CÁCH ÐỐI PHÓ VỚI BỌN KHỦNG BỐ HỒI GIÁO

Chín tháng sau ngày bọn khủng bố Hồi giáo tàn sát gần 150 sinh viên Cơ-đốc-giáo tại trường Ðại học Garissa và làm bị thương hơn 79 học sinh khác thì trường đã được sửa sang và mở cửa trở lại. Ðây là vụ tàn sát lớn nhất kể từ năm 1998 tại Kenya, khi bọn khủng bố Hồi giáo đặt bom tại tòa đại sứ Hoa-kỳ ở thủ đô Nairobi. Bọn Hồi giáo thường viện cớ rằng đó là những hành động trả thù vì Tây phương đã dội bom giết hại người dân của chúng, nhưng đây chỉ là những lời gian dối. Trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào thì cũng có thường dân tử nạn vì bị lạc đạn. Rất hiếm những trường hợp các chính phủ Tây phương táo tợn đến nỗi dội bom giết hại dân lành một cách mù quáng. Nhưng bọn Hồi giáo thì giết người tại trường học, nơi mà chỉ có giáo viên và học sinh không trang bị vũ khí, giết hại người dân đang đi mua sắm tại các siêu thị, hoặc các nơi thị tứ. Vậy mà đi đâu chúng cũng rêu rao rằng đây là một tôn giáo hòa bình. Chỉ có các chính khách tham những nhận tiền của Hồi giáo và giới trí thức bưng tai bị mắt mới tin vào các lời tuyên truyền ấy mà thôi.

Tại Ấn độ, các tổ chức quan sát sự bắt bớ tôn giáo đã đưa tin rằng có 15 tín đồ Thiên Chúa giáo tại bang Karnataka bị đám đông tín đồ Ấn độ giáo hành hung khi họ ăn mừng trong đêm giao thừa của năm mới 2016 mà không hề vì bất cứ một lý do nào. Chính quyền địa phương đã đến can thiệp nhưng cấm không cho các tín đồ Thiên Chúa giáo được nói về niềm tin của họ và mỗi một sinh hoạt liên quan đến tôn giáo, dù lớn dù mhỏ đều phải xin phép với chính quyền, mặc dầu người Ấn độ giáo hoàn toàn không bị ràng buộc bởi các cấm lệnh đó. Người ta cho biết rằng không những tại các nước Hồi giáo không có sự tự do tín ngưỡng mà tại Ấn-độ cũng giống như vậy. Nhưng khi di dân sang các nước Tây phương, đặc biệt là tại Hoa-kỳ thì họ luôn luôn đòi hỏi phải tôn trọng tín ngưỡng của họ và phải được quyền bình đẳng tôn giáo. Thế mới biết khi Cơ-đốc-nhân thực hiện tinh thần yêu thương thì những kẻ vô lý trong đời nầy lợi dụng để tìm cách lấn lướt con dân Chúa là thế nào.

Vì vậy đối với dân tộc Do-thái, việc sống giữa một biển người Hồi giáo đã làm cho chính phủ Tel-Aviv rất dứt khoát trong vấn đề đối phó với những kẻ thuộc về tôn giáo ấy. Chúng ta biết rằng luật pháp Cựu ước (trước khi Ðức Chúa Jêsus giáng sinh) đã cho phép người Do-thái áp dụng nguyên tắc mắt đền mắt, răng đền răng đối với những kẻ phạm tội. Thế nên khi đối phó với bọn khủng bố Hồi giáo chính phủ Do-thái đã áp dụng triệt để phương pháp nầy và đã thành công đối với chúng kể từ ngày về lập quốc vào năm 1947. Theo phóng viên Jurgen Todenhofer, cựu thành viên quốc hội Ðức, người đã từng bị bọn khủng bố Isis giam giữ trong 10 ngày, thì chúng chỉ sợ có mỗi một nước Do-thái mà thôi. Sau khi được trả tự do, người phóng viên nầy đã tường thuật lại nhiều điều biết được trong những ngày bị bắt giữ, nhưng có một điều làm cho chúng ta phải để ý. Ông Todenhofer cho biết là bọn khủng bố không sợ các cuộc ném bom của Tây phương và thường tỏ ý khinh dễ quân đội của các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ðức, ngay cả Nga-sô. Nhưng trên toàn thế giới bọn chúng chỉ thật sự sợ có một nước mà thôi, đó là nước Do-thái. Ấy là vì người Do-thái biết nếu họ chỉ cần nhượng bộ một lần, một bước, thì sự tồn vong của quốc gia sẽ giống như chỉ mành treo chuông. Vì thế mà người Do-thái rất cương quyết trong những lần đối đầu với Hồi giáo và cách trả đủa của người Do-thái cũng rất dứt khoát, không một chút thương xót hoặc nhân nhượng. Ðó mới là cách đối phó hiệu quả với những kẻ tàn bạo như bọn khủng bố Hồi giáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *