CHIẾN TRANH DẦU HỎA THẾ KỶ THỨ 21 (p.2)

Khoảng một thập niên gần đây, khi kỷ thuật chấn động tạo nứt (fracking) được áp dụng trong việc khai thác các mỏ dầu thì số lượng dầu thô sản xuất tại Mỹ lần hồi được gia tăng và mức độ đầu tư vào việc khai thác dầu trở nên phổ biến. Chính vì lẽ đó mà một số nước bắt đầu suy nghĩ đến triển vọng giảm bớt sự phụ thuộc nhiên liệu vào Saudi Arabia, trong đó có nghành công nghiệp dầu hỏa của Hoa-kỳ. Dầu vậy, đây chỉ là quan điểm của tư nhân và quần chúng trong nước, riêng chính phủ Hoa-kỳ thì vẫn tiếp tục mối quan hệ với Saudi Arabia như trước.

Trước nguy cơ bị mất dần ảnh hưởng trên chính trường thế giới Saudi Arabia bèn bắt đầu các kế hoạch duy trì và củng cố địa vị của họ. Một mặt chính quyền Riyadh cung cấp tiền bạc và vũ khí để thành lập các nhóm Hồi giáo cực đoan với mục đích gây xáo trộn an ninh khắp nơi nhằm chuyển hướng chú ý của thế giới từ phương diện kinh tế sang phòng chống khủng bố; một mặt tăng mức sản xuất dầu để giảm giá dầu thô trên thị trường nhằm tiêu diệt các công ty fracking. Vì kế hoạch nầy mà giá dầu thô đã giảm sút một cách đáng kể, từ hơn $100 đô-la/thùng giảm xuống còn $32.50 đô-la/thùng vào những ngày trước Giáng Sinh. Hiện nay giá đầu thô đang xuống thấp hơn nữa, ở mức $28 đô-la một thùng. Mặc dầu kế hoạch cạnh tranh của Saudi Arabia có thể làm thiệt hại đến các công ty dầu mỏ của Hoa-kỳ, nhưng chính phủ Obama lại ủng hộ. Lý do là vì Obama nghiêng về phía những kẻ theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường và trong quan điểm của họ thì giãm bớt việc sử dụng dầu hỏa và thay vào đó bằng năng lượng mặt trời là điều đáng nên làm, vì vậy mà sau khi John Kerry, người thay thế bà Hillary để làm tổng thư ký quốc gia (Secretary of State) sang thăm Riyadh vào mùa hè 2015 thì chính phủ Saudi Arabia tăng mức sản xuất dầu thô lên mạnh hơn nữa. Thật ra sự việc nầy cũng nằm trong kế hoạch của Hoa-kỳ muốn trừng phạt Nga-sô về việc chiếm lấy vùng Crimea của Ukraine. Nguồn thu nhập chính của Nga-sô là xuất cảng dầu hỏa và khí đốt tự nhiên sang các nước châu Âu (cả Ðông Âu và Tây Âu). Trước đây mỗi một lần có sự bất đồng với các nước châu Âu, nhất là với những quốc gia từng nằm trong vòng kềm chế của Liên bang Xô viết thì Nga đều dùng dầu hỏa và khí đốt như là một thứ vũ khí để uy hiếp. Các nước Tây phương và Hoa-kỳ nhận biết điều đó nên muốn dùng Riyadh như ngọn roi trừng phạt Nga-sô. Chính vì vậy mà Saudi Arabia đã tăng sản lượng dầu thô bán ra trên thế giới để tạo nên tình trạng dư thừa nhiên liệu và làm giảm giá trên thị trường, làm ảnh hưởng đến thu nhập quốc gia của Nga-sô. Nói theo ngôn từ dân gian thì kế hoạch nầy là một mũi tên mà bắn được hai mục tiêu. Một điều đáng nói là nó lại thành công. Hiện nay tại nội địa Hoa-kỳ số lượng các công ty dầu hỏa bị phá sản ngày một tăng vì không chịu nổi mức thiệt hại do giá dầu xuống thấp, còn tại Nga-sô thì đồng ruble cũng mất giá và kinh tế trong nước bị khủng hoảng.

Ngoài ra chính phủ Obama và đồng minh cũng dùng Saudi Arabia để thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế tại châu Âu. Sau khi đã đánh đổ được chế độ độc tài của Saddam Hussein tại Iraq thì Hoa-kỳ có ảnh hưởng lớn đối với chính phủ Baghdad và muốn xây dựng các ống dẫn dầu từ miền Bắc Iraq (nơi có các mỏ dầu lớn) sang châu Âu, để nhờ đó có nguồn nhiên liệu rẻ hơn so với việc vận chuyển bằng tàu thủy như từ trước tới nay và cũng có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga-sô. Nhưng cản trở chính của kế hoạch nầy lại là chính quyền của tổng thống Assad, vốn thân Nga và chịu ảnh hưởng của Iran. Hoa-kỳ bèn dùng Saudi Arabia để thành lập các nhóm chống đối nhằm lật đổ chính quyền tại Damas. Nhưng Obama không ngờ là các nhóm Hồi giáo chống đối Assad lại trở nên các phần tử quá khích và chuyển hướng để chống lại cả Hoa-kỳ, như đám Isis và al-Nusra. Ban đầu nội các của Obama không những làm ngơ mà còn ngấm ngầm ủng hộ chúng về vũ khí, trong khi đó thì Saudi Arabia và các đồng minh Hồi giáo Sunni cung cấp tiền bạc và nhân lực. Nhưng khi các tài liệu mật của CIA bị lấy trộm và được công bố trên báo chí về việc chính quyền Obama thành lập và nuôi dưỡng bọn khủng bố thì Obama thay đổi thái độ, muốn diệt đám khủng bố Hồi giáo mà trước đây họ đã từng ủng hộ, nhằm để xóa dấu tích với thế giới. Trớ trêu một điều là ý muốn nầy của Obama lại không được Saudi Arabia chấp nhận.

(còn tiếp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *