CÁC NƯỚC CHÂU ÂU ÐÓNG CỬA BIÊN GIỚI
Kế hoạch Hồi giáo hóa của các kẻ lãnh đạo Cộng đồng chung châu Âu đã thất bại khi phản ứng của dân chúng ngày càng cứng rắn hơn. Khi cố tình nhập cư hơn 2 triệu người Hồi giáo vào châu Âu mà không kiểm tra lý lịch rõ ràng, các chính trị gia cao cấp của các nước châu Âu, nhất là thủ tướng Merkel của Ðức, đã hy vọng tạo ra sự phân hóa xã hội để dễ dàng thực hiện chính sách một quốc gia cho toàn thế giới mà bước đầu là áp dụng tại Tây Âu. Nhưng sau những cuộc biểu tình và đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và dân chúng bị phẩn uất vì chính quyền làm ngơ cho đám di dân đạo Hồi lộng hành trong việc tấn cống, hãm hiếp và giết hại người da trắng, và nhất là khi hơn 60% dân chúng Ðức muốn thủ tướng của họ từ nhiệm hoặc nếu không sẽ có nội chiến, thì các chính khách mù quáng của các nước châu Âu vội vã tìm biện pháp để giải quyết nhằm xoa dịu quần chúng (nhưng chủ tâm là muốn giữ địa vị của họ).
Kể từ khi khối Cộng đồng chung châu Âu được thành lập và vấn đề biên giới giữa 26 quốc gia tại đấy được bãi bỏ vào năm 1985 (đạo luật Schengen) thì người dân các nước có thể qua lại và cư ngụ tự do tại bất cứ vùng đất nào thuộc trong khối Cộng đồng. Nhưng hiện nay với làn sóng nhập cư ào ạt của dân Hồi giáo tỵ nạn chiến tranh và tình hình bất ổn trong xã hội do họ gây ra, nhất là đứng trước áp lực của quần chúng và triển vọng nổi dậy của các nhóm quốc gia cực đoan (giống như đảng Quốc xã ngày trước của Hitler) thì lãnh đạo các nước bắt đầu cho áp dụng việc xét sổ thông hành (passport) tại các biên giới. Kế hoạch nầy dự trù chỉ thực hiện trong vòng 2 năm mà thôi. Nhưng các quan sát viên quốc tế nhận định rằng với hơn 2 triệu di dân Hồi giáo mà nhiều kẻ trong số họ hoàn toàn không có giấy tùy thân thì kế hoạch nầy chắc chắn sẽ kéo dài lâu hơn nữa. Ngoài ra quốc hội của các nước, nhất là các quốc gia thuộc khối Ðông Âu cũ đã bắt đầu dựng lại đường biên giới và tăng cường lực lượng biên phòng. Nước Hungary đã cho lập hàng rào kẽm gai dọc đường biên giới vào tháng 11 năm 2015 và cảnh sát biên phòng của họ đã đụng độ với đám di dân Hồi giáo hiếu chiến muốn nhập cư để tìm đường sang Ðức. Bây giờ thì Áo cũng có dự định phong tỏa đường biên giới, đó là theo lời phát biểu của ngoại trưởng Sebastian Kurz vào sáng ngày hôm nay. Ngoài ra Ðan Mạch, Pháp, Ðức, Na-uy và Thụy điển cũng bắt đầu áp dụng kế hoạch nầy. Dầu vậy giới chính trị gia cũng muốn làm vừa lòng đám dân đạo Hồi nên đã hứa sẽ trả cho mỗi đầu người 500 Euro nếu đồng ý để trở lại quê quán của họ. Sự hào phóng của những kẻ lãnh đạo thật chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì không một người nào trong số họ phải bỏ tiền túi riêng, mà cứ thoải mái lấy tiền thuế của dân để làm mát lòng đám Hồi giáo.