CHÊNH LỆCH TRONG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA-KỲ
Sản lượng xuất khẩu của Hoa-kỳ suy giảm trầm trọng trong 2 lần khủng hoảng kinh tế vào năm 2001 và 2008. Bắt đầu từ năm 2014 mức xuất khẩu của Mỹ lại giảm lần nữa và cho đến ngày hôm nay thì còn trầm trọng nhiều hơn năm 2015. Theo các báo cáo kinh tế thì trong tháng Giêng vừa qua sản lượng xuất khẩu của Hoa-kỳ giảm nhiều nhất, ngang bằng thời gian của 5 năm rưỡi về trước. Trong khi đó thì lượng nhập khẩu vào nội địa cứ ngày một tăng, vì vậy có sự mất thăng bằng giữa xuất và nhập (mà các chuyên gia kinh tế gọi là mức thất thu (khoảng cách) giữa xuất nhập khẩu – import export gap). Vào tháng Chạp năm ngoái thì khoảng cách nầy là $44.7 tỷ dollars. Trong tháng Hai vừa qua thì mức thất thu trong xuất nhập khẩu là $45.7 billions. Với tình hình kinh tế như vậy mà không có một chính khách nào của Hoa-kỳ đưa ra được phương pháp khả dĩ phục hồi nền thương mại trong nước để tăng lượng xuất khẩu. Tất cả những kẻ đang cầm quyền tại Hoa-kỳ hiện nay đều là những chính trị gia chuyên nghiệp, không biết gì khác hơn là tranh đấu, lừa dối để củng cố địa vị quyền lực. Chính vì lẽ đó trong gần hai thập niên qua nghành công nghiệp Hoa-kỳ đã có hàng chục ngàn xí nghiệp phải đóng cửa, mấy chục triệu công nhân bị sa thải. Trái lại, cũng trong thời gian ấy Trung cộng trở thành quốc gia xuất khẩu đứng hàng thứ nhất trên thế giới, vượt qua cả Hoa-kỳ và Nhật bản. Nếu tính trung bình thì sự thua sút của Mỹ trong việc cạnh tranh trong xuất nhập khẩu với Trung cộng đã làm cho mỗi một công dân từ 18 tuổi trở lên bị mất khoảng $218 dollar lợi tức mỗi một năm. Nhưng để tiếp tục giữ địa vị quyền lực, các chính trị gia tìm mọi cách để che dấu hoặc ngụy trang bộ mặt kinh tế trong nước, nhưng dưới cái bình phong giả tạo đó, sự phồn vinh của Hoa-kỳ chỉ là sự giả dối mà thôi. Chính vì lẽ đó mà theo sự thăm dò hàng tháng của đại học Michigan về mức độ tư tin của người dân Hoa-kỳ đối với nên kinh tế trong nước thì ngày 3/18 vừa qua chỉ số nầy đã giảm xuống đến 90, mức thấp nhất so với 5 tháng trước.