu được gần $120 đô-la, thì nay họ phải bán gần 6 thùng mới thu được cùng một mức lợi tức như vậy. Ðó là nguyên nhân mà tại sao các nước xuất cảng dầu thô không thể giãm bớt mức sản xuất.

Riêng với Saudi Arabia, mặc dầu trước khi bắt đầu cuộc chiến dầu hỏa thế kỷ thứ 21 chính quyền Riyadh có hơn 900 tỷ đô-la dự trữ, nhưng sau những chi phí dùng để thành lập và tài trợ các nhóm khủng bố Hồi giáo trong khu vực, nhất là sau khi tham gia vào cuộc chiến tại Yemen để ủng hộ dân Sunni đối phó với dân thiểu số Houthis, Saudi Arabia liền gặp khó khăn về tài chính. Hơn nữa, vì đồng tiền của Saudi được nối kết với đồng đô-la nên khi đồng tiền Mỹ tăng cao như hiện nay thì Riyadh bắt buột phải sử dụng số ngoại tệ dự trữ để nâng giá đồng bạc của quốc gia lên theo. Vì nguồn tài chánh dự trữ bị hao hụt nhiều, chính quyền Riyadh bắt buột phải cắt giãm ngân sách trợ cấp xã hội, vốn được dùng như một thứ thuốc mê ru ngủ nhân dân trong nước để họ chấp nhận sự cầm quyền của dòng họ Saudi. Nhưng bây giờ khi dân Ả-rập lộ vẽ chống đối chính quyền vì sinh hoạt đời sống của họ xuống thấp, thì chính quyền Riyadh không còn cách nào khác là tăng mức sản xuất dầu thô để bán ra thị trường hầu làm đầy trở lại kho dự trữ ngoại tệ của họ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *